Một số đơn vị hội thoạ

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 34 - 35)

Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ - Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp. Các đơn vị của hội thoại bao gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Trong 5 đơn vị nói trên, ba đơn vị đầu là những đơn vị lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên), hai đơn vị sau là những đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân nói ra). Dưới đây là một số đơn vị hội thoại được luận văn sử dụng để xử lý đối tượng nghiên cứu.

* Hành vi ngơn ngữ (cịn gọi là hành động phát ngôn, hành động ngôn ngữ) là đơn vị nhỏ nhất của "ngữ pháp hội thoại", là hành động được thực hiện bằng các phát ngôn.

Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia làm hai nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Những hành vi có hiệu lực ở lời là những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các nhân vật hội thoại với nhau. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời thành một tham thoại, người nói có trách nhiệm đối với phát ngơn của anh ta và anh ta có quyền địi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng (Ví dụ: hỏi/trả lời, cầu khiến/đáp ứng...). Còn những hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên một tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tính chất đối thoại.

* Cặp thoại (cặp trao đáp) là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại

do các tham thoại tạo nên. Với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. Căn cứ vào số lượng các tham thoại người ta phân loại cặp thoại thành: cặp thoại một tham thoại và cặp thoại hai tham thoại.

Riêng ở cặp thoại hai tham thoại, tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp.

Ví dụ (13): Sp1: Cậu đã làm bài tập chưa?

Sp2: Tớ làm rồi.

Ví dụ trên là một cặp thoại. Cặp thoại này gồm hai tham thoại. Trong đó, tham thoại của Sp1 là tham thoại dẫn nhập, tham thoại của Sp2 là tham thoại hồi đáp.

* Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích, có tính hồn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại đạt đích. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại bao gồm: đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết thúc. Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc được nghi thức hoá và lệ thuộc rất nhiều yếu tố như: các kiểu cuộc thoại, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích thời gian và hồn cảnh gặp gỡ, sự hiểu biết về nhau, quan hệ thân thuộc giữa những nhân vật hội thoại... Đoạn mở thoại phần lớn mang tính chất đưa đẩy cịn đoạn kết thoại có chức năng tổ chức kết thúc cuộc gặp gỡ.

1.2.4. Lý thuyết về tiền giả định

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 34 - 35)