VẼ HÌNH (DRAWING):

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành vi tính (Trang 69 - 73)

Để vẽ các hình tùy biến như hình tròn, vuông, ngũ giác,… trong Word, ta phải dùng đến thanh công cụ Drawing.

Để tắt/mở thanh công cụ Drawing chọn View – Toolbars – Drawing

Để vẽ các hình đơn giản như đường thẳng (Line), mũi tên (Arrow), khung chữ nhật (Rectangle), hình bầu dục (Oval)… chọn trực tiếp nút lệnh trên thanh công cụ Drawing và tiến hành vẽ.

Để vẽ các hình phức tạp hơn, chọn AutoShapes, chọn loại AutoShapes tương ứng.

1. Thao tác vẽ đối tượng:

Chọn dạng Drawing cần vẽ (đường thẳng, hình vuông, tròn hay AutoShapes.). Xuất hiện cửa sổ

Create Your Drawing Here (vẽ hình ảnh của bạn vào đây).

Có thể vẽ nhiều hình vẽ trong cửa sổ này, khi đó tất cả các hình vẽ bên trong cửa sổ sẽ được gom nhóm lại và di chuyển đồng thời cùng nhau. Sau khi vẽ xong, thu nhỏ cửa sổ vẽ vừa với kích thước các hình chứa bên trong cho gọn.

Cũng có thể vẽ không cần cửa sổ “Create Your Drawing Here” (bấm ESC khi cửa sổ này hiện lên) mà vẽ trực tiếp trên văn bản. Tuy nhiên các đối tượng vẽ rời rạc dễ bị xô lệch. Cần nhóm (Group) chúng lại với nhau.

Để vẽ một hình ảnh, chọn vị trí bắt đầu, nhấn và giữ chuột kéo rê đến vị trí kết thúc hình ảnh. Trong quá trình rê để vẽ, nếu muốn huỷ bỏ, bấm ESC. Nếu đã vẽ xong, muốn xoá hình vẽ, cần chọn hình vẽ và nhấn Delete.

2. Định dạng đối tượng vẽ:

Chọn các đối tượng cần định dạng, tuỳ theo yêu cầu định dạng mà ta chọn các nút định dạng sau trên thanh công cụ Drawing:

Fill Color Chọn màu nền cho đối tượng.

Line Color Chọn màu cho đường viền. chọn No Line nếu muốn tắt đường viền

Font Color Qui định màu chữ hiển thị bên trong đối tượng

Line Style Qui định dạng nét đường viền

Dash Style Qui định kiểu hiển thị của đường viền

Arrow Style Qui định kiểu hiển thị mũi tên

Shadow Style Tạo bóng cho đối tượng. Chọn Shadow Setting để xác lập bóng. Chọn

No Shadow nếu không muốn có bóng.

3.D – Style Tạo kiểu hiển thị 3. chiều cho đối tượng. Chọn 3.D – Setting để xác lập 3.D. Chọn No 3.-D nếu muốn trở về dạng ban đầu,

Ngoài cách định dạng trực tiếp cho đối tượng vẽ bằng các công cụ trong thanh Drawing, chúng ta cũng có thể chọn đối tượng và định dạng bằng menu Format – AutoShape. (hoặc Object.). Chọn thẻ

Colors and Lines và chọn các mục tương ứng.

- 69 -

Draw AutoShapes Line Rectangle Arrow Oval Text Box

2.1. Mục Color:

Chọn màu nền cho đối tượng. Chọn No Fill nếu không muốn có màu nền. Chọn More Fill Colors nếu muốn chọn các màu khác với bảng cho sẵn. Chọn Fill Effects nếu muốn chọn các kiểu nền

đặc biệt khác, cửa sổ Fill Effect như sau:

Gradient: Chọn tô chuyển màu.

Colors: Chọn One color nếu muốn chuyển với 1 màu duy nhất. Two colors nếu muốn tô màu dạng chuyển từ màu này sang màu khác. Preset chọn dạng chuyển màu có sẵn.

Color 1 và Color 2: Xác lập màu số 1 và màu số 2 khi chọn chuyển màu Two colors.

Transparency: chỉnh độ trong suốt bằng các thanh trượt.

Shading Styles: Các kiểu chuyển màu − Texture: Chọn các dạng nền có sẵn − Pattern: Chọn các mẫu tô kẻ có sẵn.

Picture: Chọn một bức tranh hay ảnh có trong máy làm nền hình vẽ

2.2. Mục Line: Chọn loại đường viền cho đối tượng vẽ.

3. Nhóm và rã nhóm đối tượng vẽ (Group/Ungroup):

Các đối tượng vẽ khi được nhóm thành một thể thống nhất có rất nhiều ích lợi. Khi co giãn nhóm, các đối tượng bên trong nhóm sẽ co giãn theo với một tỉ lệ tương ứng. Đồng thời, các đối tượng bên trong nhóm sẽ không bị xô lệch trong quá trình chỉnh sửa văn bản.

Để nhóm các đối tượng vẽ , trước tiên cần chọn đồng thời các đối tượng đó. Chúng ta có các cách chọn nhiều hình vẽ như sau:

−Cách 1.: Click nút Select Objects (nằm bên cạnh nút Draw trên thanh Drawing). Rê chuột tạo thành một đường bao quanh các đối tượng vẽ.

−Cách 2.: Nhấn và giữ phím Ctrl trong khi Click chọn các đối tượng vẽ.

Sau đó, click nút Draw trên thanh Drawing, chọn Group(Hoặc right click trên các đối tượng vừa chọn - chọn Grouping - Group)

Để rã các đối tượng ra khỏi nhóm, trước hết chúng ta chọn nhóm, click Draw Ungroup (Hoặc right click trên nhóm - chọn Grouping – Ungroup)

4. Sắp xếp các đối tượng vẽ:

Sắp xếp các đối tượng là qui định vị trí tương đối giữa đối tượng này với đối tượng khác. Có 2 cách qui định vị trí các đối tượng như sau:

Thứ tự hiển thị qui định một đối tượng bị ẩn đằng sau hay che lấp một đối tượng khác.

Để qui định thứ tự hiển thị trước/sau của đối tượng trên văn bản, trước tiên chúng ta chọn đối tượng, sau đó click nút Draw trên thanh Drawing (hoặc right click trên đối tượng) - chọn Order. Menu Order gồm các mục sau:

Bring to Front: Đưa đối tượng ra phía trước. −Send to Back: Chuyển đối tượng ra phía sau −Bring Forward: Đưa ra trước một cấp −SendBackward: Chuyển về sau một cấp −Bring in Fron of Text: Đưa ra trước văn bản −Send Behind Text: Chuyển về sau văn bản.

COLUMN

Ta có thể chia văn bản thành nhiều cột (dạng như một tờ báo). Trong Word, ta có thể chia cột cho một phân đoạn hoặc cho một khối chọn. Nếu chúng ta chia cột cho một phân đoạn thì phải ngắt phân đoạn trước khi chia cột. Còn nếu chúng ta chia cột cho khối chọn thì phải chọn khối trước khi tiến hành chia cột.

1. Chia cột:

Để tiến hành chia cột, từ menu Format chúng ta chọn mục Columns… hộp thoại với các lựa chọn như sau xuất hiện:

− Vùng Presets: Xác định số cột chia theo mẫu có sẵn.

− Vùng Number of columns: Nhập vào số nếu muốn chia khác với các mẫu có sẵn ở Presets.

Line between: Đánh dấu mục này sẽ tạo đường phân cách giữa các cột.

− Vùng Width and spacing: Qui định chiều rộng (Width) từng cột cũng như khoảng cách (Spacing) giữa các cột.

Equal column width: Nếu chúng ta muốn các cột luôn có độ rộng bằng nhau thì đánh dấu mục này.

Apply to: Phạm vi áp dụng + Whole document: Áp dụng cho toàn bộ tài liệu. + This Section: Áp dụng cho phân vùng hiện tại

+ This Point Forward: Áp dụng từ vị trí con trỏ chuột trở đi. Sau khi đã lựa chọn các mục cần thiết, click OK để thực hiện chia cột.

2. Ngắt cột và thay đổi độ rộng cột:

Chúng ta cần lưu ý là sau khi chia cột, văn bản sẽ dàn đầy cột thứ nhất rồi mới đến cột thứ hai. Nếu văn bản chưa dàn hết mà chúng ta muốn sang cột thứ 2. thì cần tiến hành ngắt cột.

Để ngắt các cột khi chúng ta cảm thấy quá dài, đầu tiên chúng ta hãy đặt con trỏ tại vị trí bắt đầu muốn ngắt cột. Sau đó, chọn menu Insert - Break… - chọn Column Break – OK. (hoặc dùng phím tắt

Ctrl + Shift + Enter)

Lúc này, văn bản sau điểm chèn sẽ được đưa sang đầu cột kế tiếp bên phải. Nếu con trỏ đang ở cột cuối cùng thì văn bản sẽ ngắt sang đầu cột của trang kế tiếp.

Để thay đổi bề rộng cho từng cột, đầu tiên đưa con trỏ vào phần văn bản đã chia cột. Sau đó, từ menu Format - Columns… Chúng ta hãy bỏ chọn mục Equal column width và qui định bề rộng cho từng cột trong vùng Width and spacing.

TABLE

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành vi tính (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w