Nghiên cứu về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Nghiên cứu về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

a) Ở nước ngoài

Để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, tác giả xin tóm tắt lại một số bài báo, bài viết và một vài công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.

* Chương trình ĐGGV theo Chuẩn của Mỹ

Vào thập niên 80 của thế kỉ XX, Hiệp hội giáo dục Quốc gia (National Education Association), viết tắt là NEA [40] đã đƣa ra một tổng quan tài liệu nghiên cứu về hệ thống ĐGGV. Tài liệu này cung cấp nền tảng để thảo luận làm thế nào thiết kế và thực hiện hệ thống ĐGGV để đạt đƣợc mục tiêu. Koppich viết rằng “ĐG có hai chức năng cổ điển chính là cải tiến và trách nhiệm giải trình. ĐG tốt là loại ĐG duy trì phát triển chuyên môn tốt” [39]. Tuy nhiên thực tiễn hệ thống ĐGGV bấy giờ thƣờng thiếu đồng bộ với tiêu chuẩn chƣơng trình và nỗ lực phát triển chuyên môn, và không mang lại kết quả hỗ trợ giảng dạy có mục tiêu [45],[46]. Hệ thống đánh giá này dựa trên kinh nghiệm và thâm niên giảng dạy đƣợc ƣu tiên, hệ thống nhƣ vậy cho phép GV dạy kém vẫn tồn tại trong lực lƣợng lao động sƣ phạm trong khi đó thất bại đối với việc công nhận và vinh danh GV xuất sắc [38]. Điều này thƣờng dẫn đến một văn hóa mà cả GV và nhà QL không xem ĐG là một quá trình nghiêm túc, xếp hạng cao đƣợc kì vọng, và xếp hạng kém đƣợc xem là sự “sỉ nhục cá nhân” hơn là cơ hội cải tiến [41]. Khắc phục những hạn chế của hệ thống đánh giá trên, báo cáo năm 1987 của Tổ hợp Carnegie “Chƣơng trình quốc gia chuẩn bị GV cho thế kỉ 21” đã dẫn tới việc lập ra Vụ Quốc gia Mỹ về Chuẩn nghề nghiệp của GV Mỹ tạo cho GV ở khắp nƣớc Mỹ, không kể bằng cấp ban đầu và nơi họ đăng kí hành nghề, đƣợc kiểm tra để đƣợc công nhận là “đạt” sau khi họ có tối thiểu là ba năm giảng dạy[9].

* Chương trình ĐGGV theo Chuẩn của Anh [9]

Cục đào tạo GV Anh đã tài trợ cho việc soạn thảo các Chuẩn nghề nghiệp kết nối ba tiêu chuẩn nhằm yêu cầu các GV trung học phải đạt đƣợc các

Chuẩn để đủ tƣ cách đảm nhiệm công việc. Giáo sinh khi tham gia các khóa học sƣ phạm sau một thời gian thực tập tại trƣờng phổ thông, phải chứng tỏ có những khả năng theo quy định của bộ Chuẩn. Việc kiểm tra, đánh giá so sánh với các tiêu chuẩn quy định cho mỗi ngƣời đƣợc ghi lại vào cuối chƣơng trình thực tập. GV không đạt kết quả sau năm dạy đầu tiên sẽ không đƣợc công nhận đủ tƣ cách GV và phải từ bỏ nghề dạy học.

b) Ở Việt Nam

Theo tác giả Nguyễn Kim Dung, chất lƣợng của GV tiểu học có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục tiểu học. Trong hoạt động đánh giá GV tiểu học, vấn đề thƣờng đƣợc các nhà QL chú ý đến là năng lực giáo dục và năng lực dạy học của ngƣời GV[43]. Tiếp theo, để đảm bảo chất lƣợng giáo dục ở bậc THCS, luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Đỗ Ngọc Bích đã phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng trƣờng THCS. Qua nghiên cứu này, tác giả đề xuất cách tiếp cận phức hợp của Hiệu trƣởng trƣờng THCS trong kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và giáo dục của GV[16].

