* Nguyên liệu: 1 quả dưa chuột, 250g cà chua loại nhỏ, 250g xà lách xoăn (chọn cả hai loại xanh và tía để món salad trông bắt mắt hơn), 1 quả bơ nhỏ (bơ sáp sẽ giàu dinh dưỡng hơn), 50g ô liu đen (bạn có thể tìm mua trong siêu thị), gia vị trộn: 2 muỗng canh dầu ô liu; 2 muỗng canh giấm táo; ít muối và ít hạt tiêu đen.
Salad rau quả ngon mắt giúp giải nhiệt và giảm cân
* Thực hiện: Các loại nguyên liệu rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng cỡ 30 phút rồi vớt ra để ráo trước khi chế biến. Dưa chuột gọt vỏ, thái khoanh tròn mỏng. Cà chua
tùy cỡ to nhỏ mà bổ đôi hoặc bổ tư. Bơ bỏ vỏ, cắt miếng vuông nhỏ. Ô liu đen thái khoanh tròn mỏng. Cho tất cả các nguyên liệu vào bát trộn salad.
Cho giấm táo vào một bát nhỏ, thêm dầu ô liu khuấy đều. Sau đó thêm muối, cuối cùng là ít hạt tiêu đen và trộn đều. Rưới bát nước trộn lên bát salad rồi xóc đều hoặc trộn nhẹ, đều tay để không làm rau củ dập nát. Chỉ nên trộn salad khoảng 30 phút trước khi ăn để giữ được tối đa hàm lượng vitamin và khoáng chất quý giá, đồng thời cũng đảm bảo sự ngon miệng, rau củ sau khi trộn không bị biến dạng, chuyển màu hay bị mềm.
2.1.5.3. Salad xà lách trộn thịt bò
* Nguyên liệu: 1 bắp xà lách caron; 1 quả cà chua; 1 củ hành tây; 200 g thịt bò phi lê; nước cốt chanh; tiêu; đường; nước tương; hạt nêm.
* Thực hiện: Xà lách tách lá, rửa sạch, thái thành từng đoạn vừa ăn. Hành tây, cà chua rửa sạch. Pha 1/2 chén nước lạnh với 3 thìa soup nước cốt chanh; 1 thìa soup nước đường; 1/2 thìa cà phê muối rồi khuấy đều. Hành tây thái lát mỏng cho vào ngâm khoảng 15 phút để loại bỏ mùi hăng. Thịt bò phi lê thái lát vừa ăn. Ướp thịt bò với hạt nêm, nước tương, tiêu, tỏi bằm, đường. Để khoảng 15 phút cho bò thấm gia vị. Trước khi xào, cho vào 2 thìa cà phê dầu ăn để thịt bò mềm và ngon hơn. Làm nóng chảo, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào chín với lửa lớn.
Pha nước sốt: 1/3 chén nước tương; 1 thìa cà phê tiêu xay; 1 thìa cà phê nước cốt chanh; 2 thìa soup nước đường; 2 thìa cà phê dầu oliu; 1 thìa cà phê tỏi phi vàng. Khuấy đều hỗn hợp, nếm thấy có vị chua ngọt vừa ăn là được.
Xếp xà lách ra đĩa, cà chua thái lát và hành tây xung quanh rồi rưới đều nước sốt lên. Thịt bò vừa xào xong cho lên đĩa. Salad xà lách trộn thịt bò vừa đậm đà vừa có vị chua nhẹ là món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe mà lại không ngấy.
2.1.6. Các món lẩu
2.1.6.1. Cá bớp nhúng lẩu chua
Cá bớp có thể nấu ngót, canh chua, kho tộ đều ngon, đặc biệt là nhúng lẩu chua. Để làm món này nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
* Nguyên liệu::
- Cá bớp thịt phi lê: 1kg, xương heo: 500gr, mẻ chua: 200gr, rau muống chẻ: 500gr, hành tây: 300gr, sả củ: 3 cây, xà lách Đà Lạt: 500gr, rau quế, húng lủi, ngò gai, ngò rí: 500 gr, khế: 3 trái, chuối xanh: 3 trái, bánh đa nem (bánh tráng): 1 xấp,
bún tươi: 1kg. Cá bớp nhúng lẩu chua
- Gia vị pha nước chấm: Nước mắm ngon: 1 muỗng canh, tương xay nhuyễn: 50gr, mè rang: 20gr, đậu phộng rang giã dập: 50gr, ớt sừng đỏ, gừng, đường trắng vừa đủ.
