c. Phân loại tiền giả định
3.3.1. Dựa vào chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoạ
Theo lý thuyết hội thoại, ở mỗi cặp thoại bao giờ cũng có tham thoại giữ chức năng dẫn nhập và tham thoại giữ chức năng hồi đáp. Đối với tham thoại có hình thức là câu nghi vấn cũng vậy. Dựa vào chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoại, có thể thấy, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan hoặc có thể đảm nhiệm chức năng dẫn nhập hoặc có thể đảm nhiệm chức năng hồi đáp.
3.3.1.1. Câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập
Trong một cặp thoại bao giờ cũng có tham thoại chủ hướng ứng với tham thoại thứ nhất. Câu có hình thức nghi vấn có chức năng ở lời dẫn nhập khi nó đóng vai trị là hành vi chủ hướng trong tham thoại. Hành vi chủ hướng là những hành vi quyết định hướng của tham thoại và hành vi hồi đáp thích hợp. Chức năng dẫn nhập nói chung và chức năng dẫn nhập của câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói riêng có vai trị rất quan trọng. Các chức năng đó có thể là: u cầu thơng tin, u cầu được tán đồng, ủng hộ,
ra lệnh...Các chức năng này đặt ra trách nhiệm đối với người nghe, đó là trách nhiệm: trả lời, tán đồng, nhận lệnh... Nhờ đó mà cuộc thoại đạt được những hiệu quả nhất định và tiếp tục được duy trì. Trong tổng số 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, có 1.106 câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập chiếm xấp xỉ 78,4%. Xin xem ví dụ 31 và 32 dưới đây:
Ví dụ (31): ...Chị chỉ thở dài, chép miệng, chứ trước mặt thầy đội, khơng dám ngỏ ý ốn trách ai cả.
- Thế từ hôm qua tới giờ, thầy nó đã cơm nước gì chưa?
- Chưa, nhưng bây giờ khơng đói nữa. Có nước cho tơi một hớp, khát khô cả họng.
[13, 92]
Ví dụ trên có một cặp thoại của hai vợ chồng Pha. Do Nghị Lại xúi giục kiện cáo, Pha lên Huyện hầu kiện. Với phong thư của Nghị Lại trong tay và số tiền mang theo, Pha hy vọng rằng mình sẽ thắng kiện nhưng khơng ngờ tiền thì mất mà Pha khơng những chưa gặp được quan Huyện lại còn bị bắt giam. Chị Pha ở nhà sốt ruột, vay tiền lên Huyện tìm chồng. Vất vả lắm chị mới gặp được chồng. "Thế từ hơm qua đến giờ, thầy nó đã cơm nước gì chưa?" là phát ngôn của của chị Pha đưa ra khi gặp chồng. Phát ngơn này tồn tại dưới hình thức câu nghi vấn và nó giữ chức năng dẫn nhập. Nó yêu cầu nhận được thơng tin từ phía người cùng đối thoại. Qua đó, nó quy định trách nhiệm đối với người nghe (Pha), đó là trách nhiệm trả lời. Ở đây Pha đã trả lời vợ: "Chưa, nhưng bây giờ khơng đói nữa. Có nước cho tôi một hớp, khát khô cả họng".
Tham thoại của Pha chính là minh chứng cho yêu cầu của câu có hình thức nghi vấn thực hiện chức năng dẫn nhập. Nó vừa có tác dụng thơng tin trở lại, vừa nhằm làm giảm bớt sự lo lắng của chị Pha.
Ví dụ (32): Cụ Thư ký - khơng biết đã sẵng sàng ở đó từ lúc nào - mặt hầm hầm, trỏ ba tong vào mặt chị, hất hàm hỏi:
- Ai cho mày khóc?
- Lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc.
Rồi khơng nhịn được nỗi thương tâm, chị ti tỉ: - Mẹ ơi!
