Biện pháp 5: Tạo các điều kiện, thực hiện cơ chế, chính sách,

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Biện pháp 5: Tạo các điều kiện, thực hiện cơ chế, chính sách,

cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên

a) Mục tiêu của biện pháp

* Tạo động lực cho GV tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp, tự bồi dƣỡng nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn.

* Sắp xếp bố trí lại, hoặc cho thôi việc những GV không đạt Chuẩn nghề nghiệp.

b) Nội dung của biện pháp

* Khuyến khích bằng lợi ích vật chất để GV phấn đấu theo Chuẩn.

* Tạo cơ chế để hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả.

* Trang bị hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị phục vụ hữu hiệu cho hoạt động giáo dục.

* Thực hiện tốt quy chế dân chủ trƣờng học, đảm bảo thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về các chế độ đãi ngộ đối với GV.

c) Cách thức tiến hành của biện pháp

* Tăng cƣờng và chăm lo đến việc đầu tƣ phát triển, quản lý đội ngũ GV. Việc đầu tƣ xây dựng đội ngũ GV cũng chính là đầu tƣ cho phát triển giáo dục. Đầu tƣ cho quản lý, xây dựng đội ngũ GV đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu sẽ góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển bền vững và ổn định. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển đội ngũ giáo viên bằng việc khuyến khích và có chế độ thỏa đáng cho những GV tham gia học tập, nghiên cứu, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cấp kinh phí và khen thƣởng cho những GV có đề tài nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức dạy học và giáo dục. Đầu tƣ cho GV tham gia học tập chuyên đề nâng cao, những nội dung mới và những lĩnh vực chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc của GV.

* Đầu tƣ bồi dƣỡng phát triển các GV bộ môn còn mỏng, còn non kém trong nhà trƣờng và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các GV có kinh nghiệm ở những bộ môn này.

* Hiệu trƣởng tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề theo nhu cầu của chuyên môn của GV, các hoạt động đoàn thể trong khả năng và điều kiện cho phép của nhà trƣờng.

* Thực hiện tốt và triệt để dân chủ trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trƣờng là góp phần tích cực vào sự công bằng, tiến bộ của nền giáo dục và toàn xã hội. Thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng trƣớc hết là phát huy quyền làm chủ của đội ngũ GV ở các khâu để đánh giá, tuyển chọn, bồi dƣỡng, sử dụng và QL giáo viên, trong hoạt động QL của Hiệu trƣởng cần thể hiện sự dân chủ. Việc xây dựng Chuẩn đánh giá và các chỉ số dùng làm thƣớc đo cần có sự tham khảo lấy ý kiến tổng hợp của tập thể CBQL và GV, nhân viên. Dân chủ hoá hoạt động trƣờng học ngoài những vấn đề nêu trên còn thể hiện ở chỗ công khai khi đánh giá, xếp loại công tác phong trào và các danh hiệu thi đua.

* Đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nƣớc đối với GV. Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến lao động sƣ phạm của đội ngũ các thầy cô giáo, tuy chƣa thực sự đảm bảo chăm lo đầy đủ về đời sống, về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV, song các chế độ đãi ngộ cho ngành giáo dục cũng có tác động khích lệ lớn đến tinh thần làm việc của đội ngũ GV. Các chính sách bồi dƣỡng GV, sử dụng GV đào tạo trên Chuẩn ở Bắc Ninh đƣợc đặc biệt quan tâm ( Trợ giúp 30 000 000 đồng mỗi GV khi học xong Cao học).

* Khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tinh thần để GV phấn đấu theo Chuẩn Chăm lo đời sống cho GV, động viên, khen thƣởng GV có nhiều cách và tùy thuộc vào tính cách của từng đối tƣợng. Trong các đợt phát động thi đua hƣởng ứng phong trào tích cực học tập, bồi dƣỡng để vƣơn lên Chuẩn và nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn do nhà trƣờng phát động thì khi sơ kết, tổng kết

phải tuyên dƣơng khen thƣởng kịp thời. Lấy những tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt làm nhân tố điển hình để nhân rộng ra. Giới thiệu và đề nghị cấp trên khen thƣởng cho những GV đạt thành tích xuất sắc.

