Biện pháp 3: Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá,

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá,

+ Các loại sổ sách, hồ sơ dậy học theo quy định. + Biên bản đánh giá bài lên lớp của tổ chuyên môn. + Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên.

+ Bài kiểm tra bài thi, bảng điểm kết quả học tập của học sinh. + Bản kế hoạch hoạt động giáo dục của giáo viên đƣợc phân công. + Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí dạy học theo quy định của ngành.

+ Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc (đối với GV làm chủ nhiệm), sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác giáo viên, KH cá nhân.

Những loại hồ sơ, sổ sách để làm nguồn minh chứng cần thiết phải đƣợc quản lí chặt chẽ, có hệ thống, khoa học, phân theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí có mã hóa để tiện cho việc đánh giá.

* Thƣờng xuyên cải tiến, áp dụng CNTT vào quá trình ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp, khuyến khích GV nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn.

* Cuối năm học tiến hành trƣng cầu ý kiến của tập thể sƣ phạm xem kết quả thực hiện việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp nhƣ vậy đã đảm bảo chính xác, khách quan chƣa? Những mặt nào còn hạn chế để tìm ra cách giải quyết và hoàn thiện dần trong những năm học tiếp theo.

3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả

Lực lượng tham gia đánh giá quyết định đến chất lượng đánh giá, vấn đề ai đánh giá? Đánh giá như thế nào? Nhằm mục đích gì? Phải được nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Nếu những người tham gia đánh giá có uy tín, có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao, có lương tâm

và trách nhiệm với công việc thì hiệu quả đánh giá sẽ cao, sẽ thúc đẩy được sự phát triển của nhà trường. Ngược lại lực lượng tham gia đánh giá quá mỏng, yếu về phẩm chất và năng lực chuyên môn thì hiệu quả đánh giá sẽ thấp và mất tác dụng.

a) Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng lực lƣợng đánh giá đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lƣợng, số lƣợng ngƣời tham gia đánh giá, đem lại kết quả đánh giá có độ tin cậy cao.

- Hình thành những tiêu chí thẩm định về chất lƣợng đội ngũ GV, tƣ vấn cho Hiệu trƣởng hoạch định chính sách bồi dƣỡng, sử dụng GV theo đúng năng lực của họ, luân chuyển, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ GV.

b. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng thành phần tham gia ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp - Khai thác và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá, để đem lại kết quả chính xác hơn.

- Đƣa ra đƣợc những mục đích, yêu cầu của mỗi cấp độ đánh giá. Trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia đánh giá.

c) Cách thức tiến hànhcủa biện pháp

* BGH, TCM và mỗi GV cần nghiên cứu kĩ lƣỡng, nghiêm túc về Chuẩn nghề nghiệp tìm ra những thuận lợi và tiêu chí khó đánh giá khi áp dụng Chuẩn. Những tiêu chí GV không có cơ hội thể hiện (ví dụ như GV không đủ giờ dậy theo Chuẩn thì có thể thay thế bằng kết quả nghiên cứu khoa học, tài liệu biên soạn được, sáng kiến kinh nghiệm. Trong trường hợp GV nghỉ ốm, nghỉ chế độ thì không coi là vi phạm theo Chuẩn..)

* BGH, TCM cần cụ thể hóa yêu cầu cần phải đạt đƣợc ở mỗi mức điểm đối với từng tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng, từng bộ môn. Những yêu cầu mang tính định lƣợng, chắc chắn sẽ làm giáo viên thấy Chuẩn gần gũi và dễ hiểu hơn khi áp dụng. Khuyến khích giáo viên đáp ứng mức độ cao hơn những yêu cầu mà Chuẩn đƣa ra.

* Nghiên cứu, xây dựng hệ thống những tiêu chí giáo viên bắt buộc phải đạt đƣợc điểm tối đa. Căn cứ vào thực trạng chất lƣợng giáo viên của hai trƣờng THPT huyện Gia Bình 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo (Đại học) và trên chuẩn đào tạo (Thạc sĩ), hai trƣờng có điều kiện về kinh tế - xã hội thuận lợi cho giáo dục (Bắc Ninh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng tam giác kinh tế tăng trƣởng trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ) cho nên trong đánh giá để đƣợc xếp loại xuất sắc, giáo viên phải đạt đƣợc điểm 3 ở 15 tiêu chí trong đó tiêu chí 12 (Sử dụng các phƣơng tiện dạy học) và tiêu chí 24 (Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện) phải đạt 4 điểm

* Thành lập Hội đồng ĐGGV và hoạt động của Hội đồng ĐGGV

Hội đồng ĐGGV gồm: BGH, Tổ trƣởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, Bí thƣ Đoàn thanh niên và khi cần tham khảo ý kiến của Trƣởng Ban đại diện cha mẹ HS nhà trƣờng.

Việc thành lập Hội đồng ĐGGV của nhà trƣờng là phần công việc quan trọng của đảm bảo chất lƣợng. Hội đồng ĐGGV không chỉ trao đổi với TTCM mà còn gặp gỡ giáo viên và học sinh của lớp GVCN hoặc giảng dạy để tìm hiểu thực chất các hoạt động sƣ phạm của GV. Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ đạt kết quả hơn nếu tạo đƣợc bầu không khí cởi mở trong quá trình làm việc, kết quả tự đánh giá của GV sẽ đƣợc so sánh và phân tích bằng sự kiện và ý kiến cụ thể. Hội đồng ĐGGV đƣa ra những kết luận công khai kết quả thanh tra toàn diện, thanh tra từng mặt giáo dục làm kết quả đánh giá, xếp loại GV.

* Khuyến khích tự đánh giá.

Chất lƣợng GV chỉ đƣợc bảo đảm một cách chắc chắn nhất bởi các hoạt động của chính GV, cơ sở quan trọng của các hoạt động đó là tự đánh giá. Trong xã hội đang phát triển nhanh, ngƣời giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sƣ phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sƣ phạm nhà trƣờng

trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trƣờng sƣ phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi GV. Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đƣờng tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sƣ phạm. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi GV trung học phải có trình độ tin học và sử dụng phƣơng tiện CNTT trong dạy học, có trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phƣơng pháp dạy học môn học của mình ở trƣờng THPT. GV tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hƣớng phát huy và khắc phục mới đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 88)