[16, 584]
Trong ví dụ trên, có tham thoại của của cụ Thư ký: "Ai cho mày khóc?" là tham thoại có chức năng ở lời dẫn nhập được thể hiện dưới hình thức câu nghi vấn. Tham thoại này có chức năng ra lệnh cho chị Cu Sứt khơng được khóc và yêu cầu nhận được sự hồi đáp từ phía người cùng đối thoại. Chị cu Sứt đã đáp lại: "Lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc". Câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập trên đã góp phần lột tả một mánh khoé đục khoét dân của bọn quan lại cường hào trong xã hội cũ và bày tỏ sự cảm thông của tác giả trước tình cảnh khốn cùng của người nông dân: mẹ chết không được đưa ra đồng, thậm chí khơng được khóc.
Câu có hình thức nghi vấn là lời dẫn nhập được sử dụng để quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật giao tiếp. Khi nhân vật giao tiếp nói ra phát ngơn câu nghi vấn là lời dẫn nhập thì nó đã bao hàm một yêu cầu được đáp lại. Để đáp lại câu nghi vấn là lời dẫn nhập thông thường người ta sử dụng ngơn ngữ, nhưng ngồi ra cũng có thể dùng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hành động...mà vẫn mang chức năng hồi đáp. Những ví dụ dẫn dưới đây là minh chứng cho điều này:
Ví dụ (33): Giảng xong, ơng nhìn thằng học trị phải phạt, ơng nói: - Mày còn quỳ suốt buổi. Mày láo lắm, nghe chưa?
Thằng bé cúi đầu sợ sệt...
Ơng giáo khơng thể giảng được bài vì uế khí đưa thoảng trong lớp học. Ơng cho rằng, trong đám học trị có đứa dẫm phải thứ mà "lũ chó phóng uế ra" cho nên ông quyết định làm cuộc điều tra. Một cậu học trị bị ơng phạt, bắt quỳ ở cạnh bảng suốt buổi học vì theo ơng, nó vơ phép, dám có tư tưởng phản đối. Giảng bài xong, ơng giáo nhìn thằng học trị bị phạt và đưa ra phát ngơn:
"Mày cịn quỳ suốt buổi. Mày láo lắm, nghe chưa?". Trong phát ngơn này có một câu nghi vấn được dùng với đích đe doạ, cảnh cáo đảm nhiệm chức năng dẫn nhập, đó là "Mày láo lắm, nghe chưa?". Đáp lại phát ngôn ấy, cậu học trị
khơng dùng ngôn ngữ mà chỉ thể hiện vẻ sợ sệt bằng hành động cúi đầu. Đây là hành động phi ngôn ngữ nhưng cũng có chức năng thực hiện trách nhiệm đáp lại lời dẫn nhập mà câu có hình thức nghi vấn đã quy định.
Ví dụ (34): Bà Lý càng tức, nói to:
- Ừ đấy, tơi sợ gì. Ơng ấy cứ đem giết quách cả nhà này đi. Chứ lại bóc
lột người ta tàn nhẫn thế à?
Ông Lý lại trợn mắt, vội chạy đến giơ tay để bịt mồm vợ. Bà Lý tưởng chồng đánh, bèn bù lu bù loa, kêu khóc. Ơng Lý càng nổi giận, sẵn tay, vả ngay cho vợ một cái tát thật mạnh. Tức thì, tiếng tru tréo dậy lên ồn ồn.
[16, 515]
Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa vợ chồng ông Lý hội trong truyện ngắn
Gánh khoai lang. Trong ví dụ, câu có hình thức nghi vấn "Chứ lại bóc lột người ta tàn nhẫn thế à?" nằm trong phát ngơn của bà Lý. Tuy có hình thức của câu hỏi nhưng thực chất nó thực hiện đích ở lời bộc lộ thái độ, đó là thái độ căm ghét, tức giận của bà Lý trước việc quan Huyện bắt ông Lý chồng bà phải có hai đồng bạc để lễ ơng ta vào đúng ba mươi tết một cách trắng trợn. Câu nghi vấn này đảm nhiệm chức năng dẫn nhập. Để đáp lại thái độ tức giận của bà Lý, ông Lý không đưa ra một phát ngôn mà là cử chỉ "trợn mắt" với ý bà Lý đừng nói to kẻo lại đến tai quan Huyện. Đặc biệt, khi bà Lý bù lu bù loa
kêu khóc, bà cịn phải nhận thêm một cái vả thật mạnh của chồng. Đây cũng là hành động đáp lại câu nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập ở trên.