* Giao cho những GV có chí hƣớng phấn đấu vƣơn lên Chuẩn những việc khó để họ có cơ hội thể hiện và bộc lộ tài năng cũng nhƣ thế mạnh của bản thân nhƣ: làm tổ trƣởng, nhóm trƣởng, khối trƣởng; phụ trách và tham gia vào các hoạt động đoàn thể, trực tiếp giúp đỡ những GV yếu kém…

* Trên cơ sở kết quả đánh giá các giáo viên, nhà trƣờng kiến nghị lên Sở GD&ĐT việc chuyển đổi nhiệm vụ GV hoặc cho thôi việc những GV chƣa đạt Chuẩn nghề nghiệp.

Trƣớc khi chuyển đổi nhiệm vụ hoặc buộc thôi việc, đối tƣợng đƣợc gia hạn thời gian khắc phục (trong phạm vi 02 học kì), trong thời gian gia hạn này giáo viên phải nỗ lực tự bồi dƣỡng:

-Rèn luyện tác phong, đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị, tin tƣởng vào đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc. Thực hiện tốt cuộc vận động “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, rèn luyện phấn đấu theo “Một số quy định về chuẩn mực nhà giáo tỉnh Bắc Ninh”

- Học bồi dƣỡng nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ, CNTT để áp dụng vào dạy học.

- Bồi dƣỡng chuyên môn qua tự học, tự nâng cao trình độ, qua bạn đồng nghiệp, qua các lớp tập huấn, qua sách báo tài liệu mạng Internet.

- Sau thời gian khắc phục sẽ đƣợc kiểm tra, đánh giá lại theo quy trình, nếu GV không có chuyển biến vẫn xếp loại “không đạt Chuẩn nghề nghiệp” thì sẽ bị chuyển đổi nhiệm vụ, việc chuyển đổi cụ thể sẽ tùy mức độ từ không trực tiếp đứng lớp đến cho thôi việc. Chế độ chuyển đổi nhiệm vụ tùy mức độ mà áp dụng một trong hai hình thức sau đây:

+ Chuyển đổi nhiệm vụ không trực tiếp đứng lớp, chuyển sang làm công tác thƣ viện, hành chính, hoặc chuyển sang đơn vị khác có nhu cầu nếu đơn vị cũ không còn định biên đội ngũ gián tiếp theo quy định. Nếu đơn vị khác không có nhu cầu hoặc cá nhân GV không thể đi đƣợc thì giải quyết cho thôi việc.

+ Cho thôi việc giải quyết chế độ trợ cấp, chính sách cho thôi việc thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ.

3.3.6. Biện pháp 6: Quản lí chặt chẽ khâu tự đánh giá, xếp loại của bản thân giáo viên; phối hợp đồng bộ với khâu đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng

a) Mục tiêu của biện pháp

- ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong QL của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT, nó tạo ra một nền tảng vững chắc về trật tự kỷ cƣơng, tạo môi trƣờng làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Đánh giá đúng đối tƣợng, đúng thực lực đội ngũ hiện có của nhà trƣờng, công khai kết quả đánh giá.

b) Nội dung của biện pháp

- Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của GV về phẩm chất, về năng lực nghề nghiệp của mình nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Mặt khác, cũng cần hình thành “Văn hóa làm theo Chuẩn”, mong muốn sống và làm việc theo Chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề.

- Thực trạng cho thấy, kết quả ĐGGV hằng năm chƣa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi còn gây nên sự mất đoàn kết. Chúng ta phấn đấu để tiến tới GV muốn đƣợc đánh giá, với mục đích thu nhận phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện nghề nghiệp, phấn đấu đạt thành tích cao trong chuyên môn, để từ đó có quyền lợi (quyền đƣợc làm việc, đƣợc nâng lƣơng, đƣợc thăng tiến, đƣợc tôn vinh,…) khắc phục đƣợc tình trạng ngại đánh

giá của GV, từ đó họ muốn đƣợc đóng góp để hoàn thiện mình. Như vậy, cần có chế tài kết hợp việc tự giác của từng GV và đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng hai điểm này cần hài hòa với nhau.

c) Cách thức tiến hành của biện pháp

* Để GV tự giác đánh giá và làm theo Chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trƣởng phải chỉ đạo nghiêm túc nền nếp dạy học

+ Tổng hợp các văn bản, các qui định, qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trƣờng trung học phổ thông; hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của sở Giáo dục và Đào tạo; những qui định về công tác khen thƣởng, kỷ luật, các tiêu chí thi đua, các tiêu chí đánh giá xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp...

+ Cụ thể hóa những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn thành những yêu cầu đối với cán bộ, giáo viên và học sinh phải thực hiện.

+ Cụ thể hóa các yêu cầu thực hiện các qui chế chuyên môn: Thực hiện chƣơng trình, nền nếp dạy học, kiểm tra, chấm điểm, chữa bài, sử dụng đồ dùng dạy học, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên...

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể cho đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

+ Phân công giảng dạy cho giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Sắp xếp thời khóa biểu khoa học đảm bảo cho việc dạy và học đƣợc ổn định.

+ Xây dựng nền nếp sử dụng phƣơng tiện và đồ dùng dạy học.

+ Qui định và QL nền nếp và chất lƣợng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: Trao đổi, thảo luận, lựa chọn các phƣơng pháp phù hợp cho từng bài dạy và phù hợp với nội dung của chƣơng trình mới.

+ Xây dựng các thang điểm đánh giá nội dung giờ dạy trên lớp, đánh giá việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của giáo viên, thực hiện chƣơng trình, ghi sổ đầu bài, sổ báo giảng, việc kiểm tra, vào điểm...

+ Qui định rõ các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, sổ báo giảng, sổ công tác, sổ tự bồi dƣỡng, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học.. Nếu là giáo viên chủ nhiệm cần có thêm: sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi học sinh, sổ liên lạc.

+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ học sinh.

+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho học sinh nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác của học sinh.

+ Giao cho phó Hiệu trƣởng và các tổ trƣởng chuyên môn QL các nền nếp chuyên môn: ngày công, giờ công, tiến độ chƣơng trình, tiến độ cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn...

+ Giao cho phó Hiệu trƣởng phụ trách cơ sở vật chất và Đoàn thanh niên theo dõi việc thực hiện kỷ cƣơng nền nếp của các tập thể học sinh.

+ Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết, nhận xét, bình xét thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của giáo viên trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc cuộc họp Hội đồng và của học sinh vào giờ chào cờ đầu tuần.

* Sự phối hợp đồng bộ khâu ĐG, XLGV của các TCM và Hiệu trƣởng: Trong thực tiễn, có sự khác nhau về kết quả đánh giá giữa hai nhóm đối tƣợng là GV tự đánh giá và CBQL đánh giá (TTCM và Hiệu trƣởng), có thể do yếu tố chủ quan chi phối, do quan điểm của từng đối tƣợng khác nhau, cách hình thành thang đánh giá khác nhau dù có cùng nguồn minh chứng, luận cứ đƣa ra, đó chính là sự khác biệt giữa nguồn “minh chứng” và “chất lƣợng minh chứng”. Bên cạnh đó, mức độ đáp ứng còn có sự khác nhau do ảnh hƣởng của các yếu tố giới, thâm niên công tác, đơn vị công tác.

Hiệu trƣởn

) để đƣa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trƣờng.

Trong trƣờng hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của TCM, Hiệu trƣởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với Tổ trƣởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trƣờng, hoặc các tổ chức, tập thể trong trƣờng và GV trƣớc khi đƣa ra quyết định của mình. Đối với các trƣờng hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, Hiệu trƣởng cần tham khảo ý kiến của các Phó Hiệu trƣởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trƣớc khi đƣa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên đƣợc ghi vào

(Phụ lục 4, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT).[10]

Hiệu trƣởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.

Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhƣng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trƣởng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 96)