Tác dụng liên kết các đơn vị của văn bản

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 97 - 101)

c. Phân loại tiền giả định

3.4.1.Tác dụng liên kết các đơn vị của văn bản

Các đơn vị của văn bản bao gồm: từ, cụm từ, câu, đoạn… Các đơn vị này phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức để tạo nên một văn bản thống nhất. Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật để liên kết các đơn vị của văn bản.

Trước hết là liên kết về mặt nội dung. Liên kết nội dung của văn bản được thể hiện ở chỗ tất cả các câu trong văn bản đó đều phối hợp với nhau một cách hài hoà, bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm thể hiện một chủ đề chung thống nhất. Tư liệu mà chúng tôi khảo sát cho thấy, dù nhiều dù ít, tác phẩm nào của Nguyễn Cơng Hoan cũng sử dụng câu có hình thức nghi vấn. Kiểu câu này luôn cùng với các kiểu câu khác trong tác phẩm làm nên sự thống

nhất về chủ đề tư tưởng, góp phần thể hiện những giá trị nội dung trong sáng tác của nhà văn.

Thật vậy, chủ đề chính trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan là sự đả kích, châm biếm những thói tục lố lăng cùng cái thế thái nhân tình của một xã hội mà đồng tiền làm bá chủ. Thành tựu nổi bật nhất trong sáng tác của ông là ở sở trường tố cáo, vạch mặt bọn thống trị. Góp phần làm nên thành tựu này không thể không kể đến việc sử dụng thành cơng câu có hình thức nghi vấn trong từng tác phẩm.

Bọn thống trị, những nhân vật phản diện trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là những nhân vật phát ngôn ra đa số câu có hình thức nghi vấn. Đó có thể là nhân vật quan Huyện, nhân vật ông Nghị, nhân vật Lý trưởng hoặc những ông chủ, bà lớn…Trong phát ngơn của những nhân vật này, câu có hình thức nghi vấn chủ yếu được dùng theo lối gián tiếp, hướng đến những đích ở lời khác nhau. Qua những câu có hình thức nghi vấn này, người đọc thấy rõ bản chất, tính cách của từng nhân vật. Từ đó, bày tỏ suy nghĩ và thái độ của mình trước những cảnh đời, cảnh người. Một quan Huyện chuyên ăn bẩn, đục khoét của dân trong Đồng hào có ma, một ông Phán hèn kém vô đạo đức bị đồng tiền chi phối hồn tồn trong Xuất giá tịng phu, một bà lớn thề rằng sẽ thủ tiết chờ chồng bằng cách vứt đi tiết hạnh của mình trong Một tấm gương sáng hay một ông chủ, bà chủ vơ nhân tính trong Báo hiếu: trả nghĩa cha và Báo hiếu: trả nghĩa mẹ…Tất cả những nhân vật này đều phát ngơn ra

những câu có hình thức nghi vấn góp phần lột tả hiện thực xấu xa, bỉ ổi, bất công, vô lý trong xã hội nước ta thời Pháp thuộc. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu nhất về tác dụng này của câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan:

Ví dụ (39): Ơng Huyện hình như đã nổi giận. Ông ngắm áo quần và người ngợm ông Lý bằng đôi mắt mỉa mai, rồi trỏ tay vào lễ vật, dõng dạc hỏi:

- Thầy đem tết tôi? Thầy thử ngắm xem cái mả khoai lang của nhà thầy ở giữa buồng giấy này, trơng nó có đẹp khơng đã?

[16, 156] Ví dụ (40):

- Tơi lạy cậu, tôi van cậu, cậu đừng ép tôi. Tôi là vợ cậu…

- À, tôi là vợ cậu! Là vợ mà chồng bảo không nghe. Luân lý để đâu?

Giáo dục để đâu?

[16, 334]

Ví dụ 39 có hai câu nghi vấn nằm trong phát ngơn của nhân vật quan Huyện, đó là “Thầy đem tết tơi?” và “Thầy thử ngắm xem cái mả khoai lang

của nhà thầy ở giữa bung giấy này, trơng nó có đẹp khơng đã?”. Đây là hai

câu nghi vấn được dùng để gián tiếp bộc lộ thái độ giận dữ của quan Huyện khi ông Lý mang gánh khoai lang đến tết Quan. Hai câu nghi vấn này cùng với các câu khác trong truyện ngắn Gánh khoai lang đã tập trung thể hiện chủ đề của thiên truyện: Phê phán tên quan Huyện chuyên sách nhiễu đục khoét những người dưới quyền ông ta một cách trắng trợn và tàn nhẫn.