3.3.1.2. Câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng hồi đáp
Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn không chỉ được dùng với chức năng dẫn nhập mà còn được dùng với chức năng hồi đáp đối với hành vi ở lời dẫn nhập. So với câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập, câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng hồi đáp có số lượng ít hơn, 304 câu, chiếm xấp xỉ 21,6% tổng số câu có hình thức nghi vấn. Chức năng hồi đáp của câu có hình thức nghi vấn có nhiệm vụ chỉ rõ mức độ thoả mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lời dẫn nhập đưa ra, bao gồm chức năng hồi đáp tích cực và chức năng hồi đáp tiêu cực. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu về câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng hồi đáp:
Ví dụ (35): Được ba tháng an nhàn như thế, một hôm, ông Chánh chủ nhiệm, bạn thân tôi, đến bàn giấy hỏi tôi rằng:
- Này bác, bác cịn tiền khơng? - Còn để làm gì?
[16, 205]
Ví dụ trên có cặp thoại của hai nhân vật là ông Chánh chủ nhiệm và "tơi" - phó chủ nhiệm tờ báo Đời Nay. Tham thoại thứ nhất là của ông Chánh chủ nhiệm: "Này bác, bác cịn tiền khơng?". Đây là câu nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập, nêu ra yêu cầu người nghe phải đưa ra câu trả lời. Tham thoại thứ hai của nhân vật "tơi" cũng tồn tại dưới hình thức nghi vấn nhưng tham thoại này đảm nhiệm chức năng hồi đáp. "Cịn để làm gì?" hồi đáp lại nhằm hướng tới đích ở lời là bày tỏ thắc mắc và thái độ ngạc nhiên của nhân vật "tôi" đối với tham thoại dẫn nhập vì "tơi" mới đưa cho ông Chánh chủ nhiệm số tiền không nhỏ cách đây ba tháng để đảm nhiệm chức vụ phó chủ nhiệm trong khi anh vẫn thấy tờ báo đang có cơ tiến lắm.
Ví dụ (36): Rồi người vợ vẫy chồng lại gần, ghé tai nói thầm như bàn nhau một việc gì. Đoạn người chồng hỏi anh đĩ:
- Này bác, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái va ly này đến ga được khơng?
Anh đĩ nhìn hai cái va ly, rồi nhìn hai thúng khoai lang. Anh gãi gáy, ra ý nghĩ ngợi rồi hỏi:
- Có nặng khơng, thưa ơng?
[16, 272]
Ví dụ này có hai câu nghi vấn. Câu thứ nhất là phát ngôn của người chồng, đảm nhiệm chức năng dẫn nhập với đích ở lời đề nghị anh đĩ Mùi gánh thuê hai chiếc va ly đến ga. Để đáp lại câu nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập này, anh đĩ Mùi đã đưa ra một phát ngôn hồi đáp "Có nặng khơng, thưa ơng?". Phát ngơn hồi đáp này cũng có hình thức câu nghi vấn bởi anh đĩ Mùi đang quẩy một gánh khoai lang với đoạn đường dài lại thêm hai cái va ly mà anh chưa biết nặng nhẹ ra sao. Như vậy, chức năng hồi đáp thuộc về các tham thoại đáp nói chung, đáp khơng chỉ có nghĩa là trả lời mà cịn có thể là hỏi lại. Có thể tổng kết về câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phân loại theo chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoại bằng bảng dưới đây:
Bảng 3.4. Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn phân loại theo chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoại
Số lượt và tỷ lệ % Câu có hình thức nghi vấn Số lượt sử dụng Tỉ lệ %
Câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng dẫn nhập 1106 78,4 Câu có hình thức nghi vấn giữ chức năng hồi đáp 304 21,6