CÁC KIỂU DỮ LIỆU: 1 Kiểu Text:

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành vi tính (Trang 86 - 87)

1. Kiểu Text:

− Qui ước nhập: Phải được bắt đầu bởi

 Các ký tự A->Z

 Các ký tự canh lề: Canh trái (‘), canh phải (“), canh giữa (^), điền đầy ô (\) Cần chú ý: Để sử dụng được các ký tự này phải chọn menu Tools – Options – Transition – Transition Navigation keys

− Hiển thị dữ liệu Text khi dữ liệu dài hơn chiều dài ô:

 Nếu ô bên cạnh rỗng: Dữ liệu tràn qua.

 Nếu ô bên cạnh không rỗng: Dữ liệu bị che. Muốn hiển thị dữ liệu, cần điều chỉnh lại bề rộng ô.

− Toán tử sử dụng với kiểu Text là toán tử nối chuỗi (&) dùng để nối nội dung các chuỗi lại với nhau.

Ví dụ 1: =”ABC”&”DEF” cho kết quả là =”ABCDEF”

Ví dụ 2: ô A1 có nội dung “TIN HỌC”, ô A2 có nội dung “NGOẠI NGỮ”, tại ô B1 nhập công thức =A1&“VÀ”&A2 vậy ô B1 sẽ hiển thị nội dung là “TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ”

* Chú ý: Trong công thức, dữ liệu dạng text phải đặt trong dấu “ ”. Mặc định, dữ liệu Text được canh trái.

2. Kiểu Number:

− Qui ước nhập: Phải được bắt đầu bởi:

 Các ký số từ 0 – 9

 Các dấu +, - ,…

− Hiển thị dữ liệu số khi dữ liệu dài hơn chiều dài ô có 2 trường hợp sau:

 Dạng số khoa học. Ví dụ: 1.55E+6 = 1.55*106 = 1.550.000 3.2E-3 = 3.2*10-3 = 0.0032 − Các toán tử:  Phép cộng (+), phép trừ (-), phép nhân (*), phép chia (/)  Phép luỹ thừa (^). Ví dụ 2^3 = 8, 3^2=9  Phần trăm (%). Ví dụ 17% = 0,17

* Chú ý: Mặc định dữ liệu số được canh phải. Khi nhập số, cần chú ý không nhập các dấu phân cách phần ngàn mà sử dụng lệnh Format – Cells – Number – Use 1000 Separator để hiển thị các dấu phân cách này. Chẳng hạn khi phải nhập 1.000.000, chúng ta chỉ nhập 1000000.

3. Kiểu Date/Time:

Là một trong những loại dữ liệu quan trọng thể hiện thời gian trong bảng tính Excel.

− Qui ước nhập: Dựa theo sự qui định của mục Regional and Language Options trong Control Panel của hệ điều hành Windows.

VD: Nếu qui định là : m/d/yy -> thì nhập 7/15/07

Nếu qui định là : dd/mm/yyyy -> thì nhập 15/07/2007 Các phép toán: Với dạng dữ liệu Date/Time có ý nghĩa như sau:

 Ngày + Ngày = Số

 Giờ + Giờ = Số

 Ngày + Số = Ngày

 Giờ + Số = Giờ

4. Kiểu Logic:

Kiểu Logic là kiểu dữ liệu đặc biệt, nó chỉ bao gồm 1 trong 2 giá trị là đúng (TRUE) và sai (FALSE). Kiểu Logic thường được dùng làm đối số trong các hàm logic.

Ví dụ: Mệnh đề 12>3 có trị là TRUE, mệnh đề “AB” giống “CD” có trị là FALSE − Toán tử: Thường sử dụng các toán tử so sánh sau:

 > : Lớn hơn  < : Nhỏ hơn  >= : Lớn hơn hoặc bằng  <= : Nhỏ hơn hoặc bằng  = : Bằng  <>: Khác (không bằng) 5. Công thức:

Công thức là sự phối hợp các loại dữ liệu, toán tử và các hàm (Function) theo qui tắc. − Qui ước nhập: Bắt đầu một công thức là dấu bằng “=” hoặc dấu cộng “+”

Ví dụ: =100+ROUND(123,45;0)+SUM(A1:B10)

− Các toán tử sử dụng trong công thức có các độ ưu tiên lần lượt như sau:

Độ ưu tiên Toán tử Diễn giải Độ ưu tiên Toán tử Diễn giải

1 () Các phép toán trong dấu ngoặc 5 * / Nhân, chia2 - Lấy số âm 6 + - Cộng, trừ 2 - Lấy số âm 6 + - Cộng, trừ 3 % Lấy phần trăm 7 & Nối chuỗi 4 ^ Luỹ thừa 8 =<> So sánh

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành vi tính (Trang 86 - 87)