Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 39 - 43)

c. Phân loại tiền giả định

2.1.1.Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn

Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn được sử dụng với số lượng lớn. Trong tổng số 1.410 lượt sử dụng câu có hình thức nghi vấn, có tới 785 trường hợp sử dụng thuộc loại câu đơn chiếm xấp xỉ 55,7%. Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn được Nguyễn Cơng Hoan sử dụng có thể là câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt cũng có thể là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt. Trong số 785 lượt sử dụng câu có hình thức nghi vấn là câu đơn thì có 563 trường hợp là câu đơn có đầy đủ thành phần nịng cốt và 222 lượt sử dụng là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt.

a. Câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt

Đây là loại câu có một cụm chủ - vị, cịn gọi là câu đơn hai thành phần. Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn là câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt được nhà văn sử dụng khá phổ biến, như đã

nói ở trên có 563 trường hợp sử dụng câu thuộc loại này, chiếm xấp xỉ 39,9% tổng số 1.410 câu nghi vấn được sử dụng. Xin dẫn ra đây một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ (1): Nguyệt thở dài, Bắc mở bọc, lấy ra nào rượu bổ, nào sữa bò, nào vú cao su.

- Con có cứng cáp khơng? Mợ có nhiều sữa khơng?

- n cho tơi nằm nghỉ.

- Cho tơi bế con một tí, nó giống tơi hay giống mợ? - Im cho nó nằm.

- Ơ hay! Mợ giận tơi đấy à?

[16, 33]

Ví dụ (2): Ơng cụ càng ngờ là cháu nói cạnh, bèn hỏi: - Anh mắng ai?

- Những đứa kia đấy ạ.

- Những đứa kia là đứa nào? Anh đừng láo!

[16, 154]

Hai ví dụ trên đều có câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt. Ví dụ 1 là cuộc đối thoại giữa Bắc và Nguyệt trong truyện ngắn Oẳn tà rroằn. Bắc là một trong số những người yêu của

Nguyệt, là một trong số những người có thể là cha của đứa con Nguyệt vừa sinh. Với mong muốn Nguyệt sinh cho mình chút con để sau này "nó chống gậy, nối dõi tông đường", Bắc đến nhà thương thăm Nguyệt khi cô vừa sinh con. Trong cuộc đối thoại, có ba câu nghi vấn đều là phát ngơn của Bắc có cấu tạo là câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt, đó là: “Con có cứng cáp khơng?”, “Mợ có nhiều sữa không?” và “Mợ giận tôi đấy à?”. Cả ba câu

đều có mơ hình cấu tạo là một cụm chủ - vị duy nhất làm thành nòng cốt câu. Câu thứ nhất có chủ ngữ là “con”, vị ngữ là “có cứng cáp khơng”. Câu thứ hai có chủ ngữ là “mợ”, vị ngữ là “có nhiều sữa khơng”. Cịn câu thứ ba có chủ

ngữ là “mợ” và vị ngữ là “giận tôi đấy à”. Cả ba câu nghi vấn có cấu tạo là câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt này đều được dùng đúng với đích ở lời, tức là dùng theo lối trực tiếp. Nó thể hiện sự quan tâm của Bắc đối với Nguyệt song điều đó khơng làm cho Nguyệt vui bởi cô đang lo lắng vì đứa con mình sinh ra “khơng phải là con Rồng cháu Tiên. Nó là giống “Oẳn tà rroằn" không biết chống gậy”.

Ví dụ 2 là cuộc đối thoại giữa ông cụ - cậu của ông Tham và ông Tham. Để thực hiện được mục đích của mình, ơng Tham kêu mất cái ví với ý nghi ngờ ông cụ. Nghe cháu chất vấn người làm về cái ví, ơng cụ biết rằng cháu đang nói cạnh mình nên đã đưa ra một câu hỏi: “Anh mắng ai?”. Đây là câu hỏi được cấu tạo từ một cụm chủ - vị làm thành nịng cốt câu có chủ ngữ là “anh”, vị ngữ là “mắng ai”. Nó chính là câu đơn có đầy đủ thành phần nịng cốt. Sau khi nhận được câu trả lời của cháu: “Những đứa kia đấy ạ.”, ông cụ tiếp tục hỏi: “Những đứa kia là đứa nào?”. Với chủ ngữ là “những đứa kia”

và vị ngữ “là đứa nào” làm thành nòng cốt câu, câu này cũng là câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt. Cả hai câu đơn đầy đủ thành phần là câu nghi vấn ở ví dụ này đều được dùng bộc lộ thái độ tức giận của ông cụ trước người cháu đểu giả.

b. Câu đơn bị tỉnh lược thành phần nịng cốt

Khơng chỉ được cấu tạo từ câu đơn đầy đủ thành phần nịng cốt, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan cịn được cấu tạo từ câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt. Loại câu này được sử dụng trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan với số lượng là 222 trường hợp, chiếm xấp xỉ 15,7% tổng số (1.410) câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nịng cốt trong tư liệu mà chúng tơi thống kê được:

Ví dụ (3):

- Thương là thế nào! Anh nói cho dứt khốt. Bằng lịng bán ba hào khơng? Bác Lan mỉm miệng, gượng cười một cách rất chua chát:

- Vâng!

[16, 38] Ví dụ (4):

- Tên Pha có nhà khơng? Trốn thuế đấy à? Sao không ra đình nộp cho xong, muốn tù thì bảo?

[13, 153]

Ví dụ (5):… Chị Tam đương lúi húi, bèn ngẩng đầu lên, hỏi: - Ai?

- Tôi đây, cho tơi mua ít bánh giị! [16, 42]

Phát ngơn của ơng Nghị trong ví dụ 3 có câu “Bằng lịng bán ba hào khơng?” là câu có hình thức nghi vấn được cấu tạo từ câu đơn bị tỉnh lược

thành phần nịng cốt. Dựa vào câu đứng trước nó, ta có thể khẳng định thành phần bị tỉnh lược là thành phần chủ ngữ của câu. Ta có thể khơi phục thành phần này để có một câu đơn đầy đủ thành phần là: “Anh bằng lịng bán ba hào khơng?".

Ví dụ 4 có phát ngơn của người lính cơ “Tên Pha có nhà khơng? Trốn thuế đấy à? Sao khơng ra đình mà nộp cho xong, muốn tù thì bảo?”. Trong

phát ngơn này có ba câu có hình thức nghi vấn. Câu thứ nhất “Tên Pha có nhà khơng?" là câu đơn có đầy đủ thành phần nịng cốt, với chủ ngữ là "tên Pha", vị ngữ là "có nhà khơng". Câu thứ hai "Trốn thuế đấy à?". Đây là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt. Cũng dựa vào câu đứng trước nó, ta thấy câu này bị tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Cịn câu thứ ba "Sao khơng ra

đều bị tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh nói năng, ta có thể khôi phục các thành phần bị tỉnh lược trong câu đơn và câu ghép bị tỉnh lược thành phần. Nếu khơi phục lại sẽ là: "Tên Pha có nhà khơng? Mày trốn thuế đấy à? Sao mày khơng ra đình mà nộp cho xong, mày muốn tù thì bảo?". Các câu có hình thức nghi vấn trong ví dụ này được dùng với đích đe doạ. Người lính cơ doạ Pha nếu khơng ra đình nộp thuế thì sẽ phải đi tù.

Ở ví dụ 5 có câu nghi vấn nằm trong phát ngôn của chị Tam:“Ai”. Đây là câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nịng cốt. Khác với ví dụ 3 và ví dụ 4, câu có hình thức nghi vấn ở ví dụ này có cấu tạo là một từ. Từ này đóng vai trị là thành phần chủ ngữ của câu còn thành phần vị ngữ đã bị lược bỏ. Nếu khôi phục lại sẽ là: "Ai gõ cửa đấy?".

Trong giao tiếp nói chung và trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan nói riêng, câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu đơn được sử dụng khá phổ biến. Tư liệu điều tra của chúng tơi cho thấy, câu có hình thức nghi vấn là câu đơn chủ yếu là lời của nhân vật. Nó có thể được dùng đúng với đích ở lời hoặc được dùng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác. Tư liệu điều tra của chúng tơi cịn cho thấy, câu có hình thức nghi vấn là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan phần lớn được phát ra ở người nói có quan hệ trên - dưới hoặc quan hệ ngang hàng đối với người nghe, mà chủ yếu quan hệ trên - dưới (quan hệ quan - lính, quan hệ quan - đầy tớ, quan hệ quan - dân, quan hệ lính - dân…).

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 39 - 43)