* Thực hiện: Xương heo nên chọn xương ống (nước dùng mới ngọt) hầm kỹ lấy khoảng 700 ml nước dùng. Hòa tan mẻ chua với nước dùng. Lọc lấy nước, bỏ bã. Nấu sôi nước dùng, nêm gia vị muối, tiêu sọ, hành tây cắt khúc, ớt sừng đập dập, sả cây cắt khúc. Nêm nếm gia vị thêm lần nữa cho vừa miệng ăn. Cá bớp làm sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, (không nên cắt mỏng quá, khi nhúng cá dễ bị nát) nhúng vào nồi nước dùng, vớt ra.
• Bí quyết: muốn cho cá giòn, sau khi cắt xong, cho cá vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 4 giờ. Khi dùng mới mang ra.
•Pha nước chấm: nước mắm chọn loại ngon của Phú Quốc. Hòa 1 muỗng canh nước mắm + 3 muỗng canh nước ấm + 50gr tương xay + 20gr mè rang + 2 muỗng cà phê đường + ớt sừng bằm nhỏ. Quậy đều cho tan. (Nếu ăn nhiều nước chấm bạn có thể tăng tỉ lệ các nguyên liệu trên).
Khi ăn sẽ dùng món cuốn trước, cuốn bánh tráng, rau sống, cá chấm nước mắm đã pha. Nồi nước dùng lẩu chua sẽ ăn kèm bún tươi, rau muống bào.
2.1.6.2. Lẩu gà lá giang
Lẩu gà lá giang dễ nấu nhưng để nấu cho ngon thì không dễ, phải thật khéo tay traong khâu ướp gia vị, nêm nếm, định lượng sao cho nồi lẩu hài hòa, chua vừa đủ, cay vừa tới và vị vừa ăn. Gà sau khi được làm sạch sẽ, chặt thành từng miếng vừa ăn, ướp các thứ gia vị muối, đường, bột ngọt, thêm chút xíu nước mắm, ớt. Bắc nồi lên bếp củi dã chiến, phi tỏi băm với dầu ăn, cho thịt gà vào xào, đẻ lửa thật to.
Lẩu gà lá giang vừa ngon vừa bổ
Đến khi thịt gà săn lại thì nhanh tay cho nước vào nồi. Lá gaing sau khi hái hoặc mua về, đem rửa sạch rồi vò nhẹ trước khi cho vào nồi để là ra hết chất chua tự nhiên mà nước lẩu lại không bị chat. Đơi nước sôi, cho lá giang vào, chờ đến khi lá
ngả màu vàng thì rút bớt củi ra, để lửa riu riu, đảo đều vài lượt, thêm tí đường, vài trái ớt đỏ cắt xéo điểm xuyết bề mặt và nêm nếm cho vừa ăn!
Đơn giản, không cầu kì, không màu mè, chỉ có gà và lá giang vậy mà ngon hết biết. Chính vị chua thanh tự nhiên của lá giang đã làm nên sức hấp dẫn, nét rất riêng cho món ăn này. Vừa chạm vào lưỡi, vị chua dịu nhẹ của lá giang, vị ngọt và mềm dai của gà ta thả vườn, cay cay của ớt lan tỏa từ cổ họng lên đến đỉnh đầu… và cứ thế, từng gắp bún mềm mượt từ từ trôi tuột xuống cổ. Miếng thịt gà chấm ngay vào chén muối ớt bên cạnh, chầm chậm nhai, cảm nhận vị cay mặn nồng đậm hóa trong mùi thơm chu dịu thấm đãm trong từng miếng thịt…
2.1.6.3. Lẩu mắm
* Nguyên liệu: 500 gr xương ống; 300 gr cá hú; 200 gr tôm sú; 150 gr thịt quay; 100 gr chả cá; 500 gr ngao; 200 gr mực; 100 gr mắm cá linh, cá sặc; 1 quả cà tím, sả, hành, tỏi băm nhỏ, rau ăn kèm gồm: rau muống, hoa chuối, rau rút, rau cải, rau đắng, hoa bí (rau kim châm, hoa súng…), vắt me khô, ớt.
