Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 46 - 53)

c. Phân loại tiền giả định

2.1.3.Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép

Câu ghép cũng là câu gồm từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị trong đó có tư cách (tương đương) một nịng cốt câu đơn (2 thành phần), tức là khơng có cụm chủ - vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào. Trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, câu có hình thức nghi vấn là câu ghép cũng được sử dụng với một số lượng khá lớn, có tới 469 lượt trong tổng số 1.410 câu nghi vấn được sử dụng, chiếm xấp xỉ 33,3%. Căn cứ vào cấu trúc, kiểu câu này có thể được chia ra thành các tiểu loại: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép chuỗi.

2.1.3.1. Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế của câu có quan hệ bình đẳng với nhau, các vế được liên kết với nhau bởi kết từ hoặc không cần kết từ. Các

kết từ dùng ở câu ghép đẳng lập thường đứng đầu vế cuối, đó là các kết từ: và, và rồi, cịn, mà…Theo thống kê, trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có 166 trường hợp câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép đẳng lập, chiếm xấp xỉ 11,8%. Dưới đây là một vài ví dụ về kiểu câu này:

Ví dụ (10):

- Ơng ni tơi béo? Thế tơi có trả công cho ông không? Bên mua, bên bán, ơng có quyền gì mà hạch? Ơng nên biết, cái quyền tự do của tôi, ông đã cướp mất…

- Quyền tự do của mày? To nhỉ! Ơng có nhốt mày khơng cho mày ra ngoài đâu mà mày bảo mất tự do?

[16, 195]

Trong ví dụ trên có một số câu có hình thức nghi vấn nhưng chỉ ở tham thoại của nhân vật quan lớn thì câu có hình thức nghi vấn mới là câu có cấu tạo là câu ghép đẳng lập, đó là câu: “Ơng có nhốt mày khơng cho mày ra ngồi đâu mà mày bảo mất tự do?”. Sở dĩ như vậy là vì hai vế của câu ghép

này là hai cụm chủ - vị có quan hệ bình đẳng với nhau: vế thứ nhất “ơng có nhốt mày khơng cho mày ra ngoài đâu”, vế thứ hai “mày bảo mất tự do”. Hai vế này được nối kết với nhau bằng kết từ “mà”. Câu nghi vấn này được dùng nhằm mục đích phủ định. Ở đây quan lớn phủ định rằng: Ơng khơng hề cướp mất tự do của vợ.

Ví dụ (11): Me mừng thầm, dỗ:

- Me hiểu được. Me tính như con thì thật là sung sướng. Cái gì me cũng chiều theo ý con. Con xin mặc thức gì, me có tiếc con bao giờ đâu?

- Khơng phải con buồn vì thế. Khổ quá, con lạy me, me cho con nằm yên mà!

Ví dụ 11 là cuộc đối thoại giữa hai mẹ con cô Tuyết. Bà mẹ thấy con buồn thì tìm mọi cách dỗ dành con. Trong phát ngơn của bà mẹ, có câu “Con xin may mặc thức gì, me có tiếc con bao giờ đâu?” là câu nghi vấn có cấu tạo

là câu ghép đẳng lập. Câu ghép đẳng lập này gồm 2 vế mỗi vế là một cụm chủ - vị, vế thứ nhất “con xin may mặc thức gì” và vế thứ hai “me có tiếc con bao giờ đâu” có quan hệ bình đẳng với nhau. Nếu như hai vế của câu ghép đẳng lập là câu nghi vấn ở ví dụ 10 nối kết với nhau bằng kết từ “mà” thì hai vế của câu ghép đẳng lập là câu nghi vấn ở ví dụ 11 khơng phải nối kết với nhau bằng kết từ mà bằng dấu phảy.

2.1.3.2. Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép chính - phụ

Trong số những câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan thì câu ghép chính - phụ có số lượt sử dụng lớn nhất. Theo thống kê có 247 trường hợp, chiếm xấp xỉ 17,5% trong tổng số câu có hình thức nghi vấn được sử dụng.

