Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.3. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL

(1 điểm ≤X≤ 3 điểm) STT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tƣơng quan ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC r p

1 Tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ QL và GV nhà trƣờng về Chuẩn nghề nghiệp GV và ý nghĩa của việc ĐG, XLGV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp

2,53 0,56 2,35 0,65 0,35 0,01

2 Nâng cao tính kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy trình ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp

2,67 0,48 2,32 0,58 0,43 0,00 3 Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện

việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả

2,62 0,52 2,28 0,53 0,31 0,01 4 Gắn kết chặt chẽ việc ĐG, XLGV

theo Chuẩn nghề nghiệp với việc xây dựng, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên

2,71 0,46 2,27 0,54 0,46 0,00 5 Tạo các điều kiện, thực hiện cơ chế,

chính sách, chế độ cho việc ĐG, XLGV

2,74 0,41 2,24 0,57 0,23 0,02 6 Quản lí chặt chẽ khâu tự đánh giá,

xếp loại của bản thân giáo viên, phối hợp đồng bộ với khâu đánh giá, xếp loại của các tổ chuyên môn và Hiệu trƣởng

Bảng 3.2. Cách quy gán điểm số cho các mức độ đánh giá Mức độ cần thiết Cần thiết 3 điểm Bìnhthƣờng 2 điểm Ít cần thiết 1 điểm Mức độ khả thi Khả thi 3 điểm Bình thƣờng 2 điểm Ít khả thi 1 điểm

Kết quả khảo nghiệm bảng 3.1 cho thấy mức độ cần thiết đƣợc các khách thể (CBQL và GV) nhận thức ở mức cao với điểm trung bình từ 2,53 đến 2,76 và không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết, tuy nhiên kết quả nhận thức mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất trên chủ yếu ở mức trung bình, trong đó có hai biện pháp đƣợc khảo nghiệm có mức độ cần thiết và mức độ khả thi ở mức cao. Kết quả này tƣơng đồng giữa kết quả nhận thức mức độ cần thiết và kết quả đánh giá mức độ khả thi, bao gồm biện pháp: “Tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ QL và GV nhà trƣờng về Chuẩn nghề nghiệp GV và ý nghĩa của việc ĐG, XLGV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp” và biện pháp “Quản lí chặt chẽ khâu tự đánh giá, xếp loại của bản thân giáo viên, phối hợp đồng bộ với khâu đánh giá, xếp loại của các tổ chuyên môn và Hiệu trƣởng”. Các biện pháp đề xuất còn lại kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi đều ở mức trung bình dao động từ 2,24 đến 2,32 điểm. Sở dĩ có kết quả trên là do GV thấy rằng việc: Tạo các điều kiện, thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên; Gắn kết chặt chẽ việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp với việc xây dựng, phát triển, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên ở các trƣờng THPT hiện nay chƣa thật tốt, chƣa có cơ chế cụ thể. Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy các khách thể nhận thức mức độ cần thiết đều ở mức cao, trong khi đó kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi chủ yếu ở mức trung bình. Đồng thời có sự tƣơng quan ở các biện pháp trên giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

gic.

. Luận văn đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt hoạt động ĐG,

XL : Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ

cán bộ QL và GV nhà trƣờng về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và ý nghĩa của việc ĐG, XLGV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp; Biện pháp 2: Nâng cao tính kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp; Biện pháp 3: Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả; Biện pháp 4:

Gắn kết chặt chẽ việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp với việc xây dựng, phát triển, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ GV; Biện pháp 5: Tạo các điều kiện, thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên; Biện pháp 6: Quản lí chặt chẽ khâu tự đánh giá, xếp loại của bản thân giáo viên; phối hợp đồng bộ với khâu đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trƣởng. Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ với nhau. Do đó cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, không coi thƣờng hay xem nhẹ bất kỳ một biện pháp nào trong quy trình đánh giá và quản lí ĐG, XLGV.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đƣợc trình bày trong ba chƣơng, về cơ bản luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, về quản lý giáo dục nói chung và các khái niệm về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Chuẩn chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; quản lí đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp. Luận văn đã xác định cơ sở lý luận của các biện pháp QL, vận dụng các khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu quá trình quản lý của Hiệu trƣởng trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên ở các trƣờng THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Chính những lý luận này đã định hƣớng và xác lập nên một cơ sở vững chắc giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp.

1.2. Về thực tiễn

Thông qua việc khảo sát thực trạng đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp và hoạt động quản lí đánh giá, xếp loại giáo viên ở các trƣờng THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã nêu lên một cách khái quát về tình hình đội ngũ cán bộ QLGD và giáo viên ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra đúng thực trạng vấn đề đánh giá, xếp loại giáo viên và QL đánh giá, xếp loại giáo viên. Qua các kết quả điều tra, có thể khẳng định rằng hoạt động ĐG, XLGV và quản lý ĐG, XLGV tuy đã có những kết quả tích cực, những cải tiến đáng kể, song trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận không nhỏ các Tổ trƣởng tổ chuyên môn do năng lực còn hạn chế, nên có tình trạng buông lỏng quản lý, còn xem nhẹ vai trò của hoạt động ĐG, XLGV dẫn đến tình trạng đánh giá giáo viên thiếu dân chủ, công khai, không đảm bảo tính khách quan. Việc đánh giá còn nặng về tình cảm, do ngại va chạm và nặng về báo cáo thành tích nên chƣa tạo đƣợc động lực để GV phấn đấu nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn. Điều này cho thấy vấn đề quản lý

ĐG, XLGV càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV và đảm bảo chất lƣợng giáo dục của mỗi nhà trƣờng.

Với các biện pháp tăng cƣờng quản lí của Hiệu trƣởng trong hoạt động ĐG, XLGV ở các trƣờng THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đƣợc nêu trong luận văn, tác giả muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc tăng cƣờng QL của Hiệu trƣởng trong hoạt động ĐG, XLGV ở các trƣờng THPT, đƣa những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của Bộ GD&ĐT đƣợc cụ thể hoá vào hoạt động ĐG, XLGV một cách khoa học, chính xác, thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên THPT của huyện Gia Bình.

Từ những cở sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt hoạt động ĐG, XLGV đƣợc trình bày trong chƣơng 3 của luận văn. Những biện pháp mà tác giả đã đề xuất là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát, trƣng cầu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các cán bộ QL, và chính những ý kiến đóng góp trực tiếp của Hiệu trƣởng, Tổ trƣởng tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở 2 trƣờng THPT trong huyện, đã xác nhận mức độ khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp này. Đồng thời cũng cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu và đã giải quyết đƣợc những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đề ra.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý đƣợc trình bày trong luận văn chƣa phải là những điều mới, những giải pháp tối ƣu nhất, nhƣng với việc hệ thống hoá các biện pháp quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động ĐG, XLGV ở các trƣờng THPT huyện Gia Bình, tác giả hy vọng sẽ đóng góp ít nhiều cho công tác quản lý giáo dục THPT nói chung.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD-ĐT

Có sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao và định hƣớng cho các địa phƣơng làm tốt công tác bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại giáo viên để giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp và nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn một cách nhanh nhất.

Cần có những giải pháp tuyển chọn từ khâu đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra ở mạng lƣới các trƣờng Đại học Sƣ phạm độc lập thực sự có chất lƣợng. Thành lập các Viện nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là Giáo dục học so sánh ngay tại các trƣờng Đại học Sƣ phạm để nắm bắt thực trạng giáo dục của ta và các nƣớc trên thế giới, thực trạng đào tạo giáo viên, từ đó tham mƣu với Chính phủ về chiến lƣợc phát triển giáo viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Kịp thời có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, cũng nhƣ các tài liệu khoa học để tổ chức chỉ đạo việc đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp đánh giá giáo viên, các mức độ đáp ứng chuẩn cần cụ thể hóa hơn nữa.

Trong chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho lãnh đạo các nhà trƣờng THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức hàng năm cần chú ý hơn đến quy trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, kịp thời phát huy những nhân tố mới trong công tác này và trong công tác quản lý trƣờng THPT nói chung. Kiến thức khoa học QLGD cần đƣợc cập nhật, đa dạng, liên thông không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trƣờng mà phải trên diện rộng và nhiều vùng khác nhau.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)