* Thực hiện:
- Bước 1: Xương ống rửa sạch, luộc qua nước sôi một lần rồi rửa sạch lại cho hết bọt, cho vào nồi ninh 2 tiếng làm nước dùng. Cá cắt khúc vừa ăn. Ngao, mực, tôm rửa sạch để ráo nước. Thịt quay, chả cá thái miếng vừa ăn.
- Bước 2: Cà tím rửa sạch, thái miếng con chì. Hành, tỏi, sả băm nhỏ. Phi thơm hành tỏi, cho cà tím vào xào qua, nêm nếm ít gia vị rồi đổ vào nồi nước dùng xương.
- Bước 3: Trong 1 chảo nhỏ, lấy một ít nước dùng xương cho vào. Cho mắm cá sặc, cá linh vào đun trong 10 phút để tạo ra hương vị lẩu mắm. Cho thêm sả băm nhỏ vào để dậy mùi.
- Bước 4: Khi nước dùng hơi sánh đục các bạn lọc lấy xác cá rồi đổ lại nước dùng mắm vào nồi nước dùng xương. Vì mắm cá cũng đã mặn rồi nên các bạn nêm ít gia vị thôi nhé. Cho thêm vắt me và 3 thìa cà phê đường vào để làm cho nước dùng được thanh ngọt.
- Bước 5: Rau rửa sạch, ngâm nước muối cho ra đĩa.Chế nồi nước dùng vào nồi lẩu. Cho thịt quay, cá, ngao, mực, tôm và rau vào và cùng thưởng thức! Món lẩu mắm có thể ăn kèm cùng cơm hay bún.
Lẩu mắm – Món ăn thơm ngon và quen thuộc của người dân Nam Bộ
2.1.7. Các món bánh
2.1.7.1. Bánh in
Nhắc đến bánh in, người ta nhớ đến ngay cái rộn ràng ấm áp khi cả nhà ngồi quây quần quanh chiếc nống cấm, cùng nhào bột nếp, tráp khuôn, hong khô rồi bọc giấy ngũ sắc… Khuôn bánh in được đẽo bằng gỗ mít với những họa tiết hoa lá, chữ phúc... Những chiếc khuôn bánh hình
tròn, hình vuông, hình chữ nhật nhỏ xíu vừa lòng nắm tay của một đứa trẻ con.
Bột làm bánh in là bột nếp xay mịn hoặc pha bột nếp với bột đậu xanh bóc vỏ. Người ta trộn bột với đường cát thật đều, sau đó dùng
Bánh in sau khi nén được đặt lên những chiếc nống lót giấy báo và hong trên than hồng. Dưới cái nóng hừng vừa phải của than, đường cát tan ra trong bột như một thứ keo mật làm cho bánh in được định hình chặt chẽ.
Công đoạn cuối cùng là bọc giấy ngũ sắc. Giấy được cắt sao cho bọc vừa kín chiếc bánh. Hồ dán là nước bột lọc xin ở nhà làm bún đem về nấu quấy cho nó deo dẻo. Về sau này, bánh in được bọc bằng giấy nylon màu bóng. Hồ dán cũng được thay bằng cách châm lửa hương vào các mép nối giấy.
2.1.7.2. Bánh bó xứ Quảng
Tại Quảng Nam, bánh bó có từ lâu đời và đây là món ngon chỉ xuất hiện trong ngày Tết, giỗ chạp. Nhưng với dân Huế thì gọi thứ này là bánh lăn... Năm nào cũng thế, khi hương vị Tết bắt đầu len lỏi và dần tràn ngập các nẻo đường, ở khắp vùng quê Quảng Nam nhà nhà lại bắt tay vào làm bánh bó.
