8. Cấu trúc luận văn
1.3.2.1. Khái niệm về đánh giá, đánh giá giáo viên, đánh giá giáo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đối với ngƣời giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục[9].
d) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học[9].
Nhƣ vậy Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là văn bản quy định những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục đối với ngƣời giáo viên trung học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học trong thời kì CNH & HĐH và hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Nó là quy định về các mức độ, yêu cầu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của ngƣời giáo viên trung học phải đạt trong từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp. Chuẩn giáo viên trung học do nhà nƣớc ban hành và điều chỉnh đáp ứng yêu cầu theo từng giai đoạn. Đó là cách ghi nhận phẩm chất chính trị, năng lực sƣ phạm không ngừng đƣợc nâng cao của ngƣời giáo viên trung học đáp ứng yêu cầu cho giáo dục và xã hội.
1.3.2. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
1.3.2.1. Khái niệm về đánh giá, đánh giá giáo viên, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp
Các khái niệm đƣợc sử dụng trong lĩnh vực đánh giá giáo dục tùy theo cách tiếp cận mà các nhà khoa học đƣa ra những khái niệm khác nhau về đánh giá. Trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm về đánh giá theo quan điểm của Owen & Rogers [42].
a) Khái niệm về đánh giá
- Là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đƣa ra những nhận định dựa trên cơ sở thông tin thu đƣợc.
- Đánh giá là một quá trình bao gồm: + Chuẩn bị một kế hoạch.
+ Thu thập, phân tích thông tin và thu đƣợc kết quả.
+ Chuyển giao các kết quả thu đƣợc đến những ngƣời liên quan để họ hiểu về đối tƣợng đánh giá, hoặc giúp những ngƣời có thẩm quyền đƣa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đánh giá.
- Sản phẩm của đánh giá:
+ Dữ liệu thu đƣợc trong quá trình đánh giá: là các thông tin và bằng chứng thu đƣợc.
+ Các nhận định: các ý kiến rút ra trên cơ sở thông tin và bằng chứng thu đƣợc.
+ Các kết luận và kiến nghị. - Quy trình đánh giá:
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá. + Xây dựng các chuẩn mực.
+ Đo lƣờng các thuộc tính của đối tƣợng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với các chuẩn mực.
+ Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu đƣợc để đƣa ra các nhận định chuẩn xác.[42]
- Chức năng của đánh giá giáo dục:
+ Xác nhận và công nhận (kiểm định): Đánh giá là để đo xem cơ sở giáo dục hay ngƣời học có đạt đƣợc các chuẩn mực đặt ra hay không.
+ Tự chịu trách nhiệm: Đối tƣợng đƣợc đánh giá (cơ sở giáo dục, giáo viên, ngƣời học) đƣợc chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt trƣớc khi các tổ chức từ bên ngoài đến thanh sát.
+ Học tập rút kinh nghiệm: Đánh giá để có cơ sở làm cho các thuộc tính của đối tƣợng (cơ sở giáo dục, giáo viên, ngƣời học) trở nên tốt hơn hay để cải tiến chất lƣợng.
Với ba chức năng trên hoạt động đánh giá sẽ khác nhau về tiêu chí, bản chất, về nội dung đánh giá tổng kết hay đánh giá trong quá trình, tự đánh giá hay đánh giá từ bên ngoài.
Đánh giá vì mục đích học tập rút kinh nghiệm chính là đánh giá chất lƣợng. Ở đây chất lƣợng không phải là đối tƣợng đánh giá mà thể hiện mục đích đánh giá là cải tiến chất lƣợng.
Như vậy đánh giá là quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá (cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, giáo viên, người học…) để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
b) Khái niệm về đánh giá giáo viên
Đánh gíá giáo viên là quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo viên.
Đánh giá giáo viên thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên. Năng lực sƣ phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trƣng của nghề sƣ phạm. Năng lực sƣ phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Năng lực sƣ phạm cơ bản của ngƣời giáo viên, bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp[9].
c) Khái niệm về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Chuẩn [9].
