Khái niệm ngữ cảnh

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 29 - 30)

Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Nói cách khác, trong hoạt động giao tiếp, trừ diễn ngôn, trừ các quy tắc mà nhờ đó ta tạo ra và tiếp nhận diễn ngơn, những cái cịn lại gọi là ngữ cảnh.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2009 gọi ngữ cảnh là văn cảnh. Ngữ cảnh (văn cảnh)

là "một đoạn tương đối hoàn chỉnh của lời nói hoặc lời viết, một vùng ngôn ngữ bao quanh tác phẩm hoặc một bộ phận tác phẩm, trong đó nghĩa và ý nghĩa mỗi từ, mỗi câu được biểu lộ chính xác nhất".

Như vậy, tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau mà ta có các hiểu biết tiền giả định về các phát ngơn khác nhau. Có thể nói, ngữ cảnh giúp người nghe, người đọc hiểu được một cách sâu sắc các phát ngôn trong cuộc giao tiếp.

Chẳng hạn, nếu đột nhiên nghe được câu: "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?", ta sẽ khơng hiểu câu trên là lời của ai nói với ai, đó là những

người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao, câu đó được nói ở đâu, lúc nào, họ trong câu nói chỉ ai,...Vì thế khơng một ai có thể trả lời được những

câu hỏi trên. Nhưng nếu ta đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) thì

ai cũng có thể trả lời được những câu hỏi trên:

- Câu nói đó là của chị Tí, người bán hàng nước. Chị Tí nói với những người bạn nghèo của chị: chị em Liên, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm…

- Chị Tí nói câu đó ở phố huyện nhỏ, vào một buổi tối, trong lúc mọi người đều đang chờ khách.

- Họ ở đây là mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ…hay vào hàng chị uống nước chè tươi và hút thuốc lào…

Như vậy, ngữ cảnh đã giúp cho người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, cịn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được lời nói một cách thấu đáo và sâu sắc nhất.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)