Sao lại gọi là bánh bó? Có lẽ đơn giản chỉ vì trong quá trình làm bánh người ta nén bó chặt nhân mứt trái cây bên trong bột nếp rang. Tương tự, người Huế gọi bánh lăn vì khi làm phải lăn tới lăn lui nhiều lần để bột nếp quyện với nhân.
Bánh bó – món ngon trong ngày Tết, giỗ chạp
Với bánh bó nguyên liệu chính là nếp, đường. Nếp phải là loại hạng nhất, rất dẻo và thơm được chọn lựa từ mùa trước, đem phơi khô cất kỹ. Đặc biệt không thể thiếu những phụ liệu làm nên đặc trưng của bánh bó xứ Quảng là cà chua chín, một ít quất, cà rốt, bí đao, gừng, chuối ép và mấy trái dứa. Chỉ trừ đường kính phải mua ngoài chợ, các nguyên liệu còn lại khá mộc mạc, đều là “cây nhà lá vườn”.
Trước khi làm bánh, nếp được đem ra phơi khô lần nữa, sàng sảy cẩn thận. Người ta phải thức dậy từ canh ba, khi ngoài trời còn đẫm sương đêm để quạt đỏ bếp than hồng rồi rang từng mẻ nếp, sau đó xay hoặc giã mịn như bột. Theo kinh nghiệm
được người xưa truyền lại, muốn bột nếp dẻo, trắng và ngon, bắt buộc phải rang trong những chiếc om hay nồi đất làm thủ công. Rang lâu quá hạt nếp sẽ cứng nhưng nếu nhanh quá hạt nếp còn sống, khi giã sẽ bị nhão.
Tiếp theo là công đoạn rim mứt để “bó" cùng bột. Tỉ mẩn xắt cà chua, quất, cà rốt, bí đao, dứa, gừng, chuối ép ra từng lát mỏng. Riêng cà rốt thì băm thành từng hạt nhỏ như hạt lựu. Tất cả cho vào chảo cùng một ít đường rim với lửa nhỏ đến khi đã nổi bong bóng lăn tăn trên mặt chảo, trộn đều rồi canh đúng lúc nước đường gần như đặc quánh, những lát trái cây trở thành mứt dẻo, miếng nào miếng nấy săn lại đẫm chất đường thì tắt bếp, để nguội. Tiếp tục nấu nước đường theo tỉ lệ phù hợp (thường một ký bột - một ký đường). Đợi nước đường nguội rây bột nếp vào xoong nước đường, dùng vá khuấy trộn bột cùng mứt cho đều tay đến khi bột dẻo, nước đường thấm vào bột là được.
Cuối cùng đổ bột ra chiếc mâm, dùng tay nén bột thành khối trụ tròn lần lượt xếp xen kẽ các loại mứt cà chua, mứt thơm, mứt gừng, mứt quất, mứt bí đao và mứt cà rốt, dã rim lên một nửa mặt bánh. Sau đó, đắp miếng bột khác lên bó kín phần nhân và “chỉnh sửa” sao cho trùng khít với khối bột ở dưới theo hình dáng đã định.