Trong khái niệm ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp một số thuật ngữ đƣợc hiếu nhƣ sau:[9]
- Tiêu chuẩn (Standard): là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trƣng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.
- Tiêu chí (Criteria): là yêu cầu và điều kiện cần đạt đƣợc ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
- Mức (Level): là trình độ đạt đƣợc về mỗi tiêu chí.
- Minh chứng (Evidence): là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) đƣợc dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt đƣợc của tiêu chí.
Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện đƣợc, những gì giáo viên có thể thực hiện đƣợc. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
1.3.2.2. Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp a) Nguyên tắc [34]
+ Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu.
+ Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ. + Đánh giá phải đảm bảo đúng quy trình.
+ Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện.
b) Yêu cầu [5]
- Việc ĐG, XLGV trung học theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh
đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, địa phƣơng.
- Việc ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp phải căn cứ vào kết quả đạt đƣợc thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT.
1.3.2.3. Quy trình tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp a) Xác định mục tiêu đánh giá [5]
- Lấy Chuẩn để đo nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của từng giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn, giúp giáo viên nhận ra những điểm mạnh và những điểm còn phải phấn đấu trong thời gian tiếp theo để đạt Chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
- Tạo ra động cơ tự đánh giá để giáo viên có kế hoạch thƣờng xuyên bồi dƣỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch rèn luyện phấn đấu của giáo viên.
- Cơ sở để các nhà QL giáo dục xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, hợp đồng GV.
- Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV, tiến hành xếp loại GV theo Chuẩn.
b) Xác định nội dung đánh giá[5]
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đƣợc trình bày thành 6 tiêu chuẩn 25 tiêu chí (Mỗi điều là một tiêu chuẩn; mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí từ 2 đến 8 tiêu chí, tuỳ nội dung của tiêu chuẩn). Nội dung đánh giá thực hiện theo Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GD&ĐT Hƣớng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGD&ĐT.
Bảng 1.1. Tóm tắt Chuẩn nghề nghiệp GVTrH ban hành theo Thông tƣ số 30/2009/TT - BGD&ĐT, ngày 22/10/2009.
TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của ngƣời GV
1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Ứng xử với đồng nghiệp 4. Ứng xử với học sinh 5. Lối sống, tác phong 2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng
và môi trƣờng giáo dục
6. Tìm hiểu đối tƣợng giáo dục 7. Tìm hiểu môi trƣờng giáo dục 3. Năng lực dạy học 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
9. Đảm bảo kiến thức môn học 10. Đảm bảo chƣơng trình môn học 11. Vận dụng các phƣơng pháp dạy học 12. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học 13. Xây dựng môi trƣờng học tập 14. Quản lí hồ sơ dạy học
15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
4. Năng lực giáo dục 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
17. Giáo dục qua môn học
18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 19. Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng 20. Vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục
21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức 5. Năng lực hoạt động chính
trị, xã hội
22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng 23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 6. Năng lực phát triển nghề
nghiệp
24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
c) Các hình thức tổ chức đánh giá[5]
- ĐGGV theo Chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu: + Tự ĐGGV theo Chuẩn do bản thân GV thực hiện. + ĐGGV theo Chuẩn do ngƣời tham gia ĐG thực hiện.
Theo qui định về Chuẩn nghề nghiệp, ngƣời tham gia ĐG đó là tổ chuyên môn, đồng nghiệp và Hiệu trƣởng nhà trƣờng. Khi cần thiết có thể tham khảo HS, cha mẹ HS và các tổ chức trong nhà trƣờng.
- ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc:[5]
* Bước 1: GV tự đánh giá
+ Đây là khâu chủ yếu trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của Chuẩn. Từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dƣỡng, phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.
+ GV cần đƣa ra các minh chứng cụ thể để tự ĐG, xếp loại theo mức điểm qui định trong Chuẩn, rồi ghi điểm vào phiếu ĐG theo Chuẩn.