Truyện ngắn Xuất giá tòng phu được viết ra nhằm bộc lộ sự hèn kém,

vô đạo đức của ơng Phán. Ơng ta vác ba toong về dạy vợ đạo tòng phu. Cụ thể là vợ phải vâng lời chồng để trở thành “món quà tết đắt giá để biếu quan trên”. Có như thế mới nhanh thăng quan tiến chức. Chủ đề này của tác phẩm được làm nổi bật một phần nhờ những câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm mà ví dụ 40 là dẫn chứng điển hình. Trong ví dụ có hai câu có hình thức nghi vấn nằm trong tham thoại của ông Phán: “Luân lý để đâu?”, “Giáo dục để đâu?”. Hai câu này chính là “lời dạy dỗ” của ông Phán đối với vợ: Vợ

phải giúp chồng, nghe lời chồng, là món q Tết đối với người trên quyền thì mới giữ đúng luân lý và có giáo dục. Như vậy, hai câu có hình thức nghi vấn này đã góp phần bộc lộ rõ tính cách của nhân vật ơng Phán từ đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Từ hai ví dụ trên, ta có thể khẳng định rằng: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có tác dụng liên kết về mặt nội dung của từng tác phẩm cụ thể.

Ngoài liên kết về mặt nội dung, giữa các câu trong văn bản còn phải liên kết chặt chẽ với nhau về mặt hình thức. Liên kết hình thức được thể hiện qua hệ thống các phương tiện liên kết. Các câu trong văn bản có thể được liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức nhờ các phương tiện liên kết như: phép lặp, phép thế, phép đối, phép liên tưởng, phép tỉnh lược, phép nối…Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn được sử dụng có tác dụng liên kết các đơn vị của văn bản về mặt hình thức. Trong đó, phép liên kết được sử dụng dưới hình thức câu nghi vấn là phép tỉnh lược được sử dụng nhiều nhất. Xin dẫn ra đây một ví dụ tiêu biểu nhất về tác dụng này:

Ví dụ (41):

- Chưa xong: Ông phải chuộc lỗi mới được. Lấp mồm tôi, ông phải kiếm lấy cái nút.

- Bằng gì nào! Bằng giấy “đỉnh” nhé?

- Không thèm!

- Bằng kim cương nhé?

- Tôi thừa rồi.

- Bằng ngọc thạch nhé?

- Tơi chẳng thiếu!

- Thế biết bằng gì bây giờ?

Ví dụ trên là điển hình cho tác dụng liên kết văn bản về mặt hình thức của câu nghi vấn. Trong ví dụ, có năm câu nghi vấn đều là phát ngôn của nhân vật Quan lớn. Cả 5 câu đều là những câu bị tỉnh lược thành chủ ngữ song người đọc vẫn hiểu được chủ ngữ bị tỉnh lược của các câu là “cái nút”. Sở dĩ như vậy là do chủ ngữ này đã nằm trong phát ngơn trước đó của nhân vật bà Lớn. Việc sử dụng phép tỉnh lược thành phần câu trong câu nghi vấn như trên giúp cho những câu văn trong đoạn trở nên ngắn gọn mà vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa chúng.

Trong nhiều trường hợp, liên kết hình thức giữa các câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan cịn được thể hiện bằng phép nối và các phép liên kết khác. Dưới đây là ví dụ về các câu nghi vấn được liên kết với nhau bởi phép nối:

Ví dụ (42): “…Chúng nào dám động đến lơng chân bọn người có tiền?

Nhưng, thưa các ngài, khơng cịn hạng người ác nghiệt hơn hạng đầy tớ, khi chúng gãi tai xin ta tiền công?”

[16, 347]

Ví dụ trên gồm hai câu nghi vấn. Hai câu này liên kết chặt chẽ với nhau bởi phép nối: Câu 1 nối với câu 2 nhờ quan hệ từ “nhưng”. Nhờ quan hệ từ này mà người đọc thấy rõ mối quan hệ giữa 2 câu là quan hệ đối lập. Ở đây, liên kết hình thức cịn có tác dụng làm cho các câu liên kết với nhau về mặt nội dung.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 97 - 101)