8. Cấu trúc luận văn
3.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo Sở GD&ĐT, đứng ra tổ chức các chƣơng trình, kế hoạch và nội dung trong các Hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Các phòng chức năng Sở GD&ĐT phải thƣờng xuyên kiểm tra tính hiệu quả, tính khả thi để QL và chỉ đạo các trƣờng THPT ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp
- Hiệu trƣởng trƣờng THPT cần có một quy trình QL khoa học, nắm vững đƣợc các giai đoạn của quy trình quản lý hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Các cán bộ quản lý ở các nhà trƣờng phải có KH chi tiết cụ thể từng tháng, từng học kỳ, từng năm học.
- Lấy ý kiến dân chủ, công khai của cán bộ quản lý và giáo viên về hình thức, nội dung, quy trình đánh giá và lực lƣợng sẽ tham gia đánh giá trong một năm học. Quy trình đánh giá phải đƣợc thực hiện đúng từng bƣớc, từng khâu
trong quá trình thực hiện, không chủ quan mà bỏ qua bất kỳ một bƣớc nào trong quá trình đánh giá. Các thang đo mức độ đáp ứng Chuẩn phải đƣợc thống nhất chung để các CBQL và giáo viên thực hiện.
- Đội ngũ những ngƣời tham gia đánh giá phải thực sự, có chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm cao, có uy tín trong ngành giáo dục, tôn trong đồng nghiệp và công việc đƣợc phân công. Đội ngũ những ngƣời tham gia đánh giá thực sự có kiến thức khoa học về kiểm tra, đánh giá, có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trong của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn .
- Nhà trƣờng dành kinh phí phù hợp cho hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và phòng học để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn của mình.