c. Phân loại tiền giả định
3.1.1. Câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp
3.1.1.1. Nhận xét chung
Câu có hình thức nghi vấn được Nguyễn Cơng Hoan sử dụng khá nhiều và thành công trong các tác phẩm của mình. Nó góp phần bộc lộ những dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Trong đó, câu có hình thức nghi vấn được Nguyễn Cơng Hoan sử dụng vừa theo lối trực tiếp (tức dùng đúng với đích ở lời) vừa theo lối gián tiếp (tức dùng khơng đúng với đích ở lời). Mục này trình bày kiểu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan được dùng đúng với đích ở lời.
Đây là câu có hình thức nghi vấn có đích ở lời hỏi. Hiệu quả là tạo nên phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận: trả lời. Trong số 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng thì có 382 câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp, chiếm xấp xỉ 27,1%. Có thể dẫn ra dưới đây một vài ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (1): Anh em đương nói chuyện vui, bỗng Phát bảo Pha: - Anh vào quan gọi gì đấy.
- Việc gì anh có biết khơng? - Khơng thấy quan nói.
Pha khăn áo để đi, cố phỏng đốn mãi, mà khơng sao đốn được chuyện gì. Song, dù chuyện gì, ít ra cũng phải có một vài sự bắt nạt. Cho nên Pha quyết phen này không chịu ức chế.
[13, 223]
Ví dụ (2): Anh xe bụng bảo dạ, thơi thì cầm bằng như mất cả buổi đêm nay là cùng. Nhưng ta chịu khó kéo nó về, may xem có gì thì ta lấy, cịn hơn về khơng. Thật là đị nát đụng nhau.
- Nhà cô ở đâu?
- Trên Hàng Bún.
[16, 60]
Ví dụ 1 là cuộc đối thoại giữa Pha - nhân vật chính trong tiểu thuyết
Bước Đường Cùng và Phát là đầy tớ nhà Nghị Lại. Trong khi Pha và những
người cùng cảnh ngộ như anh đang bàn cách để lật đổ chế độ thối mục ở hương thôn, nâng cao mức sống cho dân quê thì Nghị Lại cho Phát đến tìm Pha. Ở đây Pha dùng câu hỏi trực tiếp: "Việc gì anh có biết khơng?" để biết thơng tin vì sao Nghị Lại cho người đến gọi mình. Và vì là lời hỏi trực tiếp nên nó yêu cầu câu trả lời của Phát: "Không thấy quan nói gì" tức là Phát khơng biết Nghị Lại gọi Pha có việc gì.
Ví dụ 2 là cuộc đối thoại giữa anh phu xe và người đàn bà ngồi trên xe do anh kéo. Đang trong lúc "đói" khách, anh phu xe đã gặp được khách là một cô gái điếm. Không may cho anh là cô gái này cũng đang "ế khách" nên khơng có tiền trả anh. Cô gái bảo anh phu xe kéo cơ ta về nhà để xem đồ đạc có cái gì đáng giá trả cho anh. Anh phu xe cũng mong ở nhà người phụ nữ này có gì đáng giá để lấy nên đã dùng câu hỏi trực tiếp: "Nhà cơ ở đâu?" để biết
thơng tin. Chính vì thế mà câu hỏi này u cầu một câu trả lời của cô gái. Như vậy, các phát ngôn yêu cầu một hành động ngôn trung là trả lời cho điều cần biết ở câu hỏi là phát ngôn được dùng theo lối trực tiếp. Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn được dùng với số lượng lớn nhằm thể hiện những dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Cụ thể là nó góp phần truyền đạt một lượng thơng tin lớn tới người đọc. Sở dĩ như vậy là vì phát ngơn thường khơng phải chỉ có một đích ở lời mà đại bộ phận các một phát ngôn được xem như là thực hiện đồng thời một số phát ngôn... Song muốn hiểu đầy đủ ý nghĩa của các câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp thì trước hết người đọc phải hiểu rõ về câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp. Như vậy, câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp giúp cho người đọc hiểu rõ hơn các câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Đồng thời, loại câu này cũng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật cũng như thể hiện được thái độ của tác giả. Những nhân vật dùng câu hỏi theo lối trực tiếp trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường là những người nông dân thật thà, chất phác. Họ luôn bị những kẻ có quuyền thế trong xã hội bóc lột, lừa đảo một cách trắng trợn và tàn nhẫn. Nhà văn đã bày tỏ sự cảm thơng, thương xót đối với họ.
Dựa vào biểu thức ngôn ngữ, có thể chia câu có hình thức nghi vấn được dùng đúng với đích ở lời thành hai tiểu loại là câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi tường minh và câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi nguyên cấp.
3.1.1.2. Các tiểu loại câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp a. Câu có hình thức nghi vấn là biểu thức ngữ vi tường minh
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, biểu thức ngữ vi tường minh là những biểu thức có chứa động từ ngữ vi. Trong 382 lượt câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan thì có 23 câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi tường minh, chiếm xấp xỉ 6%. Dưới đây là một vài ví dụ về câu có hình thức nghi vấn là biểu thức ngữ vi tường minh:
Ví dụ (3): Nhưng ngài thấy bác lúng túng mãi, thì hẳn ngài cũng thương. Một hôm, ngài truyền bác vào nhà tư và khẽ hỏi, giọng thân mật:
- Tơi hỏi thực anh, thế anh có muốn dùng cái xe này khơng?
Bác phó gãi tai, bẩm thực:
- Bẩm lạy quan lớn, cảnh nhà con thực bấn bách, con không thể dùng được ạ.
[16, 183]
Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa bác phó lý và quan Huyện. Trong hai mươi người đánh số, bác phó lý trúng được chiếc ơ tơ của quan Huyện. Nhưng trúng được xe không phải là may mà lại là lo. Bác phó lý lo tiền khao xe, lo tiền hậu tạ quan để rồi khơng có tiền mua xăng để mang xe về. Quan Huyện giục bác mang xe về nhiều lần nhưng ngài lại thấy bác lúng túng mãi nên đã dùng một câu hỏi trực tiếp: "Tơi hỏi thực anh, thế anh có muốn dùng cái xe
này khơng?". Câu hỏi này yêu cầu một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở bác
phó lý là trả lời. Trong câu hỏi trên của quan Huyện có động từ ngữ vi "hỏi" nên nó là câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi tường minh.
Ví dụ (4):
- Ông ơi, tôi hỏi thăm ông, người con gái quấn khăn quàng trắng vào đây ban nãy, nằm ở buồng nào?
- Chả có buồng nào có khách cả.
[16, 61]
Ví dụ 4 là một cặp thoại gồm hai tham thoại của anh phu xe và của người bồi săm. Anh phu xe kéo cô gái điếm đến cửa một nhà săm, cô bảo anh đứng đợi để cô ta vào trong vay tiền. Đợi một lúc lâu, anh sốt ruột liền gõ cửa. Người bồi săm đi ra, anh phu xe đã đưa ra một câu hỏi: "Ơng ơi, tơi hỏi thăm
ông, người con gái quấn khăn quàng trắng vào đây ban nãy, nằm ở buồng nào?". Câu hỏi này được dùng theo lối trực tiếp vì vậy hiệu lực của nó là u
cầu người nghe đưa ra câu trả lời. Trong câu hỏi này có chứa động từ ngữ vi "hỏi thăm" nên nó là câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi tường minh.
b. Câu có hình thức nghi vấn là biểu thức ngữ vi nguyên cấp
Biểu thức ngữ vi nguyên cấp còn gọi là biểu thức ngữ vi hàm ẩn là những biểu thức ngữ vi không chứa động từ ngữ vi. Trong số những câu có hình thức nghi vấn được dùng đúng với đích ở lời trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn là biểu thức ngữ vi nguyên cấp chiếm đa số. Theo tư liệu điều tra của chúng tơi, có 359 lượt sử dụng câu có hình thức nghi vấn là biểu thức ngữ vi nguyên cấp, chiếm xấp xỉ 94,0% tổng số câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Dưới đây là một vài ví dụ làm minh chứng:
Ví dụ (5): Rồi nghĩ thế nào, nó đứng dậy, tay nó đếm xu trong túi, nói với bà hàng bún riêu:
- Bà cho cháu một bát.
- Mày có tiền khơng?
Nó gật đầu, mạnh bạo. Rồi đắc chí, nó lắc túi. Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Xuỵt xoạt! Cay! Ngon quá!
Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa bà hàng bún riêu và thằng bé ăn cắp. Khi quá đói, thằng bé lại gần hàng bánh đúc, hàng lê, hàng bún riêu và hàng khoai lang nhưng đều bị mọi người xua đuổi. Cuối cùng, nó đếm xu trong túi và nói với bà hàng bún riêu bán cho nó một bát. Bà hàng bún riêu đã đưa ra một câu hỏi: "Mày có tiền khơng?". Đây là câu có hình thức nghi vấn được
dùng theo lối trực tiếp, nó yêu cầu người nghe phải đưa ra câu trả lời: có tiền hay khơng có tiền. Thằng bé ăn cắp đã đáp lại bà hàng bún riêu bằng hành động gật đầu tương ứng với câu trả lời rằng nó có tiền. Sở dĩ bà hàng bún riêu đưa ra câu hỏi này là do bà ta sợ thằng bé ăn bún xong mà khơng có tiền trả. Câu hỏi này thuộc loại biểu thức ngữ vi ngun cấp vì nó khơng chứa các động từ ngữ vi.
Ví dụ (6): Chúng tơi vâng lời cụ. Khi mài mực xong, cụ để các đồ dùng trước mặt, lên ngọn kính rồi bảo:
- Viếng ông cụ thân sinh ra bạn thân phải khơng? - Dạ.
- Ơng cụ ấy bao nhiêu tuổi? - Bẩm ngót bảy mươi.
[16, 101]
Trong ví dụ trên có hai câu có hình thức nghi vấn đều là phát ngơn của nhân vật cụ Nghè, đó là: "Viếng ông cụ thân sinh ra bạn thân phải khơng?" và "Ơng cụ ấy bao nhiêu tuổi?". Cả hai câu nghi vấn này đều được dùng theo lối trực tiếp, cụ Nghè hỏi để biết thông tin về người mà cụ đang viết câu đối phúng. Vì vậy những người đến xin chữ đã đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi trên. Hai câu hỏi của cụ Nghè là những câu hỏi thuộc loại biểu thức ngữ vi ngun cấp vì nó khơng chứa các động từ ngữ vi.
Dưới đây là bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được dùng đúng với đích ở lời.
Bảng 3.1: Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn dùng đúng với đích ở lời Số lượt và tỉ lệ % Câu nghi vấn Dùng đúng với đích ở lời Số lượt sử dụng Tỉ lệ (%)
Câu nghi vấn thuộc loại biểu thức ngữ vi tường minh 23 6 Câu nghi vấn thuộc loại biểu thức ngữ vi nguyên cấp 359 94