Liên quan đến đánh giá giảng viên, Tác giả Lê Đình [44] đã cung cấp một số thông tin về các khái niệm cơ bản của ĐG giảng dạy. Tác giả đã phân biệt hai loại ĐG giảng dạy, đó là: ĐG hình thành và ĐG tổng kết và tác giả cho rằng hai loại ĐG trên cần phải tách biệt nhau. Vì ĐG hình thành hƣớng đến tƣơng lai (propestive) làm cho giáo viên phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu đã có trong quá khứ. Còn ĐG tổng kết hƣớng về quá khứ (retrospective), nhằm mục đích ĐG các thành tích cụ thể mà GV đã thu đƣợc. Chính vì điều đó tác giả cho rằng không nên lấy các thông tin thu đƣợc trong ĐG hình thành sử dụng trong ĐG tổng kết, ngoại trừ đƣợc GV tự nguyện đồng ý. Ngoài ra, tác giả Lâm Quang Đông [18] đã cho cái nhìn tổng thể về công tác đánh giá giảng viên tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội với mục tiêu là đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Bài viết đã chia

sẻ một số những phát hiện và kinh nghiệm về những vấn đề trong công tác đánh giá giảng viên nhƣ: đối tƣợng tham gia đánh giá và cách tiến hành đánh giá giảng viên; tiêu chí đánh giá giảng viên; cách thức phản hồi kết quả ĐG cho những đối tƣợng quan tâm và sử dụng kết quả ĐG. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến công tác đánh giá giảng viên ở bậc đại học.

Báo cáo: Khảo sát và đánh giá chất lƣợng nhà giáo năm 2005[22] các chuyên gia của Viện chiến lƣợc Giáo dục đã đƣa ra một bộ câu hỏi cốt lõi có tính chất dùng chung (hƣớng dẫn) cho việc xây dựng bộ câu hỏi ĐGGV mọi cấp học. Các câu hỏi có tính chất hƣớng dẫn cho các chuyên gia ở mỗi cấp học xây dựng bộ câu hỏi đo lƣờng chất lƣợng giáo viên:

- Chấp hành Luật pháp Nhà nƣớc, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và qui định của Ngành;

- Yêu nghề và tận tụy với nghề;

- Hoàn thành các công việc đƣợc giao;

- Có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực nhằm đổi mới dạy học;

- Tôn trọng học sinh, không phân biệt đối xử, hoặc trù dập HS;

- Xây dựng và duy trì việc tiếp xúc gặp gỡ thân mật và chính thức với cha mẹ/ ngƣời đỡ đầu của HS;

- Có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị;

- Có kiến thức chuyên sâu cần thiết để dạy đƣợc các môn học đƣợc phân công giảng dạy;

- Có kiến thức cần thiết để dạy đƣợc các chuyên đề tự chọn (nâng cao) hoặc các chuyên đề chuyên sâu trong chƣơng trình môn học đƣợc phân công giảng dạy;

- Hiểu đƣợc các chủ trƣơng, chính sách lớn của Ngành và vận dụng trong dạy học/ giáo dục;

- Có kiến thức về nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa mới (hoặc tự nghiên cứu, bổ sung và hiện đại hóa nội dung chƣơng trình môn học);

- Có hiểu biết về những PPDH nhằm tăng tính tích cực của ngƣời học; - Có hiểu biết về các phƣơng pháp kiểm tra ĐG kết quả học tập;

- Biết thiết kế bài giảng/ lập kế hoạch bài học;

- Sử dụng các PPDH để giúp ngƣời học hiểu bài và phát triển các kĩ năng cần thiết;

- Thiết lập môi trƣờng học tập trong đó mọi ngƣời suy nghĩ và ý kiến đều đƣợc tôn trọng; HS tự do đặt câu hỏi và trình bày ý kiến;

- Biết sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học; - Biết ứng dụng CNTT trong dạy học;

- Biết kiểm tra, ĐG và phân tích kết quả học tập của HS;

- Sử dụng ngoại ngữ để phục vụ bổ sung bài giảng và nghiên cứu khoa học;

Ở bậc THPT, từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và Thông tƣ hƣớng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên[7], nhƣng vận dụng Chuẩn vào đánh giá giáo viên và QL việc đánh giá nhƣ thế nào? Cho đến nay, theo những tài liệu mà tác giả có đƣợc hầu nhƣ chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về QL hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng trƣờng THPT. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả muốn xác định rõ hơn cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng năng lực QL của Hiệu trƣởng trong viêc áp dụng Chuẩn vào ĐG, XLGV. Từ đó, đề xuất một số biện pháp tăng cƣờng quản lý cho Hiệu trƣởng trong việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)