Quảnlý tài chính hoạt động sự nghiệp có thu thụ hưởng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp có thu tại học viện hành chính (Trang 64 - 66)

TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

2.2.2.1 Quảnlý tài chính hoạt động sự nghiệp có thu thụ hưởng.

Đơn vị dự toán cấp I là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính là đơn vị dự toán cấp II kiêm cấp III.

Học viện được chia làm 2 cấp dự toán: * Là đơn vị dự toán cấp 2

Học viện Hành chính hiện chưa thành lập Ban kế hoạch – tài chính, mọi nhiệm vụ, chức năng của ban kế hoạch tài chính do Phòng Tài vụ - Kế toán đảm nhiệm. Phòng Tài vụ - Kế toán có chức năng tham mưu, tổng hợp về quản lý tài chính giúp Ban Lãnh đạo quản lý, điều hành hoạt động tài chính của đơn vị.

Phòng Tài vụ - Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lập dự toán và kế hoạch phân bổ dự toán hàng năm cho các đơn vị trực thuộc là Học viện tại Hà Nội, Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện tại Tây Nguyên, Phân viện tại Huế.

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của Học viện.

- Kiểm tra và xét duyệt quyết toán cho các đơn vị cấp 3 thuộc Học viện.

- Tổng hợp báo cáo quyết toán trình Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý các nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

- Tham mưu Lãnh đạo Học viện xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về tài chính, kế toán nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá chính sách, đảm bảo thực hiện một cách đồng nhất và kịp thời.

* Là đơn vị dự toán cấp 3

Học viện Hành chính tại Hà Nội chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Học viện. Ngoài làm chức năng của Ban kế hoạch – Tài chính, Phòng Tài vụ Kế toán còn làm nhiệm vụ chính của một đơn vị dự toán cấp 3.

- Giám đốc và Chánh Văn phòng, trưởng phòng Tài vụ - Kế toán chịu trách nhiệm trước Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động tài chính kế toán của đơn vị mình.

- Chịu sự kiểm tra và hướng dẫn của Ban Kế hoạch Tài chính trong quá trình xây dựng dự toán, cấp phát kinh phí và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước nói riêng và hạch toán kế toán toàn bộ nghiệp vụ phát sinh hoạt động thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước và hoạt động có thu của đơn vị.

- Thực hiện chi theo đúng mục lục ngân sách nhà nước và chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.

* Quá trình lập dự toán, nhận kinh phí và quyết toán kinh phí. - Quá trình lập dự toán kinh phí.

Qúa trình lập dự toán kinh phí được thực hiện từ tháng 7 hàng năm, Phòng Tài vụ Kế toán tiến hành thu thập nhu cầu chi tiêu trong năm tới của các Khoa ban của Học viện tại Hà Nội cũng như nhu cầu chi tiêu của Cơ sở Học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Học viện tại Tây Nguyên, Phân viện Học viện tại Huế, tiến hành tổng hợp chi phí ngân sách hàng năm đồng thời dự toán chi tiêu từ nguồn thu. Dự toán kinh phí được lập chi tiết theo từng mục và tiểu mục theo quy định. Sau đó nộp cho Ban Kế hoạch tài chính Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

*Quá trình cấp kinh phí.

Kinh phí được cấp theo dự toán theo các nguồn sau: - Kinh phí đào tạo thường xuyên.

- Kinh phí đào tạo lại.

- Kinh phí đào tạo Sau Đại học. - Kinh phí viện trợ Lào.

- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp được phê duyệt hàng năm.

- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản.

Căn cứ vào dự toán tổng thể hàng năm của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được Bộ Tài chính phê duyệt, kinh phí tổng thể được Bộ Tài chính cấp, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia quản lý toàn bộ và tiến hành cấp phát cho các đơn vị trực thuộc thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Học viện Hành chính tiếp nhận và sử dụng phần kinh phí được cấp theo dự toán. Kinh phí sử dụng được chuyển bằng chứng từ để kho bạc kiểm soát và thanh toán trực tiếp cho người lao động thông qua việc trả lương bằng tài khoản và thanh toán cho các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời đối với những nhu cầu được phép chi tiêu bẳng tiền mặt, Học viện lập bảng kê chứng từ hoặc tạm ứng gửi kế hoạch chi tiêu tiền mặt ra Kho bạc rút tiền về nhập quỹ. [Phụ lục số 2.1].

- Đối với Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp trên nhu cầu thực tế của Học viện, Học viện đăng ký và được giao danh mục mua sắm, sửa chữa tài sản. [Phụ lục số 2.2]

*Quyết toán kinh phí.

Hàng năm sau khi đã sử dụng và tiếp nhận kinh phí, Học viện Hành chính tiến hành kiểm tra quyết toán của Cơ sở Học viện tại TP Hồ Chí Minh, Phân viện tại Huế, và Tây Nguyên, rà soát, đối chiếu các nguồn kinh phí tại Học viện Hà nội, sau đó tổng hợp các khoản chi ngân sách theo đúng nguồn, mục, tiểu mục theo dự toán và điều chỉnh dự toán (nếu có) đã được phê duyệt, đồng thời báo cáo số dư kinh phí xin chuyển tiếp năm sau. Căn cứ vào quyết toán của các đơn vị trực thuộc, Ban Kế hoạch tài chính Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia tiến hành kiểm tra quyết toán và tổng hợp gửi Bộ Tài chính. Sau khi có thông báo kết quả của Bộ Tài chính, Ban Kế hoạch tài chính Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia sẽ thông báo kết quả phê duyệt quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp có thu tại học viện hành chính (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w