Câu ghép chính - phụ là loại câu ghép mà trong câu có vế đóng vai trị là vế chính, có vế đóng vai trị là vế phụ. Loại câu ghép này có kết từ làm nhiệm vụ nối kết các vế trong câu. Các kết từ thường dùng để nối kết các vế trong câu ghép chính - phụ thường làm thành cặp, mỗi kết từ đứng trước một vế. Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép chính phụ ra thành các tiểu loại như: Câu ghép chính - phụ có quan hệ ngun nhân - kết quả; Câu ghép chính - phụ có quan hệ điều kiện - hệ quả; Câu ghép chính - phụ có quan hệ đối lập.

a. Câu ghép chính - phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả

Câu ghép chính - phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả là loại câu ghép có một vế chỉ nguyên nhân còn vế kia chỉ kết quả. Loại câu này cũng được dùng để cấu tạo nên câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Với 98 lượt sử dụng, câu nghi vấn có cấu tạo là câu ghép

chính - phụ có quan hệ ngun nhân - kết quả chiếm xấp xỉ 7% tổng số câu nghi vấn mà chúng tơi thống kê được. Ví dụ 12 và 13 dưới đây là những ví dụ về câu có hình thức nghi vấn được cấu tạo từ câu ghép chính - phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả:

Ví dụ (12): “…Hay là vì hắn xù xù ngồi đó, cho nên con chó phải đứng

canh chăng? Hắn liền lẩn ra sau cái cột cổng để dòm vào. Một lúc, quả hắn

thấy con chó lừ lừ ra nằm chỗ khuất ở cạnh tường.” [16, 22]

Ví dụ trên có câu “Hay là vì hắn xù xù ngồi đó,cho nên con chó phải đứng canh chăng?”. Đây là câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối

gián tiếp, bày tỏ sự thắc mắc của người nói về đối tượng. Câu nghi vấn này có cấu tạo là câu ghép chính - phụ có quan hệ ngun nhân - kết quả. Trong đó, cụm chủ vị thứ nhất “hắn xù xù ngồi đó” là vế nêu ngun nhân, cịn cụm chủ vị thứ hai “con chó phải đứng canh chăng” là vế nêu kết quả. Hai vế này được nối kết với nhau bằng cặp quan hệ từ vì - cho nên.

Câu có hình thức nghi vấn là câu ghép chính - phụ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả thường chứa các cặp quan hệ từ như: vì - nên, vì thế - cho nên,...ở đầu mỗi vế. Tuy nhiên, khơng phải câu có hình thức nghi vấn nào là câu ghép chính - phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả cũng có đầy đủ thành phần và các cặp quan hệ từ. Trong nhiều trường hợp, một trong các vế câu có thể bị tỉnh lược thành phần hoặc không chứa các cặp quan hệ từ nhưng dựa vào nội dung của câu ta vẫn thấy được mối quan hệ này.

Ví dụ (13):

- Thế là vì đi ăn mày, anh mới bị bắt đấy à?

- Vâng, chứ cháu có tội gì, mà lần này cũng thế. Lần trước cũng có một ơng quyền giải cháu đi, từ Lạng Sơn về Thái Bình, mất hai ngày.

Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa bà hành khách và thằng bé ăn mày khi bà ta gặp người lính khố xanh giải thằng bé về q. Trong ví dụ, có tham thoại của bà hành khách tồn tại dưới hình thức câu nghi vấn, đó là "Thế là vì đi ăn

mày, anh mới bị bắt đấy à?". Câu nghi vấn này có cấu tạo là câu ghép chính -

phụ gồm hai vế có quan hệ nguyên nhân - kết quả. Song vế thứ nhất của câu có quan hệ từ "vì" cịn ở đầu vế thứ hai thì khơng có quan hệ từ. Đặc biệt là vế thứ nhất của câu bị tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Mặc dù vậy, dựa vào nội dung của câu ta vẫn hiểu được quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu và cũng hồn tồn có thể khơi phục được thành phần chủ ngữ của vế thứ nhất và quan hệ từ ở đầu vế thứ hai bị tỉnh lược. Nếu ở dạng đầy đủ câu trên sẽ là: "Thế là vì anh đi ăn mày nên anh mới bị bắt đấy à?".

b. Câu ghép chính phụ có quan hệ điều kiện - hệ quả

Kiểu cấu tạo này của câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được sử dụng là 86 lượt, chiếm xấp xỉ 6,1%. Xin dẫn ra một ví dụ tiêu biểu về tiểu loại câu này.

