Mỗi ngày bạn cần uống 8 ly nước hoặc khoảng 2 lít nước vì nước không chỉ có công dụng giải khát mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
* Cải thiện tâm trạng: Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng hồi năm ngoái cho
thấy, những phụ nữ trẻ bị mất nước ở thể nhẹ thường bị đau đầu, mệt mỏi, tâm trạng xấu và khó tập trung hơn.
* Ngừa bệnh sỏi thận: Những ai uống nhiều chất lỏng nhất giảm đáng kể nguy cơ bị sỏi thận kinh niên, theo nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc).
* Giảm cân: Trong một nghiên cứu được đăng trên chuyên san Béo phì, những ai uống một chai nước trước mỗi bữa ăn trong suốt 12 tuần giảm cân được nhiều hơn những người không uống nước trước bữa ăn.
Được biết, nước còn giúp điều hòa thân nhiệt, giảm đau khớp, bảo vệ dây cột sống và các mô nhạy cảm khác…
2.4. NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM
2.4.1. Lưu ý khi sử dụng các loại thảo dược
Theo y học hiện đại, những dược liệu nêu trên có chung tác dụng là lợi tiểu và ngoài ra còn bù thêm một số vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng những loại nước mát này thì có khả năng nguy hại đến cơ thể, nhất là khi cơ thể đang mắc một số bệnh mạn tính. Nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát này có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Đồng thời, dùng nhiều hoặc dùng lâu dài các loại thảo dược có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali…
Còn theo y học cổ truyền, nếu thể chất người thuộc hàn, mà lại thường xuyên dùng các loại thuốc thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, mất tân dịch, chân âm hao tổn…
2.4.2. Những lưu ý khi sử dụng nước mát
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Bay, Khoa Y học cổ truyền Trường ĐH Y Dược TPHCM, đối với những người khỏe mạnh khi dùng các loại nước mát từ thảo mộc, cần lưu ý thay đổi thường xuyên các thành phần thảo mộc để tránh dùng lâu dài một loại. Đồng thời, lưu ý những người bị suy thận không được dùng các loại nước mát từ thảo mộc. Người bị đái tháo đường nên tránh các loại nước mát có thành phần từ mía lau, rễ cỏ tranh; phụ nữ mang thai không dùng các loại nước có thành phần từ cây thuốc dòi, rễ cỏ tranh… Và đối với những người có bệnh, nếu muốn dùng nước mát phải được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn.
2.4.3. Những điều lưu ý khi uống cà phê
1. Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run.
Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.
2. Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.
3. Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.
4. Không nên đồng thời uống cà phê với rượu
Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhièu lần so với việc uống rượu đơn thuần.
2.5. THỰC PHẨM VIỆT
Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa.
Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm, tương, tương đen. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt . Nước mắm là thức chấm quen thuộc, gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Chén nước mắm hiện diện trong những bữa cơm chân quê đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng trong nhà hang, khách sạn…
Nước mắm ngon nguyên chất khi nếm sẽ thấy vị mặn chat ban đầu, khi nước mắm ngấm vào trong cổ họng, càng về sau sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của đạm nước mắm. Nước mắm càng ngon thì hàm lượng đạm càng cao, vị ngọt càng đậm đà.
2.5.1. Chế biến mắm
Cá đánh ở biển về được trộn với muối theo tỉ lệ khoảng 3 cá 1 muối, ủ trong bồn chứa có sẵn cụm lọc gọi là lù, hỗn hợp cá-muối gọi là chượp. Sau 2-4 ngày, người ta mở nút lù tháo dịch cá chảy ra, dịch này gọi là nước cá bồi. Sau khi rút nước bồi ra, cá xẹp xuống, người ta cài vỉ tre rồi dùng đá đè nén lại. Nước bồi tùy theo vùng có thể được thêm muối và đem phơi nắng, sau đó đổ lại vào bồn chứa. Quá trình kéo, rút, phơi, đổ lại được tiến hành liên tục khoảng 3-7 tháng (tùy vùng) thì chượp chin, nước mắm hình thành trong suốt với mùi thơm ngon đặc trưng, không còn mùi tanh, màu đẹp. Quá trình hình thành nước mắm là tổ hợp các quá trình thủy phân chết đạm có trong cá bằng các chất men có sẵn trong cá và lên men tạo hương vị của các vi sinh vật ưa muối trong điều kiện ủ thiếu không khí. Để nước mắm có vị mặn dịu, không chát, the giọng, người ta dùng loại muối cũ. Muối sau khi thu hoạch được chất đống trong 3- 4 tháng, các chất gây chát (CaCl2, MgCl2), gây the giọng (KCL) hút ẩm và chảy đọng xuống dưới, phần muối NaCl còn lại bên trên sẽ được dùng để trộn với các làm nước mắm.
