c. Phân loại tiền giả định
3.2.1. Câu có hình thức nghi vấn có chủ ngôn là tác giả
Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn lấy những chuyện đáng cười, đáng khinh trong xã hội cũ làm đề tài. Vì thế, trong bất cứ tác phẩm nào, nhà văn cũng bày tỏ thái độ của mình một cách kín đáo và sâu sắc về những sự vật, đối tượng được nói tới. Đó có thể là thái độ cảm thơng, thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ, dưới đáy xã hội; có thể là thái độ trân trọng, kính phục những con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đấu tranh đến cùng để bảo vệ nhân phẩm của mình; có thể là thái độ khinh bỉ, căm phẫn đối với bọn tham quan ra sức hà hiếp, bóc lột người dân, những kẻ sống vơ tâm, đạo đức giả... Đa số những tác phẩm bộc lộ rõ điều này sử dụng câu có hình thức nghi vấn với chủ ngôn là tác giả. Theo thống kê của chúng tơi, câu có hình thức câu nghi vấn có chủ ngơn là tác giả được sử dụng 376 lượt, chiếm xấp xỉ 26,7% trong tổng số 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Ví dụ 27 và 28 dưới đây là những ví dụ về câu nghi vấn có chủ ngơn là tác giả:
Ví dụ (27): Bởi vậy, nó phải đi ăn mày. Nhưng ai biết bề trong nó bệnh
tật như thế? Người ta tiếc nó. Trước mặt nó, người ta cho bà lão lồ một đồng
trinh, người ta cho thằng bé cụt một đồng xu. Mà nó thì kêu rã bọt mép, chẳng được tí gì cả.
[16, 169]
Ví dụ (28): Một người như thế, ai chẳng kính nể?
Thế mà một buổi sáng về mùa đông người ta thấy hàng phố xúm đông xúm đỏ trước nhà bà, kiễng chân, há mồm, cố dịm vào. Ơng đội sếp vụt lia lịa.
Hai ví dụ trên đều sử dụng câu có hình thức nghi vấn có chủ ngơn là tác giả. Ở ví dụ 27, phát ngơn: "Nhưng ai biết bề trong nó bệnh tật như thế?" là
hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ thái độ. Thơng qua câu có hình thức nghi vấn này, tác giả bộc lộ thái độ phê phán, mỉa mai trước sự vô tâm, tàn nhẫn của người đời đối với thằng bé ăn xin bề ngoài lành lặn, bên trong bệnh tật. Đồng thời đó cũng là thái độ cảm thơng, thương xót của nhà văn đối với thằng bé. Còn ở ví dụ 28 là thái độ khinh bỉ, coi thường của tác giả đối với một người phụ nữ được xã hội coi là phúc hậu, hiền từ nhưng thực chất là con người không hề "chân tu" và rất nhiều thủ đoạn. Thái độ gián tiếp này của tác giả được thể hiện trực tiếp qua câu có hình thức nghi vấn "Một người như thế, ai chẳng kính nể?".