Quảnlý tài chính hoạt động sự nghiệp có thu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp có thu tại học viện hành chính (Trang 66 - 69)

TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

2.2.2.2.Quảnlý tài chính hoạt động sự nghiệp có thu.

Học viện Hành chính đang từng bước xây dựng phương án tự chủ, tự chịu một phần trách nhiệm về tài chính. Học viện đã xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ theo các căn cứ sau:

- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 1/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

- Căn cứ Nghị định 129/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này.

- Căn cứ Quyết định số 3666/QĐ-HVCT-HCQG-TC ngày 23/12/2008 của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với Học viện Hành chính.

- Căn cứ công văn số 1104/HVCT-HCQG-TC ngày 10/11/2009 của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về việc cho ý kiến việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ đối với Học viện Hành chính.

- Trên cơ sở thảo luận dân chủ, công khai, rộng rãi trong Học viện, sau khi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn Học viện Hành chính.

Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ. Với cơ chế quản lý thu chi và xử lý chênh lệch sau:

* Quản lý hoạt động thu sự nghiệp từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại: Hoạt động thu phí, lệ phí của Học viện bao gồm thu từ các loại hình sau: + Học phí các hệ đào tạo Sau Đại học, Đại học chính quy và không chính quy. + Kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức về Quản lý nhà nước thuộc các loại hình đào tạo chính quy và không chính quy, học phí các hệ chuyển đổi kiến thức hành chính.

+ Học lại, thi lại của sinh viên, học viên.

+ Lệ phí tuyển sinh đại học chính quy và không chính quy.

Các khoản thu trên được thực hiện thu qua: tài khoản 945 và 934 của Học viện tại Kho bạc Nhà nước Đống Đa; tiền mặt nộp tại quỹ của Học viện.

Quản lý các hoạt động thu do Phòng Tài vụ- Kế toán thuộc Văn phòng Học viện phối hợp với các khoa, ban liên quan tiến hành quản lý và đôn đốc. Đối với các hợp đồng mở lớp sau khi nhận được hợp đồng, Phòng Tài vụ - Kế toán tiến hành đôn đốc và thu tiền của đối tác thông qua chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Đối với học phí của sinh viên sau đại học, cử nhân chính quy, sinh viên tại chức học tại Học viện, Phòng Tài vụ - kế toán tiến hành thu tiền mặt tại quỹ. Khi thanh lý các hợp đồng mở lớp, để cấp hoá đơn, chứng chỉ cho các học viên đều cần phải có xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của Phòng Tài vụ - Kế toán.

* Quản lý hoạt động chi.

Hoạt động chi được quản lý theo các nhóm:

- Chi cho cá nhân: chi lương và các khoản có tính chất lương bao gồm chi lương cho lao động hợp đồng, chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi học bổng cho sinh viên, chi khen thưởng và phúc lợi tập thể, các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác.

- Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, phương tiện vận tải, chi thanh toán vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, trang bị bảo hộ lao động, thông tin tuyên truyền liên lạc, công tác phí, hội nghị phí.

- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập: chi trả thù lao giảng dạy, chi cho các hoạt động phục vụ giảng dạy, biên soạn chương trình, đề cương, bài giảng, giáo trình, chi hoạt động nghiên cứu khoa học, chi phí hỗ trợ hoạt động quản lý đào tạo, hỗ trợ hoạt động phục vụ đào tạo, chi xuất bản tạp chí quản lý nhà nước, chi hoạt động thư viện, chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, công tác lưu trữ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động giảng dạy và học tập.

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên: trên cơ sở dự toán thu chi ngân sách hàng năm và nhu cầu của Học viện, Giám đốc quyết định việc mua sắm tài sản, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, cải tạo trụ sở, sửa chữa các phòng học, thư viện, ký túc xá, phục vụ giảng dạy học tập, đảm bảo mọi hoạt động của Học viện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chi đoàn ra, đoàn vào: trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Giám đốc Học viện quyết định chi cho đoàn ra, đoàn vào căn cứ quy định của nhà nước.

- Chi khác: chi cho đại biểu, chi tiếp khách, chi cựu giáo chức, chi thù lao kiểm kê tài sản, cập nhật hồ sơ, xây dựng kế hoạch, dự toán, chi các khoản từ hoạt động dịch vụ, … và các khoản chi khác phải được Giám đốc duyệt chi cụ thể.

Đối với các hợp đồng mở lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viêc cao cấp doanh thu, chi phí được Giám đốc Học viện phê duyệt dự toán, chênh lệch tối thiểu là 30% doanh thu.

Các khoản chi hoạt động sự nghiệp có thu tiến hành chi theo mục lục NSNN. * Xử lý chênh lệch.

Chênh lệch thu chi được xử lý vào cuối mỗi năm tài chính được trích lập các quỹ hoạt động. Việc trích lập các quỹ do Giám đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài vụ - Kế toán và được thực hiện theo trình tự sau:

+ Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp theo mức trích quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006.

+ Trích lập hai Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.

+ Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp có thu tại học viện hành chính (Trang 66 - 69)