2.5.2. Độ đạm
Ở các nơi làm nước mắm – thuờng gọi là nhà thùng – người ta đo chất lượng nước mắm bằng độ đạm (0N). Độ đạm phải đo bằng phương pháp đặc biệt và cho nó biết số gam đạm toàn phần (Ntp) trong một lít nước mắm. Nếu nước mắm ghi 300N tức là nó chứa 30g đạm toàn phần trong 1 lít nước mắm. Gọi là đạm toàn phần (hay đạm thô) bởi vì do phương pháp phân tích quy tất cả các chất chứa nitơ trong nước mắm về chất đạm. Các chất chứa nitơ trong nước mắm bao gồm chất hữu cơ (các acid amin,…) Về mặt kĩ thuật, người ta còn phân tích một số chỉ số khác như đạm formol (Nf: xác định các chất có nhóm amin –NH2 bao gồm các acid amin, NH3, urê) bằng phương pháp formol, đạm ammoniac (số gam NH3 trong 1 lít nước mắm), đạm amin (số gam acid amin trong 1 lít nước mắm). Quan hệ giữa các chỉ số này như sau:
Nếu cá đem muối bị thối hoặc cho thiếu muối hay kiểm soát quá trình ủ chượp không tốt sẽ làm tăng lượng NH3, làm giảm chất lượng của nước mắm, mặc dù chỉ số đạm tổng quát vẫn cao.
Mặt khác, có một số người bán làm ăn sai trái còn tăng độ đạm của nước mắm bằng cách cho thêm phân urê (CO(NH2)2), tăng lượng đạm ammoniac. Do đó, khi thu mua nước mắm người ta thường quy định tỉ lệ giữa đạm NH3 và đạm tổng quát hoặc đạm formol. Ví dụ NH3/Nf < 35%; NH3/Nf = 50%; Nf/Ntp > 70%).
Các nhà thùng chứa nước mắm ở Phú Quốc
2.5.3. Mấy loại độ đạm
Nước mắm lấy ra lần đầu tiên gọi là nước mắm nhỉ thường có độ đạm từ 25-28, có vị ngọt đạm, mặn dịu, không gắt. các lân kéo rút sau thì độ đạm giảm dần. Người ta dùng phương pháp kéo rút liên hoàn để nâng cao độ đạm và hương vị của nước mắm. Phần chượp đã được kéo rút kiệt đạm sẽ được đem “nấu” với nước muối để tận dụng tối đa lượng đạm còn lại, bã lọc dùng làm phân, phần nước lọc được sử dụng kéo rút qua các thùng chượp có độ đạm tăng dần để có được nước mắm với chất lượng và độ đạm mong muốn.
Ở Phú Quốc, người ta có thể lấy được nước mắm cao tới 40-50 độ đạm do phương pháp kéo rút – phơi nắng lặp lại nhiều lần trong thời gian dài tới 12 tháng hoặc hơn, khiến phần dịch được cô đặc dần lại. Các loại nước mắm thương phẩm trên 600N
thường được chế biến bằng cách cô đặc chân không. Phương pháp cô đặc kiểu này làm mất bớt các chất dễ bay hơi làm nước mắm loại này có mùi thơm dịu hơn.
2.5.4. Mắm Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang khác nhau điểm nào?
Do thành phần và nguồn nguyên liệu, thời gian chế biến mà mùi vị, màu sắc của các loại nước mắm này khác nhau. Nước mắm Nha Trang có màu vàng sánh ánh đỏ. Nước mắm Phan Thiết do kèm nguồn cá tạp nên có màu vàng nhạt ánh xanh, mùi đậm. Nước mắm Phú Quốc khi chế biến nguyên liệu có vài trái thơm hoặc mít và phơi nắng nhiều nên nước mắm có màu nâu cánh gián và mùi vị dịu hơn. Ngoài miền Bắc còn có nước mắm Cát Hải được chế biến theo phương pháp đánh khuấy, có thêm nước lã trong quá trình chế biến và không gài nén. Phương pháp Cát Hải cho nước mắm có độ đạm thấp, hương vị kém nước mắm chế biến bằng phương pháp cài nén ở phía Nam, tuy nhiên nó có ưu điểm là thời gian chế biến ra nước mắm ngắn.
2.5.5. Có phải đạm càng cao, càng bổ, càng ngon?
Trong thành phần của nước mắm có chứa đủ các acid amin thiết yếu, nhưng do hàm lương muối bão hòa trong đó khá cao (250 – 300g/lít) nên không thể dùng nước mắm như một nguồn cung cấp đạm chính thức được. Thử tính nếu mỗi ngày, 1 người chấm và nêm vào canh, các món mặn chừng 30ml nước mắm loại ngon (25-300N) thì lượng đạm chưa đến 1g. Nếu là nước mắm nguyên chất, chưa pha chế, độ đạm càng cao thì vị càng ngon. Nhưng với nước mắm thương phẩm trên thị trường thì điều này chưa chắc đúng. Có nghĩa là vị càng ngon chưa chắc đạm cao và ngược lại. Tại sao như thế? Đạm cao chưa chắc ngon bởi vì nước mắm có thể được bỏ thêm chất tăng chỉ số đạm như urê. Để làm cho nước mắm ngọt “đạm” hơn và vị mặn dịu hơn người ta hay cho thêm bột ngọt. Trong bột ngọt có chứa gốc amin nên nó cũng làm tang chỉ số độ đạm. Thực tế ở nhiều nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… nước mắm của họ không ghi độ đạm nhưng mùi nhẹ không nồng và vị khá ngon. Xét trên phương diện gia vị, nước chấm của họ có vẻ thưc tế hơn ta, bởi với nước chấm và gia vị thì tính ngon, hợp khẩu vị là hang đầu, còn độ đạm chỉ mang tính kĩ thuật. Xét trong điều kiện không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu như hiện nay, nước mắm cao đạm tràn lan thì nhận định trên càng xác thực hơn.
Vậy làm sao biết nước mắm nào ngon? Nếu bạn là người sành ăn thì chắc cũng đông ý là nước mắm – đung ra là nước chấm – ngon hay không phụ thuộc… người pha chế, biến đổi tùy theo món ăn. Còn mua nước mắm bên ngoài thì sao? Trước hết bạn xác định nước mắm dùng để nêm hay dùng để làm nước chấm, sau đó hãy chọn những nhà sản xuất nước mắm có uy tín, mua một chai có thể tích nhỏ về, dùng thử hợp khẩu vị thì mua lượng lớn hơn. Đó có lẽ là một trong những cách kinh tế.
2.6. NHỮNG ĐẠI SỨ CHO ẨM THỰC VIỆT
Năm 2012, ẩm thực Việt Nam “được mùa” phủ sóng trên các kênh truyền hình quốc tế với nhiều gương mặt đại diện ấn tượng. Ba gương mặt sau đây đều ở tuổi 30, vô tình hay tự nguyện để trở thành người quảng bá văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Christine Hà, cô gái người Mỹ gốc Việt, đã trở thành nỗi ngạc nhiên lớn nhất của cuộc thi truyền hình thực tế về ẩm thực lớn nhất thế giới “Vua đầu bếp Mỹ” (US Master Chef) mùa thứ 3. Luke Nguyễn - gương mặt quen thuộc của những người yêu chuộng ẩm thực Việt Nam ở Úc - tiếp tục xuất hiện với những cuốn sách ẩm thực Việt Nam mới và chương trình nấu ăn mới. Uyên Lưu đang dần được biết đến với một câu lạc bộ ẩm thực chỉ dành cho những người thật sự quan tâm tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt ở Anh.
2.6.1. Uyên Lưu
Uyên Lưu – hiện sinh sống và làm việc tại Luân Đôn (Anh), là chủ nhân của câu lạc bộ ẩm thực dành cho những người sống ở Anh - nơi họ có thể đến học nấu ăn món Việt Nam và thưởng thức món ăn Việt Nam tại chính nhà cô ở Hackney, London. Cuốn sách dự kiến sẽ có phần lời giới thiệu, công thức nấu khoảng 65 món, dài khoảng 100 trang, hoàn thành vào tháng 2-2013 và phát hành quốc tế tháng 9- 2013.
Học làm phim, nghệ thuật, thời trang và nhiếp ảnh tại Đại học Central Saint Martins College
of Arts and Design (London), công việc chính hiện nay của Uyên là nhiếp ảnh. Cô chuyên về chụp ảnh ẩm thực, food stylist (trình bày món ăn). Câu lạc bộ ẩm thực của cô ra đời từ một sự tình cờ.
Ban đầu cô thích mời bạn bè đến ăn uống ở nhà vào dịp cuối tuần, nhưng mời riết mọi người thấy tốn kém cho chủ nhân nên có sáng kiến đề nghị trả tiền. Uyên cũng thích như vậy, vì cô vừa làm món Việt Nam theo ý mình, vừa có thể có thu nhập tốt, những người khách lại có thể kết bạn với cô, kết bạn với nhau và không ít người đã yêu nhau và trở thành vợ chồng sau đó. “Người nước ngoài nghĩ món ăn Việt Nam phức tạp, nhưng thật ra rất dễ làm, điều quan trọng là kết hợp các mùi vị một cách cân bằng”, Uyên rút ra kinh nghiệm.
Cô có thể làm khi thích, nghỉ khi cô muốn và tình cảm của những khách hàng - bạn hữu khi tới thưởng thức món ăn của Việt Nam cũng không phải vì thế mà giảm đi so với nhiều nơi. Cô không nghĩ mình là một đại sứ ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, dù “nếu có làm thì tôi chắc là mình đang làm rất tốt”. Uyên đang có vẻ hài lòng với lựa