Ví dụ (14): Tơi trợn mắt nói:

- Nếu bác thơi, thì tơi làm một mình sao được? Tơi chưa quen việc, vì

từ ngày làm báo, tơi tin ở bác, tơi có biết tí nào đâu? [16, 206]

Ở ví dụ này có phát ngơn của nhân vật “tôi”. Phát ngôn này gồm hai câu có hình thức nghi vấn đều là câu ghép. Trong đó, câu “Nếu bác thơi, thì tơi làm một mình sao được?” là câu ghép chính phụ có quan hệ điều kiện - hệ

quả. Câu ghép này gồm hai vế, vế thứ nhất “bác thôi” nêu lên điều kiện, vế thứ hai “tôi làm một mình sao được” nêu lên hệ quả. Quan hệ điều kiện - hệ quả của câu ghép chính phụ này được thể hiện bởi cặp quan hệ từ nếu - thì. Trong tác phẩm Nguyễn Cơng Hoan, khơng phải trường hợp nào câu nghi vấn có cấu tạo là câu ghép chính - phụ theo quan hệ điều kiện - kết quả cũng ở

dạng đầy đủ kết từ và các thành phần trong các vế câu (dạng điển hình) mà đơi khi nó tơn tại ở dạng thiếu kết từ hoặc thiếu thành phần trong các vế câu (dạng khơng điển hình). Dưới đây là ví dụ về câu nghi vấn dạng này.

Ví dụ (15): “… Phải, có, bà có mang tiền đi. Mà quên sao được thứ cần thiết ấy, khi bà cần sắm mấy thứ hàng mới để mặc nực. Bà nhớ lắm, bà nhớ kỹ lắm. Vả nếu khơng để mở két lấy tiền, thì lúc ấy bà vào buồng giấy ơng làm việc làm gì?”

[16, 526]

Ví dụ này có câu “Vả nếu khơng để mở két lấy tiền, thì lúc ấy bà vào buồng giấy ơng làm việc làm gì?” là câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là

câu ghép chính - phụ mà mối quan hệ giữa hai vế là quan hệ điều kiện - hệ quả. Vế điều kiện là “không để mở két lấy tiền”, vế hệ quả là “bà vào buồng giấy ơng làm việc làm gì”. Hai vế này được liên kết với nhau bằng cặp quan hệ từ (vả) nếu - thì. Tuy nhiên, vế thứ nhất khơng đầy đủ thành phần mà thiếu thành phần chủ ngữ nhưng nếu dựa vào ngữ cảnh ta có thể khơi phục được thành phần bị thiếu này để trở thành câu ghép chính - phụ có quan hệ điều kiện - hệ quả ở dạng đầy đủ là: Vả nếu bà khơng để mở két lấy tiền, thì lúc ấy bà vào buồng giấy ông làm việc làm gì?

c. Câu ghép chính - phụ có quan hệ đối lập

So với kiểu câu có hình thức nghi vấn là câu ghép chính - phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả và quan hệ điều kiện - hệ quả thì câu có hình thức nghi vấn là câu ghép chính phụ có quan hệ đối lập xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan với tần số ít hơn, với 63 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 4,5%. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (16):

- Tao cũng chiểu tình cho nhà mày, nhưng sao trong làng trong nước, chúng mày nỡ cư xử với nhau tận tình thế?

Ví dụ (17):

- Quyền tự do của mày? To nhỉ! Ơng có nhốt mày khơng cho mày ra ngoài đâu mà mày bảo mất tự do?

- Phải, ông chẳng đóng cửa cấm tơi đi lại, song, cái thân tôi, ơng đã nhốt nó vào bốn bức tường trát bằng giấy bạc trộn với cơm, ơng có biết khơng?

