Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đánh giá, xếp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đánh giá, xếp

theo Chuẩn nghề nghiệp

a) Ưu điểm

- Quy trình ĐG, XLGV theo Chuẩn; Kế hoạch ĐG, XLGV theo Chuẩn; Quản lí và tổ chức thực hiện việc ĐG, XLGV theo Chuẩn; Chỉ đạo của Hiệu trƣởng về việc quản lí ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp; Kết quả kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dƣỡng ĐG, XLGV theo Chuẩn, các khách thể cùng đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trên ở mức cao. Nhƣ vậy, các nội dung trên có sự thống nhất trong khâu chỉ đạo của Hiệu trƣởng và khâu thực hiện của GV, tạo nên tính đồng bộ về kết quả. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả thực hiện các nội dung trên sẽ cao hơn nếu đều xuất đƣợc những biện pháp quản lí phù hợp, nâng cao hiệu quả việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Năng lực dạy học, các nội dung đồng thời đƣợc đánh giá ở mức cao. Đây là tiêu chí đƣợc đánh giá với kết quả thực hiện ở mức cao nhất. Ngoài ra, kết quả này còn cho thấy sự chỉ đạo của Hiệu trƣởng đã làm tốt việc quản lí năng lực dạy học của GV.

- Năng lực phát triển nghề nghiệp, các nội dung trên đều đƣợc đánh giá ở mức cao. Thực tế hiện nay tại các trƣờng THPT, giáo viên đều đạt Chuẩn và trên Chuẩn đào tạo. Do vậy, kết quả trên hoàn toàn phù hợp với thực tế năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

b) Tồn tại

- Các mục tiêu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, nhìn chung kết quả đánh giá ở các nội dung chƣa cao, một số nội dung kết quả đánh giá của khách thể còn ở mức trung bình, chƣa tạo nên tính thống nhất về nhận thức thực hiện các mục tiêu này. Các nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp về các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kết quả thực hiện ở mức cao, nổi bật là các nội dung về phẩm chất chính trị, ngƣợc lại, kết quả đánh giá về mặt ứng xử với học sinh ở mức trung bình. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục, đánh giá kết quả thực hiện cả hai nội dung ở mức trung bình. Điều đó cho thấy năng lực tìm hiểu đối tƣợng cũng nhƣ việc tìm hiểu môi trƣờng giáo dục của giáo viên chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Do vậy, Hiệu truởng cần có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động trên. Năng lực giáo dục, có sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa các nội dung, có nội dung đƣợc đánh giá với kết quả thực hiện ở mức cao, có nội dung đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Do vậy, có sự không đồng bộ trong kết quả thực hiện các nội dung về năng lực giáo dục của GV. Năng lực hoạt động chính trị - xã hội, kết quả đánh giá các nội dung đều ở mức trung bình. Kết quả này khẳng định việc tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của GV chƣa cao, nhƣng đã phản ánh đúng thực trạng vai trò nghề nghiệp của GV chủ yếu là tham gia vào hoạt động giảng dạy là chủ yếu. Họ ít có cơ hội và điều kiện tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội bên ngoài nhà trƣờng.

- Các nguyên tắc, yêu cầu ĐG, XLGVtheo Chuẩn, một số nội dung đƣợc đánh giá ở mức cao, trong khi đó một số nội dung đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Nhƣ vậy, chƣa có sự thống nhất trong chỉ đạo của Hiệu trƣởng và trong thực hiện của GV khi thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu trên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)