Câu không được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏ

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 61 - 64)

c. Phân loại tiền giả định

2.2.3.Câu không được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏ

Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi và một số chức năng khác như: dùng để cầu khiến, để khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ thái độ… Một trong những dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn là thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng với chức năng phụ thì có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng. Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, hầu hết các câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, cụ thể là 1.387/1.410 trường hợp, chiếm xấp xỉ 98,4%. Chỉ có một số ít trường hợp câu nghi vấn không được kết thúc bằng dấu chấm hỏi mà bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than, cụ thể là 23 lượt, chiếm xấp xỉ 1,6% trong tổng số 1.410 câu nghi vấn được sử dụng. Dưới đây là một số ví dụ về câu nghi vấn khơng được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi:

Ví dụ (30): Vì vậy, Lê Văn Tầm cũng hỏi:

- Ngài cho biết ý kiến của ngài đối với cuốn sách ấy.

[16, 259] Ví dụ (31): Bà Trùm đứng dậy, càu nhàu:

- Bác ấy có vào đâu nào! Chồng chứ ai mà thẹn!

[13, 10]

Phát ngôn của nhân vật Lê Văn Tầm ở ví dụ 30 là một câu nghi vấn. Câu này được dùng để đề nghị Việt Sỹ cho biết ý kiến của ông ta về cuốn sách Mịt Mù. Câu nghi vấn này không được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi mà bằng dấu chấm.

Ví dụ 31 có hai câu nghi vấn nằm trong phát ngôn của nhân vật bà Trùm. Cả hai câu đều được dùng để bộc lộ thái độ khó chịu của người nói nên dù là câu nghi vấn nhưng nó khơng được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi mà đều được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm than.

Như vậy, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có khi khơng được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Đối với những trường hợp này, người đọc phải dựa vào các dấu hiệu như: từ ngữ chuyên dụng, mơ hình cấu trúc đặc trưng hoặc ngữ điệu để nhận biết câu có hình thức nghi vấn.

2.3. Tiểu kết

Nghiên cứu chương này, luận văn đã tiến hành phân loại câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan dựa vào cấu tạo ngữ pháp của câu và dựa vào các dấu hiệu đặc thù.

Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu, chúng tơi nhận thấy, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đã tồn tại dưới những dạng cấu tạo là câu đơn, câu phức hoặc câu ghép.

Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường được nhận diện bởi các dấu hiệu đặc thù. Dựa vào các dấu hiệu đặc thù có thể phân loại câu có hình thức nghi vấảctong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thành các loại: Câu có chứa các từ ngữ chuyên dụng kết hợp với dấu chấm hỏi, câu có chứa các mơ hình cấu trúc đặc trưng kết hợp với dấu chấm hỏi, câu có chứa ngữ điệu kết hợp với dấu chấm hỏi, câu không được đánh dấu kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Các dạng cấu tạo và các dấu hiệu nhận biết của câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan chính là một trong những căn cứ để người đọc tìm hiểu dụng ý nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm trong sáng tác của mình.

Chƣơng 3

Câu có hình thức nghi vấn trong t¸c phÈm cđa ngun cơng hoan nhìn từ bình diện dụng học

Chương này tìm hiểu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan về bốn phương diện sau:

- Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phân loại theo đích ngơn trung.

- Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phân loại theo chủ ngôn.

- Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phân loại theo vị trí, chức năng trong hội thoại.

- Hiệu quả sử dụng câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 61 - 64)