Câu có chứa các từ ngữ chuyên dụng kết hợp với dấu chấm hỏ

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 54 - 60)

c. Phân loại tiền giả định

2.2.1.Câu có chứa các từ ngữ chuyên dụng kết hợp với dấu chấm hỏ

Có thể nói, phần lớn câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được cấu tạo bởi từ ngữ chuyên dụng kết hợp với dấu chấm hỏi.

Dấu chấm hỏi luôn luôn được đặt ở cuối câu nghi vấn. Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết nên chúng tơi chủ yếu nói về những từ ngữ chuyên dụng.

Từ ngữ chuyên dụng là từ ngữ chuyên được sử dụng để cấu tạo nên câu có hình thức nghi vấn. Từ ngữ chuyên dụng trong câu nghi vấn lại được chia ra thành các loại: đại từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn, kết từ "hay" với ý lựa chọn.

2.2.1.1. Câu có chứa đại từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi

Đại từ nghi vấn thường dùng là: ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, bao giờ, mấy, đâu… Câu có chứa đại từ nghi vấn là loại câu nghi vấn được dùng phổ biến trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung. Tư liệu điều tra của chúng tơi cho thấy, trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có 408 lượt câu nghi vấn có chứa đại từ nghi vấn, chiếm

xấp xỉ 28,9% tổng số câu nghi vấn được sử dụng. Có thể dẫn ra đây một loạt ví dụ về câu nghi vấn thuộc loại này:

Ví dụ (20): Lý trưởng cáu, trỏ vào mặt Dự:

- À thằng Dự, mày bảo ai làm hại làng?

[13, 186] Ví dụ (21): Bắc lộ ra nét mừng rỡ, vui vẻ hỏi: - À! Ai vừa vào đó?

[16, 33]

Ví dụ (22): Bác đốn là ơng Nghị, bèn đánh tiếng. Thì quả là ơng Nghị thực, vì nghe giọng hách dịch lắm:

- Sao khơng giật chng gọi người nhà vào nó bẩm?

[16, 37) Ví dụ (23):

- Bà đi mấy giờ?

- Một giờ.

- Xin bà sáu hào.

- Sao lấy đắt thế? Hai hào!

- Thưa bà, xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa mà bà trả rẻ thế. Con kéo một chuyến, rồi cũng đi trả xe, về ăn tết đây!

Bà khách thấy anh xe nói ra ý khơng thiết kéo, nên quay lưng đi.

- Này, bà trả bao nhiêu?

[16, 53-54]

Ví dụ 20 trích trong tiểu thuyết Bước Đường Cùng. Trong ví dụ có phát ngơn của Lý trưởng “À thằng Dự, mày bảo ai làm hại làng?”. Đây là câu có

hình thức nghi vấn nhằm thực hiện đích ngơn trung là bộc lộ thái độ tức giận của Lý trưởng trước câu nói của Dự. Câu nghi vấn này có chứa đại từ nghi vấn “ai” kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu. Đại từ nghi vấn "ai" được dùng

với ý hỏi về người. Lý trưởng hỏi Dự bảo người nào làm hại làng với thái độ tức giận vì ơng biết Dự đang “nói xỏ” mình: Ai ở đây chính là Lý trưởng.

Ví dụ 21 có câu nghi vấn “Ai vừa vào đó?” nằm trong phát ngôn của

nhân vật Bắc trong tác phẩm Oẳn tà rroằn. Câu nghi vấn này cũng chứa đại từ nghi vấn “ai”. Biết Nguyệt vừa sinh con, Bắc vội vàng đến thăm. Lúc Bắc đến nhà thương thì Phong đang ở đó, Bắc ngờ là họ hàng của Nguyệt nên ngồi đợi người khách ra mới dám vào. Gặp Nguyệt, Bắc hỏi: “Ai vừa vào đó?”.

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn này cũng là đại từ "ai" và dấu chấm hỏi. Đại từ nghi vấn “ai” ở đây cũng được dùng để hỏi về người mà người được nhắc đến trong câu này chính là Phong. Nếu như đại từ nghi vấn “ai” trong câu nghi vấn ở ví dụ 20 giữ vai trị là thành phần chủ ngữ của cụm chủ - vị làm bổ ngữ trong câu thì đại từ “ai” trong câu nghi vấn ở ví dụ 21 giữ vai trị là thành phần chủ ngữ của câu.

Câu nghi vấn “Sao không giật chuông gọi người nhà vào nó bẩm?”

trong ví dụ 22 là phát ngơn của ơng Nghị. Câu này có chứa đại từ nghi vấn “sao” dùng với đích trách mắng: Ơng Nghị mắng bác Lan khơng giật chuông gọi cửa mà lại cứ đứng đợi ngoài cổng. Đại từ nghi vấn "sao" và dấu chấm hỏi ở cuối câu chính là dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn này.

Ví dụ 23 là cuộc đối thoại giữa anh phu xe và bà khách trong truyện ngắn Người ngựa và ngựa người. Trong đó có ba câu có hình thức nghi vấn là

“Bà đi mấy giờ?”; “Sao anh lấy đắt thế?” và “Này, bà trả bao nhiêu?”. Câu

thứ nhất và câu thứ ba là phát ngơn của anh phu xe. Đó là những câu nghi vấn được dùng đúng với đích ở lời. Câu thứ hai là phát ngôn của bà khách. Đây là

câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp: hỏi nhưng nhằm mục đích chê: Chê anh phu xe địi tiền cơng kéo đắt. Mặc dù được dùng với những mục đích

khác nhau nhưng cả ba câu có hình thức nghi vấn này, nếu xét về hình thức, đều có chứa đại từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi: Đại từ nghi vấn của

câu thứ nhất là “mấy” với ý hỏi về số lượng, đại từ nghi vấn “sao” ở câu thứ hai để hỏi về cách thức cịn câu thứ ba có chứa đại từ nghi vấn “bao nhiêu” để hỏi về số lượng.

Ngoài các đại từ nghi vấn ai, sao, mấy, bao nhiêu…được dùng để cấu tạo nên câu nghi vấn (như ở các ví dụ 20, 21, 22, 23), các đại từ nghi vấn gì, nào, đâu, bao giờ, bao lâu…cùng với dấu chấm hỏi cũng thường có mặt trong những câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan. Chẳng hạn, “nó cười gì?” [16, 112]; “Ơng chủ nào?” [16, 122]; “Đun thế kia thì đời nào nước sơi?; Con

Xuyến đâu rồi?” [16, 230]; “Bao giờ chỗ này vắng người?” [16, 235]…

2.2.1.2. Câu có chứa các tiểu từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi

Các tiểu từ nghi vấn thường dùng như: à, ư, nhỉ, nhé, hả, chứ…cũng là những từ ngữ chuyên dụng để cấu tạo nên câu nghi vấn. Trong số các câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, có khá nhiều câu được cấu tạo từ những tiểu từ nghi vấn này kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu, với số lượng 591/1.410 lượt,chiếm xấp xỉ 41,9%. Xin dẫn ra đây một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (24):

- Ơng cụ ấy bao nhiêu tuổi? - Bẩm ngót bảy mươi.

- À thọ nhỉ? Con cháu khá cả đấy chứ?

- Bẩm vâng.

[16, 101]

Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa cụ Nghè và những người đến xin chữ. Trong đó có hai câu nghi vấn đều chứa các tiểu từ chuyên dụng kết hợp với dấu chấm hỏi, đó là “À thọ nhỉ?” và “Con cháu khá cả đấy chứ?”. “À thọ nhỉ?” là câu nghi vấn có cấu tạo là câu đơn bị tỉnh lược thành phần nòng cốt,

nghi vấn “nhỉ”. Còn câu nghi vấn “Con cháu khá cả đấy chứ?” có cấu tạo là câu đơn có đầy đủ thành phần nòng cốt, dùng đúng với đích ở lời, có chứa tiểu từ nghi vấn “chứ” kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Ví dụ (25): Tơi hỏi lại:

- Anh ăn ở đây à?

Nó mỉm cười:

- Nếu được thế, cịn gì sung sướng bằng!

- Anh không được làm với ông Phán à?

[16, 361-362]

Trong ví dụ này có hai câu nghi vấn đều là phát ngôn của nhân vật “tơi”, đều có cấu tạo là câu đơn có đầy đủ thành phần nịng cốt và đều chứa tiểu từ nghi vấn “à” và dấu chấm hỏi ở cuối câu, đó là “Anh ăn ở đây à?” và

“Anh không được làm với ông Phán à?”. Hai câu nghi vấn này được dùng để

gián tiếp bày tỏ thái độ cảm thông của nhân vật “tơi” trước tình cảnh của thằng Qt.

Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, trong số những câu nghi vấn chứa tiểu từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi thì phần lớn là các câu chứa tiểu từ “nhỉ” hoặc “à”. Ngoài ra một số câu chứa một trong các tiểu từ: ư, ạ, hả, chứ,…Chẳng hạn “Thì chiều anh một tí cho anh nín khơng được ư?” [16, 372]; Thưa tiền gì ạ? [13, 94];… Đặc điểm của câu nghi vấn chứa tiểu từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi là bao giờ cũng bộc lộ thái độ tế nhị của người nói và các tiểu từ nghi vấn thường nằm ở vị trí cuối câu . Ví dụ câu “À thọ

nhỉ?” [16, 101] thì từ “nhỉ” là tiểu từ nghi vấn góp phần thể hiện thái độ khen

tế nhị của người nói đối với người nghe và tìm sự đồng tình ở người nghe.

2.2.1.3. Câu có chứa kết từ “hay” kết hợp với dấu chấm hỏi thể hiện ý lựa chọn

Trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, bên cạnh câu nghi vấn có chứa đại từ nghi vấn và tiểu từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi, còn phải kể đến các câu nghi vấn có chứa kết từ “hay” kết hợp với dấu chấm hỏi thể hiện ý lựa chọn. Đây là loại câu nghi vấn dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị được nêu ra. Theo thống kê của chúng tơi, có 114 lượt câu nghi vấn thuộc loại này chiếm xấp xỉ 8,1% tổng số câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (26):

- Bà cũng chỉ độ tối hôm nay trở dạ thôi. Bà cứ nằm nghỉ yên. Lần trước bà ở cữ, trai hay gái?

- Thưa bà, cháu gái.

- Nay cháu biết làm gì rồi?

- Thưa bà, tơi sinh cháu được vài hơm thì bỏ cháu.

- Thế bà đẻ dễ hay khó?

- Thưa bà, dễ ạ.

[16, 31] Ví dụ (27):

- Hào giả hay thực đây? Tao mang về trình quan mới được.

[16, 50]

Trong cả hai ví dụ trên đều có câu nghi vấn có chứa kết từ “hay” kết hợp với dấu chấm hỏi để thể hiện ý lựa chọn. Đó là các câu: “Lần trước bà ở

cữ, trai hay gái?” và “Thế bà đẻ dễ hay khó?” (ví dụ 26) và câu “Hào giả hay thực đây?” (ví dụ 27). Kết từ “hay” trong câu nghi vấn đưa ra khả năng

lựa chọn nội dung trả lời câu hỏi cho người nghe. Người nghe có thể lựa chọn một trong hai đề nghị được nêu ra trong câu hỏi tuỳ vào tình hình thực tế. Chẳng hạn, đối với câu hỏi “Lần trước bà ở cữ, trai hay gái?”, người nghe có

thể trả lời “Lần trước tôi ở cữ con trai” hoặc “Lần trước tôi ở cữ con gái”. Ở đây Nguyệt đã trả lời bà đỡ: “Thưa bà, cháu gái”.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 54 - 60)