+ Chỉ khi nào khâu tự ĐG hoàn thành tốt mới chuyển sang ĐG ở bƣớc tiếp theo.
* Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá
+ Tổ chuyên môn, đồng nghiệp (còn gọi là bên thứ ba) tham gia ĐG thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chƣa nhất trí với tự ĐG của GV) thƣờng là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp (trƣờng hợp cần có sự trao đổi thống nhất nên đƣa ra các minh chứng xác thực để thuyết phục, tránh ĐG cảm tính, hoặc bỏ phiếu gây căng thẳng không cần thiết).
+ Tổ trƣởng có trách nhiệm thống nhất ý kiến giữa ngƣời đƣợc ĐG với các thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả ĐG của tổ vào phiếu ĐG (trƣờng hợp cần lấy ý kiến của tập thể GV cần làm danh sách riêng gửi Hiệu trƣởng để giải quyết chung với các trƣờng hợp của tổ khác)
* Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá
+ Hiệu trƣởng giữ vai trò quyết định trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Bởi vậy bên cạnh việc phát huy tính dân chủ, tập thể trong ĐG, ngƣời Hiệu trƣởng có trách nhiệm cao trong đảm bảo sự ĐGGV chính xác, khách quan theo đúng quy định của Chuẩn. Qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nhà trƣờng đề ra. Có thể nói việc thực hiện ĐGGV theo Chuẩn tại nhà trƣờng có tốt hay không là do Hiệu trƣởng nhà trƣờng có nhận thức và QL việc ĐG đó tốt hay không tốt.
+ Hiệu trƣởng ghi kết quả ĐG vào phiếu ĐG cho mỗi GV trƣờng.
+ Hiệu trƣởng cần thông qua kết quả ĐG với lãnh đạo nhà trƣờng. Sau đó công khai kết quả ĐG trƣớc tập thể nhà trƣờng, lƣu kết quả vào hồ sơ GV và báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên…
d) Cách đánh giá cho điểm[5]
- Việc ĐGGV phải căn cứ vào các kết quả đạt đƣợc thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chƣa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt đƣợc là 100.
- Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt đƣợc theo từng tiêu chí, thực hiện nhƣ sau:
- Đạt chuẩn
Đƣợc xếp vào một trong ba loại :
+ Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt 3 điểm, có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm, 90 tổng điểm 100.
+ Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt 2 điểm,
Có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm, 65 tổng điểm 89.
+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt 1 điểm nhƣng không xếp đƣợc ở các mức cao hơn.
- Chưa đạt chuẩn - loại kém
Xảy ra một trong hai trƣờng hợp sau : tổng số điểm < 25 hoặc 25 điểm nhƣng có tiêu chí không đƣợc cho điểm.
e) Kết quả đánh giá[5]
- ĐG, XLGV đƣợc thực hiện hằng năm vào cuối học kì và cuối năm học. Đối với giáo viên trƣờng công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.
- Các trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên trung học theo quy định của Thông tƣ số 30/2009/TT-BGD&ĐT; lƣu hồ sơ và báo cáo kết quả đánh giá về các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo mẫu .
1.3.3. Quản lí hoạt động ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT
1.3.3.1. Khái niệm quản lí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
* Quản lí: Theo Trần Quốc Thành "Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hƣớng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu"[33].
* Quản lí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Hiện tại tác giả chƣa tìm thấy tài liệu nào đƣa ra khái niệm về quản lí ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp, từ khái niệm quản lý của tác giả Trần Quốc Thành, tác giả luận văn xin mạnh dạn đƣa ra quan niệm: QL hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình ĐGGV để đạt mục tiêu.
* Các mặt QL ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp
- QL Nội dung đánh giá theo Chuẩn (6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí.) - QL Quy trình đánh giá.
- QL văn bản, tài liệu nguồn minh chứng về đánh giá GV - QL Sử dụng kết quả đánh giá GV
1.3.3.2. Hiệu trưởng trường THPT- Chủ thể quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
a) Hiệu trưởng trường THPT
Điều 54 Luật Giáo dục có ghi: “ Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm