Các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá, xếp loại giáo

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá, xếp loại giáo

Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT

* Khái niệm biện pháp, biện pháp quản lý

- Biện pháp:

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể [25]. Nhƣ biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật…

- Biện pháp quản lý: Là những cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý thực hiện trong một chu trình quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra[25].

* Sau đây là những biện pháp quản lý cụ thể của Hiệu trƣởng trong hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

a) Quản lý việc xây dựng kế hoạch [7]

- Chủ trì xây dựng kế hoạch ĐG, XLGV theo Chuẩn theo từng năm học. - Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu, nội dung, các bƣớc triển khai, đánh giá. - Bản kế hoạch phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của trƣờng trung học phổ thông.

- Có tính đồng bộ từ khâu giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá, đến Hiệu trƣởng nhà trƣờng đánh giá.

- Bản kế hoạch có tính khả thi.

b) Quản lý việc tổ chức bộ máy đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp[7]

- Thành lập Hội đồng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận.

- Tiến hành công việc theo kế hoạch.

- Phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng bộ phận.

- Tạo ra sự đồng bộ về cơ cấu và chức năng giữa các bộ phận.

c) Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.[7]

- Chỉ đạo các bộ phận triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Động viên, góp ý cho giáo viên phấn đấu đạt Chuẩn.

- Tổ chức bồi dƣỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên.

- Chỉ đạo, phối hợp các lực lƣợng đánh giá từ phía nhà trƣờng và các tổ chức có liên quan nhƣ Công đoàn; Đoàn thanh niên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh các lớp.

d) Kiểm tra kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp[7]

- Thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn giáo viên, các bộ phận tham gia bồi dƣỡng, đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Tổ chức chặt chẽ các khâu đánh giá, phân loại giáo viên từ khâu giáo viên tự đánh giá, xếp loại cho đến tổ chuyên môn và Hội đồng đánh giá nhà trƣờng.

- Rút kinh nghiệm việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT

a) Các yếu tố chủ quan

- Những phẩm chất và năng lực quản lí của Hiệu trƣởng: Muốn quản lí tốt hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT, Hiệu trƣởng phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trƣờng, quản

lí giáo viên trong trƣờng bằng chính nhân cách, năng lực của mình, phải nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, chỉ đạo đúng hƣớng, đúng mục tiêu cấp học[36].

- Hiệu trƣởng phải là ngƣời có trình độ nghiệp vụ quản lí cao, có năng lực quản lí sâu đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lí của bản thân.

- Để quản lí tốt việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trƣởng phải có kiến thức sâu về môn học mình đƣợc đào tạo, và hiểu biết cơ bản chƣơng trình môn học khác, phải nắm vững các phƣơng pháp giảng dạy, phải có năng lực kiểm tra đánh giá, vận dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên.

- Hiệu trƣởng phải khách quan trong ĐG, XLGV, nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp trong từng năm học, có kế hoạch bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị.

b) Các yếu tố khách quan

- Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Sở GD&ĐT đối với nhà trƣờng, giúp nhà trƣờng kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đƣa hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và tổ chức trong nhà trƣờng: các Phó hiệu trƣởng, Tổ trƣởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thƣ Đoàn thanh niên... trong việc ĐG, XLGV. Để quản lí tốt việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức trong tập thể nhà trƣờng để tạo nên tạo chuyển biến về chất trong hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Điều kiện về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh THPT. Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lí việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng. Quy mô lớp, sử dụng giáo viên cho phù hợp đáp ứng

nhu cầu của ngƣời học theo hƣớng phân hóa, phân luồng học sinh THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trƣởng để vận dụng Chuẩn vào ĐG, XLGV.

- Điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trƣờng là các phƣơng tiện phục vụ cho công tác giảng dạy nhƣ bàn ghế, phòng học, phòng thƣ viện, phòng thí nghiệm và các phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học khác. Ngoài ra còn có các phƣơng tiện kĩ thuật khác đồng thời phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh từ đó đánh giá năng lực sử dụng phƣơng tiện dạy học của giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản sau đây:

1) Nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở nƣớc ngoài và Việt Nam.

2) Nghiên cứu hoạt động ĐG, XLGV và QL hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT.

3) Nghiên cứu các Văn bản pháp quy về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Hƣớng dẫn vận dụng Chuẩn vào ĐG, XLGV giáo viên trung học.

Hiệu trƣởng là ngƣời cuối cùng quyết định kết quả ĐG, XLGV, chính vì vậy Hiệu trƣởng cần tìm ra những biện pháp QL để nâng cao hiệu quả ĐG, XLGV. Các biện pháp quản lý cụ thể của Hiệu trƣởng đƣợc xác định trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ĐG, XLGV và thực trạng QL hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT. Bởi thế nghiên cứu lý luận có ý nghĩa định hƣớng quan trọng cho Hiệu trƣởng nhà trƣờng xây dựng và áp dụng các biện pháp QL cụ thể để đạt hiệu quả cao.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH

2.1.Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lí đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng trƣờng THPT Lê Văn Thịnh và THPT Gia Bình 1 là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tăng cƣờng quản lí của Hiệu trƣởng trong việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao kết quả đánh giá, xếp loại và bồi dƣỡng GV.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT Lê Văn Thịnh và THPT Gia Bình 1.

- Thực trạng hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT Lê Văn Thịnh và THPT Gia Bình 1.

- Thực trạng quản lí của Hiệu trƣởng trong việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THPT Lê Văn Thịnh và THPT Gia Bình 1.

2.1.3. Khách thể khảo sát

Cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trƣờng THPT Lê Văn Thịnh và THPT Gia Bình 1 bao gồm: 27 Cán bộ quản lí (BGH, Tổ trƣởng, Tổ phó chuyên môn, Bí thƣ ĐTN, Chủ tịch CĐ), 148 Giáo viên, 75 Trƣởng Ban đại diên cha mẹ học sinh các khối lớp.

2.1.4. Phương pháp và cách tiến hành khảo sát

2.1.4.1. Các phương pháp khảo sát thực trạng

- Phƣơng pháp điều tra bằng trƣng cầu ý kiến: Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến (Phụ lục) để điều tra thực trạng hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo

Chuẩn nghề nghiệp, thực trạng quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục HS của GV để bổ sung cho phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến thông qua mẫu biên bản quan sát.

2.1.4.2. Cách tiến hành khảo sát

Phát phiếu trƣng cầu ý kiến và hƣớng dẫn khách thể trả lời vào phiếu đồng thời kết hợp với việc quan sát hoạt động dạy học, giáo dục của GV, hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp, hỏi trực tiếp khách thể những vấn đề liên quan đến đề tài.

Bảng 2.1. Cách quy gán điểm số cho các mức độ đánh giá

Mức độ cần thiết Cần thiết 3 điểm Bình thƣờng 2 điểm Ít cần thiết 1 điểm Mức độ thực hiện Tốt 3 điểm Bình thƣờng 2 điểm Chƣa tốt 1 điểm Mức độ ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều 3 điểm Ảnh hƣởng bình thƣờng 2 điểm Ảnh hƣởng ít 1 điểm

2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Gia Bình nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh đƣợc tách ra từ huyện Gia Lƣơng vào năm 1999. Phía Tây giáp huyện Thuận Thành, phía Đông là sông Thái Bình ngăn cách với tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp Huyện Lƣơng Tài, phía Bắc giáp huyện Quế Võ. Gia Bình có một mặt tiếp giáp với sông Đuống với chiều dài 22.7Km.[37]

Theo số lƣợng thống kê của phòng thống kê huyện Gia Bình tính đến năm 2012, Gia Bình có diện tích 107.5 km2

, dân số gồm 93.290 ngƣời và mật độ dân số là 868 ngƣời /1km2

thành phần dân tộc 100% là ngƣời kinh. So với toàn tỉnh, huyện Gia Bình là huyện trung bình tính cả về diện tích và dân số của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Gia Bình có 13 xã và 1 thị trấn.[37]

2.2.2. Kinh tế, xã hội

- Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông - lâm - ngƣ nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại. Những năm gần đây mức tăng trƣởng kinh tế hàng năm là 9.9% trở lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời mới đạt ở mức 841USD/năm. Hệ thống giao thông, điện, đƣờng, trƣờng, trạm đang đƣợc nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phƣơng nhƣ đƣờng liên thôn, liên xã đã đƣợc bê tông hoá, 100% các thôn xóm đã có điện phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế của địa phƣơng; 100% các trƣờng từ tiểu học đến trung học đều đƣợc kiên cố hóa[37].

- Về văn hoá- xã hội

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Gia Bình luôn luôn quan tâm tới lĩnh vực văn hoá - xã hội. Xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: quản lí chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hoá chống văn hoá phẩm đồi trụy, bảo vệ và phát huy tốt di sản văn hoá dân tộc và của địa phƣơng; xây dựng môi trƣờng văn hoá lành mạnh. Tích cực giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Chăm lo công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kế hoạch hoá gia đình, tăng cƣờng hoạt động thể dục thể thao văn hóa văn nghệ, thực hiện các chính sách, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc và năng cao sức khoẻ nhân dân. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào công giáo. Tăng cƣờng công tác quản lí nhà nƣớc về tôn giáo. Tiếp tục củng cố, xây dựng các tổ chức hội vững mạnh, tham gia có hiệu quả vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội [37].

2.2.3. Giáo dục THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

2.2.3.1. Tình hình đội ngũ giáo viên THPT huyện Gia Bình

Bảng 2.2: Thống kê tình hình đội ngũ GV THPT huyện Gia Bình năm học 2012-2013 Cơ cấu CBQL GV SL % SL % Số lƣợng 27 148 Giới tính Nam 14 51.9 70 47.3 Nữ 13 48.1 78 52.7 Tuổi <30 0 0.0 63 42.6 30-40 10 37.0 65 43.9 >40 17 63.0 20 13.5 Trình độ chuyên môn Cao đẳng 0 0.0 0 0.0 Đại học 2 7.4 138 93.2 Thạc sĩ 25 92.6 10 6.8 Tiến sĩ 0 0.0 0 0.0 Thâm niên công tác 1-5 năm 0 0.0 6 4.1 5-10 năm 5 18.5 60 40.5 10-15 năm 15 74.1 65 43.9 >15 năm 2 7.4 17 11.5

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo)[31]

Số liệu bảng 2.2 cho thấy: Đội ngũ CBQL và giáo viên 100 % đƣợc đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó số CBQL và giáo viên đạt tình độ Thạc sĩ là 35 ngƣời chiếm 20%. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, các trƣờng THPT trong huyện khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ và hiện nay 2 trƣờng có 5 GV đang chuẩn bị bảo vệ luận văn Thạc sĩ và 8 ngƣời đang học Cao học. Về độ tuổi, các trƣờng THPT đang trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ, số lƣợng GV trẻ dƣới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao 42,6%, GV trong độ tuổi 30- 40 là 43,9% đang ở độ tuổi chín thuận lợi cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp của GV. CBQL là những ngƣời có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 81,5% có kinh nghiệm quản lý, thuận lợi cho quản lí các hoạt động dạy học, giáo dục nói chung của nhà trƣờng.

- Giáo dục THPT huyện Gia Bình có đội ngũ GV tƣơng đối đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, 100% GV đạt Chuẩn và trên Chuẩn đào tạo. Thầy, cô giáo có chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, đội ngũ CBQL giáo dục huyện Gia Bình đã đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng 100% CBQL đã đƣợc học qua lớp bồi dƣỡng QLGD. Năng lực, trình độ QL nhà nƣớc, QL chuyên môn ngày càng đƣợc nâng lên.

2.2.3.2. Chất lượng HS đỗ tốt nghiệp THPT và Đại học& Cao đẳng

Bảng 2.3: Kết quả tốt nghiệp THPT, đỗ ĐH&CĐ của học sinh lớp 12 huyện Gia Bình Năm học Số HS lớp 12 Xếp loại tốt nghiệp Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp (%) Tỷ lệ đỗ ĐH&CĐ (%) Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 2009-2010 1105 31 2.8 227 20.5 845 76.5 99.8 64 2010-2011 1061 35 3.3 250 23.6 776 73.1 100 74,5 2011-2012 1065 37 3.5 339 31.8 689 64.7 100 75

(Nguồn: Sở GD&ĐT Bác Ninh)[31]

Nhận xét bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ HS tốt nghiệp xếp loại giỏi qua các năm dao động xung quanh 3,3 %, tỷ lệ này cao hơn vào năm 2012-2013 (3,5%) và thấp hơn vào năm 2009-2010(2,8 %). Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT vào loại cao trong tỉnh, tỷ lệ này đạt cao vào năm học: 2011-2012, 2012-2013:100%. Tỷ lệ HS đỗ ĐH&CĐ ngày càng cao, tỷ lệ này năm học: 2012-2013 là 75% .

2.2.3.3. Tình hình cơ sở vật chất, số học sinh các trường THPT huyện Gia Bình Bảng 2.4: Tổng hợp cơ sở vật chất, số học sinh các trƣờng THPT huyện Gia Bình TT Trƣờng THPT Loại trƣờng Số lớp Số HS Phòng thiết bị Thí nghiệm Vi tinh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)