[16, 195]

Phát ngơn của ơng Nghị ở ví dụ 16 là câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép chính - phụ. Câu ghép chính - phụ này gồm hai vế, vế thứ nhất “tao cũng chiểu tình cho nhà mày”, vế thứ hai là “chúng mày nỡ cư xử với nhau tận tình thế”. Hai vế này có mối quan hệ đối lập với nhau được thể hiện bởi quan hệ từ “nhưng”. Với phát ngôn này, ông Nghị đồng ý bỏ qua cho hành động bỏ rượu lậu vào ruộng nhà ông ta của vợ chồng Trương Thi, đồng thời bộc lộ thái độ trách móc vợ chồng Trương Thi đã cư xử không tốt với người trong làng trong nước.

Ví dụ 17 là cuộc đối thoại giữa vợ chồng quan phủ. Trong đó, tham thoại của bà vợ “Phải, ơng chẳng đóng cửa cấm tơi đi lại, song, cái thân tơi,

ơng đã nhét nó vào bốn bức tường trát bằng giấy bạc trộn với cơm, ơng có biết khơng?” là câu có hình thức nghi vấn. Câu có hình thức nghi vấn này

được cấu tạo từ câu ghép chính - phụ mà giữa các vế có quan hệ đối lập: “Ơng chẳng đóng cửa cấm tơi đi lại” đối lập với “cái thân tơi, ơng đã nhét nó vào bốn bức tường trát bằng giấy bạc trộn với cơm”. Quan hệ đối lập giữa hai vế trong câu được thể hiện bởi kết từ “song”.

2.1.3.3. Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu ghép chuỗi

Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn là câu ghép chuỗi chỉ có 56 trường hợp, chiếm xấp xỉ 4% tổng số câu có hình thức nghi vấn được sử dụng (56/1.410). Dưới đây là một vài ví dụ:

Ví dụ (18): Viết xong, cụ nhổm phắt dậy, trỏ vào từng chữ mà giảng cho chúng tôi được hiểu thấu cái hay. Cụ Nghè giảng rằng:

- Hạc là con hạc, giá là xe, tiên là cõi tiên, du là chơi, các ông hiểu chưa?

[16 103] Ví dụ (19):

- Đấy nhé, anh chị đã tin chưa? Tôi không ngờ đâu bây giờ anh chị lại khinh người làm vậy. Cậu cũng như mẹ, mà anh nghi cho tôi ăn cắp, anh nghĩ

đã phải chưa?

[16, 156]

Trong ví dụ 18, phát ngơn “Hạc là con hạc, giá là xe, tiên là cõi tiên, du là chơi, các ông hiểu chưa?” là của cụ Nghè nói với những người đến xin

chữ. Phát ngôn này là câu nghi vấn được cấu tạo bởi câu ghép chuỗi gồm năm cụm chủ - vị: cụm thứ nhất “hạc là con hạc”, cụm thứ hai “giá là xe”, cụm thứ ba “tiên là cõi tiên”, cụm thứ tư “du là chơi”, cụm thứ năm “các ông đã hiểu chưa”. Các cụm chủ - vị này tạo thành một chuỗi câu.

Ví dụ 19 là phát ngơn của nhân vật ông cụ trong truyện ngắn Mất cái ví. Ơng cụ đang nói với vợ chồng ơng Tham. Trong phát ngơn có câu “Cậu cũng như mẹ, mà anh nghi cho tôi ăn cắp, anh nghĩ đã phải chưa?” là câu có

hình thức nghi vấn được cấu tạo bởi câu ghép chuỗi gồm ba cụm chủ - vị, đó là các cụm: “cậu cũng như mẹ”, “anh nghi cho tôi ăn cắp” và “anh nghĩ đã phải chưa”. Câu nghi vấn này nhằm hướng tới đích ngơn trung là bộc lộ thái độ tức giận của ông cụ trước việc đứa cháu tỏ ý nghi ngờ ơng lấy cắp cái ví.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 46 - 53)