Cháo cá lóc – rau đắng đất

Một phần của tài liệu TIEU LUAN CAO HOC HOC PHAN DIA LI VIET NAM NHỮNG MÓN ĂN VÀ THỨC UỐNG THUẦN VIỆT (Trang 126)

Chọn vài con cá lóc to kềnh vô bếp, làm sạch thả vào nồi cháo đang sôi, nêm nếm vừa miệng. Tổ rau đắng đất vừa hái về tươi roi rói, dĩa nước mắm dằm ớt hiểm cùng nồi cháo hấp dẫn bày ra tấm đệm trải mé hè cho mát rồi í ới gọi nhau vào cuộc. Gắp cá ra dĩa, rau đắng đất sắp vào tô, múc cháo nóng xâm xấp, rắc chút hành, tiêu, gừng. Cháo thơm, cá ngọt, rau đắng đất có hậu đắng dìu dịu ở đầu lưỡi hòa quyện cùng nhau tạo nên hương vị khó tả. Chỉ ăn một tô đã toát mồ hôi sảng khoái. Dư vị thịt mỡ ngày tết như đã tan biến theo món cháo cá lóc rau đắng đất có lẽ được sáng tạo từ thời cha ông ta lặn lội khẩn hoang, khai phá…

Cũng là cháo cá lóc, dân miệt Bến-Tre lại ưa thêm nước cốt dừa. Cá làm sạch, luộc chín gỡ lấy thịt ướp nước mắm, tiêu để riêng. Xương cá đun kỹ, lọc lấy nước nấu cháo. Gạo tẻ pha ít nước nấu nhừ, cho nước cốt vào rồi đến thịt cá, gia vị là xong.

Sữa đậu nành có nhiều lơi ích với sức khỏe của bạn

Sữa đậu nành khá đặc, có vị hạt phỉ và có lợi cho sức khỏe. Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10 g protein, 1-5g đường.

Cải thiện lipid (mỡ)

Một trong những vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện lipid máu. Khác với sữa thường chứa nồng độ cholesterone và chất béo bão hòa cao, sữa đậu nành thường chứa lượng chất béo khá thấp và đặc biệt không có cholesterone. Axit béo không bão hòa dạng đơn và đa thể giúp ngăn chặn cholesterone đi vào trong máu. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống sữa đậu nành có lượng triglyceride và lipoprotein trong máu thấp hơn, giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ và là thức uống tuyệt vời hỗ trợ những người có tiền sử gia đình mắc phải. Hỗ trợ sự liên kết các mạch máu.

Axit chất béo Omega 3 và 6 cũng như chất chống oxy hóa và phyto-hoocmon trong đậu nành giúp bạn bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và co giãn. Những chất này có vai trò như chất keo dính, ngăn chặn cholesterone và những tạp chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chính hỗn hợp các chất dinh dưỡng này giúp bạn cải thiện độ đàn hồi và tình trạng lỏng của các mạch máu, giúp chúng được bảo vệ tốt hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.

Hỗ trợ giảm cân

Sữa đậu nành chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn sữa bò. Trong khi sữa bò chứa khoảng 11g đường trong 1 cốc 250 ml, thì sữa đâu nành chỉ chiếm bằng một nửa, tương đương với 6g đường. Chính vì thế, 1 cốc sữa đậu nành trung bình chỉ chứa 81 calo, ngang ngửa với sữa tách béo. Ngoài ra, axit béo không bão hòa dạng đơn trong sữa đậu nành có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Hơn thế nữa, uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hơn, nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn.

Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Sữa đậu nành chứa nguồn phytoestrogen dồi dào (hoocmon nữ, chính vì thế nam giới được khuyên không nên tiếp thụ QUÁ nhiều sản phẩm từ đậu nành), nên sẽ ngăn hoóc-môn sinh dục nam là testosterone tiết ra quá nhiều. Lượng hoocmon nam testosterone thấp hơn đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm. Các nghiên cứu đã cho thấy những người đàn ông ăn theo chế độ giàu đậu nành thường ít mắc các bệnh phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến hơn.

Ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hoóc-môn phytoestrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những người này thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và đái tháo đường cao hơn hẳn. Ngoài ra, họ còn dễ bị trầm cảm, mất ngủ, thay đổi cảm xúc và gặp các vấn đề về thể chất nhiều hơn. Hoocmon phytoestrogen trong đậu nành là sự thay thế quý giá cho lượng hoocmon bị mất đi. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm và làm chậm các triệu chứng và hậu quả hậu mãn kinh.

Cải thiện bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương gây ra tình trạng xương yếu dần, trở nên mềm và dễ gẫy. Hoóc-môn phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ calci vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn. Để tối đa hóa tác dụng, bạn nên mua sữa đậu nành có bổ sung vitamin D và calci để uống.

* Cách nấu sữa đậu nành

Mua và bảo quản hạt đậu nành

Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.

Loại hạt đậu nành đóng gói chân khôngcó chứng nhận ATVSTP.

Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành

Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Nên làm theo phương pháp áp dụng kĩ thuật như sau:

- Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.

- Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp.

Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Xử lý kỹ bọt, sữa đậu nành sẽ ngon và lâu hỏng hơn

- Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.

- Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.

Xay và đun chín sữa

Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo, đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.

Chú ý: Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu

chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.

Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.

2.3.6. Các loại nước mát

Nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ các loại dược liệu, có tác dụng thanh nhiệt, thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng. Một số loại thảo mộc thông dụng dùng để nấu nước mát sau:

2.3.6.1. Cây thuốc dòi (hay còn gọi là cây bò mắm)

Cây thuốc dòi có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng,

viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai, vì vậy phụ nữ có thai không nên dùng loại thảo dược này.Khi dùng các loại nước mát từ thảo mộc, cần lưu ý thay đổi thường xuyên các thành phần thảo mộc để

tránh dùng lâu dài một loại. Một số loại cây lá dùng nấu nước mát

2.3.6.2. Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt. Chủ trị các chứng chảy máu cam, bí tiểu, tiểu ra máu… Kết hợp với một số loại thảo dược khác để trị bệnh trĩ, ngoài ra còn được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng, bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu. Lưu ý người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.

2.3.6.3. Cây mía lau

Cây mía lau có tính bình, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đờm, trừ phiền, giải độc rượu, giải sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, táo bón…

2.3.6.4. Cây mã đề

Mã đề còn có tên gọi mã đề thảo, xa tiền thảo, xa tiền tử, nhãn én. Có tác dụng kháng sinh, lợi tiểu, chữa ho…

2.3.6.5. Râu bắp

Râu bắp còn được gọi ngọc mễ tu, có vị ngọt, tính bình. Tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột dễ dàng. Ngoài ra, còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.

2.3.6.6. Lá lẻ bạn lớn

Cây lẻ bạn lớn hay gọi là cây hoa sò huyết, có vị ngọt, nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

2.3.6.7. Hoa cúc

Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, làm mát gan, sáng mắt. Một số nghiên cứu còn cho thấy hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giản mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu.

Một số cách nấu nước mát dùng hằng ngày

Bạc hà, mật ong

* Dùng bạc hà (nếu dùng khô thì 10 gr, còn dùng tươi thì 20 gr), mật ong 30 gr, vị thuốc ngưu bàng tử 30 gr. Cách làm: cho ngưu bàng tử vào nồi (nồi nhôm) cùng 4 chén nước (khoảng 1 lít), nấu còn lại 2 chén. Khi đó cho tiếp bạc hà vào, nấu tiếp còn lại 1 chén rưỡi nước, gạn lọc lấy nước, bỏ xác, rồi nấu lại cho sôi, cho tiếp mật ong vào, khuấy nhẹ đều tay rồi ngừng nấu. Chia làm 2 lần dùng hết trong ngày. Lý giải về

mặt y học cổ truyền rằng, ngưu bàng tử có vị cay và đắng, tính hơi hàn (hơi lạnh), đi vào kinh phế, có công dụng tán phong nhiệt, chữa viêm họng. Còn bạc hà có tính mát, vị cay và mùi thơm, đi vào kinh phế, kinh can, giúp sơ tán phong nhiệt, trị ho, viêm họng. Mật ong thì vị ngọt, nhuận tạng phủ, giúp giảm đau và giải độc. Dùng nước nấu như trên phù hợp và chủ trị trong trường hợp ho, ngứa cổ họng, viêm họng, mũi miệng khô do thời tiết nắng như những ngày này.

Hoa cúc, tía tô, mật ong

* Dùng lá tía tô 30 gr, nhân sâm 10 gr. Cách làm: cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rưỡi, gạn lọc lấy nước, bỏ xác. Chia nước nấu này làm 2 phần, dùng hết trong ngày. Dùng liên tục 3 đến 5 ngày. Lý giải theo y học cổ truyền rằng, tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào kinh phế, kinh tỳ, có công dụng giải cảm, hành khí vị, và ôn trung. Nhân sâm thì có tính bình, vị ngọt, trợ nguyên khí, đi vào kinh tỳ, kinh phế, có công dụng sinh tân dịch, giải khát... Dùng nước trên sẽ thích hợp cho trường hợp nhiễm cảm thời tiết nắng, người mệt và ho.

* Dùng 30 gr hoa cúc, 20 gr bạch chỉ, 8 gr rễ củ hành. Cách làm: cho 3 nguyên liệu trên vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra. Tiếp tục cho 2 chén nước vào nồi trên và nấu còn lại nửa chén. Chắt ra, hòa nước hai lần nấu trên lại với nhau (bỏ xác), rồi dùng 2-3 lần trong ngày. Lý giải theo cổ truyền, hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi vào kinh phế, kinh can, giúp thanh nhiệt. Bạch chỉ có vị cay, tính ấm, đi vào kinh phế, kinh vị, chữa đau đầu. Rễ củ hành sơ phong, trừ thấp. Dùng nước làm theo cách trên giúp chủ trị viêm họng, viêm mũi do thời tiết nóng bức.

2.3.7. Nước thường

Mỗi ngày bạn cần uống 8 ly nước hoặc khoảng 2 lít nước vì nước không chỉ có công dụng giải khát mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

* Cải thiện tâm trạng: Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng hồi năm ngoái cho

thấy, những phụ nữ trẻ bị mất nước ở thể nhẹ thường bị đau đầu, mệt mỏi, tâm trạng xấu và khó tập trung hơn.

* Ngừa bệnh sỏi thận: Những ai uống nhiều chất lỏng nhất giảm đáng kể nguy cơ bị sỏi thận kinh niên, theo nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc).

* Giảm cân: Trong một nghiên cứu được đăng trên chuyên san Béo phì, những ai uống một chai nước trước mỗi bữa ăn trong suốt 12 tuần giảm cân được nhiều hơn những người không uống nước trước bữa ăn.

Được biết, nước còn giúp điều hòa thân nhiệt, giảm đau khớp, bảo vệ dây cột sống và các mô nhạy cảm khác…

2.4. NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM

2.4.1. Lưu ý khi sử dụng các loại thảo dược

Theo y học hiện đại, những dược liệu nêu trên có chung tác dụng là lợi tiểu và ngoài ra còn bù thêm một số vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng những loại nước mát này thì có khả năng nguy hại đến cơ thể, nhất là khi cơ thể đang mắc một số bệnh mạn tính. Nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát này có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Đồng thời, dùng nhiều hoặc dùng lâu dài các loại thảo dược có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali…

Còn theo y học cổ truyền, nếu thể chất người thuộc hàn, mà lại thường xuyên dùng các loại thuốc thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, mất tân dịch, chân âm hao tổn…

2.4.2. Những lưu ý khi sử dụng nước mát

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Bay, Khoa Y học cổ truyền Trường ĐH Y Dược TPHCM, đối với những người khỏe mạnh khi dùng các loại nước mát từ thảo mộc, cần lưu ý thay đổi thường xuyên các thành phần thảo mộc để tránh dùng lâu dài một loại.

Một phần của tài liệu TIEU LUAN CAO HOC HOC PHAN DIA LI VIET NAM NHỮNG MÓN ĂN VÀ THỨC UỐNG THUẦN VIỆT (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)