Với bánh bó, khi ăn phải dùng dao cắt bánh thành từng lát nhỏ. Thật khó tả sự tuyệt vời của từng lát bánh mềm mại, duyên dáng với màu trắng bột nếp điểm xuyết màu vàng sậm của những miếng thơm, vàng nhạt của những lát gừng, màu cánh kiến của những lát quất, chuối ép, màu trắng đục của bí đao, màu đỏ pha hồng của những cà rốt, cà chua. Bánh bó để được lâu mà không sợ bị hư hay ngả màu nên còn được dùng làm quà đặc sản cho người xa nhà
2.1.7.3. Bánh tầy ngày Tết
Người dân bên dòng sông Bồ (Thừa Thiên - Huế) không có thói quen làm bánh tét, bánh chưng vào ngày Tết như những vùng quê khác. Ở ngôi làng nhỏ nằm khép mình này, người ta chọn những chiếc bánh tầy nhỏ xinh để cúng gia tiên, mời bạn bè đến thăm nhà và làm món quà quê cho khách phương xa vào ngày Tết. Điều đặc biệt của bánh tầy quê tôi là không có nhân đậu xanh, thịt heo ở giữa như bánh bánh chưng, bánh tét. Bánh tầy chỉ làm từ hai chất liệu chính là nếp dẻo thơm và đậu huyết (nhiều nơi gọi là đậu đỏ) hoặc đậu phộng, được bọc ngoài bằng lá chuối hoặc lá dong và luôn
được cột thành từng cặp đôi. Trước khi gói bánh, nếp dẻo và đậu huyết thường được ngâm trước vài giờ cho mềm dẻo, sau đó xóc đều nếp và đậu, trộn vào thêm chút muối. Bấy giờ, các bác các anh các chị khéo tay sẽ trổ tài làm nên những cặp bánh tầy được bẻ gãy gọn và cột chặt thành đôi. Một cặp bánh tầy ngon là mở ra thơm ngát, ăn mãi không ngán bởi vị ngòn ngọt, mằn mặn của bánh.
2.1.7.4. Bánh nhãn Nam Định
Bánh nhãn được xem là đặc sản của vùng quê lúa Nam Định. Vùng Hải Hậu nổi tiếng làm loại bánh này ngon nhất.
Bánh nhãn – Đặc sản vùng quê Nam Định
Làm bánh nhãn kỳ công ngay từ khâu đầu. Gạo làm bánh phải là nếp mùa, loại ngon. Khi xóc gạo để làm bánh nhãn không được thò tay vào mà bóp, mà xoa. Muốn nhặt sạn, nhặt thóc phải làm từ lúc gạo khô. Khi đã cho vào rá thì chỉ làm sạch bằng nước và xóc gạo trong rá. Nhấc gạo từ dưới nước lên thì cứ để nguyên không được di chuyển thì rá gạo lớn đến mấy cũng khô khảo để đem đi xay mịn. Chẳng may cho tay vào khuấy thì coi như hỏng vì gạo sẽ không khô được.
Công thức làm bánh nhãn là 12 quả trứng gà/1kg bột. Bột sau khi xay mịn phải dùng rây để lọc lại, sờ vào mát tay, không một chút gợn mới đạt yêu cầu. Đổ bột vào chậu to, đập trứng gà vào và đánh nhuyễn với bột. Khâu nhồi bột cần mạnh tay, đều tay và dai sức, đến khi nào bột quyện với trứng vàng xốp, nhẵn lạnh như thạch thì được. Khi nặn bánh phải chắc tay, tròn nhưng không rạn, không ướt nước và xếp tăm tắp trên mặt mâm như bánh trôi. Làm bánh nhãn tay chân, dụng cụ đều phải khô ráo vì
chỉ cần dính tí nước lã thôi thì bánh sẽ bị nổ ngay. Mỡ sôi lăn tăn thì cho bánh vào rán. Khi đảo phải nhẹ và đều tay để bánh tròn như lòng đỏ trứng, không dính, nở đều.
Thắng đường cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu quá lửa thì đường cứng, bám dày mà không đều khắp mặt bánh. Thiếu lửa thì màu đường đục, ít bám dính vào bánh. Phải làm sao để đường tan chảy vừa độ, cho bánh vào đảo sẽ bám đều, mỏng dính một lượt quanh viên bánh, không che phủ mất màu vàng ruộm của những viên bánh vừa rán, tạo một màng trắng trong hấp dẫn như cùi nhãn.
Giờ thì bánh nhãn Hải Hậu được làm công nghiệp với nhiều loại máy móc hỗ trợ từ xay bột, đập bột, rán bánh đến hồ đường. Bánh có quanh năm và thương hiệu “bánh nhãn Hải Hậu” đã vượt khỏi làng, khỏi tỉnh. Ăn viên bánh nhãn mình làm rất