Như trên đã trình bày, hành vi ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng, nó có khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động của người nghe, thậm chí của cả người nói. Hành vi ngơn ngữ, xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và điều kiện sử dụng bao gồm: Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hai loại hành vi ngơn ngữ này có mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau.
* Hành vi ngôn ngữ trực tiếp
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với điều kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng. Chẳng hạn, dùng một phát
ngôn hỏi để thực hiện đích hỏi, dùng một phát ngơn thề để thực hiện đích thề...
Ví dụ (10):
A: Hôm qua cậu đi đâu vậy? B: Tớ đi Hà Nội.
Ở ví dụ này, B đã trả lời đúng ý của A. A không biết hôm qua B đi đâu nên đưa ra thắc mắc. Để đáp lại câu hỏi của A, B đã đưa ra câu trả lời đúng với đích mà A mong đợi. Như vậy, cả A và B đều đã dùng hành vi ngôn ngữ trực tiếp.
* Hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi ngôn ngữ được sử dụng với bề mặt của hành vi ngôn ngữ này nhưng nhằm đạt hiệu quả ở lời của một hành vi ngơn ngữ khác. Có nghĩa là một phát ngơn dùng hành vi ngơn ngữ này nhưng đích lại nằm ở hành vi ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, người nói có thể đưa ra một câu hỏi nhưng không phải thực hiện đích hỏi mà thực hiện đích ở lời khác,
như: để chào, để chất vấn, trách móc,v.v...
Ví dụ (11): A và B hẹn nhau đi chơi nhưng B đến muộn, A đưa ra phát ngôn hỏi:
- Sao bây giờ cậu mới tới?
Ở ví dụ trên, phát ngơn của A là một câu hỏi nhưng được dùng để thực hiện đích trách móc: A trách B đến muộn. Ở đây, A đã sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và B phải dựa vào ngữ cảnh nói năng mà suy ra mà được đích ngơn trung mà A muốn diễn đạt.
Ví dụ (12):
- Bác đi đâu đấy ạ?
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp rất phong phú, cơ chế tạo nên hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng khá đa dạng. Một hành vi ngơn ngữ gián tiếp có thể được thực hiện qua nhiều hành vi ngôn ngữ trực tiếp khác nhau. Và ngược lại, một hành vi ngơn ngữ trực tiếp cũng có thể tạo ra nhiều hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau. Chẳng hạn, hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi có thể được dùng để thực hiện nhiều hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau, hỏi để chào (Ví dụ: Bác đi đâu đấy ạ?), hỏi để đề nghị (Ví dụ: Sao khơng mang áo vào? → đề nghị:
mang áo vào đi!), hỏi để khuyên, để bộc lộ thái độ, để chất vấn, cãi, trách cứ, phản đối, phỏng đoán … Hay hành vi ngơn ngữ gián tiếp u cầu có thể
được thực hiện bằng nhiều hành vi ngơn ngữ trực tiếp như: hỏi để u cầu (Ví dụ: Không thấy mệt à?→ yêu cầu: nghỉ ngơi đi), thơng báo để u cầu (Ví dụ: Tơi mệt rồi. →Yêu cầu: Cho tôi nghỉ)...
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngơn ngữ gián tiếp có mối quan hệ gắn bó với nhau. Có thể nói, hiệu lực của hành vi ngôn ngữ gián tiếp là cái thêm vào hiệu lực của hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Muốn nhận biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trước hết ta phải nhận biết được hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Nhận ra được hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kết quả của hành động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà người nói phát ngơn. Ngồi ra, ngữ cảnh và các biểu thức ngữ vi đặc thù cũng là dấu hiệu giúp nhận biết hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Nhìn chung, khi giao tiếp, người ta địi hỏi phải có sự hồi đáp từ người đang đối thoại với mình. Chính vì thế, tất cả các hành vi ngơn ngữ đều địi hỏi phải có sự hồi đáp. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời, người nói phải có trách nhiệm với phát ngơn của anh ta và anh ta có quyền địi hỏi người đối thoại với mình phải phản ứng lại bằng một hành vi ở lời tương ứng, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong thực tế ta thường gặp các cặp hành vi ngơn ngữ tương thích kiểu:
Chào … chào Hỏi .. trả lời
Cảm ơn… đáp lời cảm ơn
Cầu khiến… chấp nhận/từ chối…
Khi nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp, người nghe sẽ tri nhận và hồi đáp nhằm làm cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao.