bàn tỉnh Hà Nam
1. Quản lý nhu cầu dung nước
Quản lý nhu cầu dùng nước là một công cụđể nhận được sự cân đối giữa nhu cầu cân đối giữa nhu cầu sử dụng nước với nguồn nước có sẵn
Nước tiêu thụ cho sinh hoạt có thểđược kiểm soát bằng các biện pháp như sau: Lắp đặt đồng hồđo nước và trả tiền sử dụng nước; Áp dụng các giá nước khác nhau cho các hộ gia đình ở các vùng khác nhau; Tạo ra sự nhận biết về sự dụng nước cẩn thận; Chếđộ phân phối nước
Nước tiêu thụ cho công nghiệp có thể kiểm soát bằng các biện pháp như sau:
Lắp đặt đồng hồđo nước và trả tiền sử dụng nước; Áp dụng các giá nước khác nhau cho các hộ sử dụng nước khác nhau và các mục đích khác nhau; Khuyến khích sử dụng nước theo công nghệ mới; Chếđộ phân phối nước; Nước dùng cho tưới nông nghiệp; Trả phí nước phụ thuộc vào lượng nước sử dụng hoặc theo diện tích tưới; Tạo ra nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm; Khuyến khích việc vận hành và bảo dưỡng tốt; Khuyến khích các công nghệ sử dụng nước mới và hiệu quả( như loại cây trồng, thói quen canh tác…); Phân phối nước có thể bằng cách quản lý phân quyền (nhóm sử dụng nước).
97
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế tài nguyên nước, phí tài nguyên nước đối với địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tếđặcu biệt khó khăn. Nguyên tắc người sử dụng nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đối tượng thuộc diện “chính sách” tức là người có thu nhập thấp, đồng bào ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn về kinh tế…vv. Việc trả tiền những đối tượng này cần phải thực hiện ở mức thấp nhất và coi nhưđược nhà nước trợ cấp xã hội. Đối tượng khai thác, sử dụng nước khác cần phải áp dụng mức giá nước, thuế nước, phí dịch vụ nước phù hợp với lợi nhuận hoặc tiện ích thu được, đồng thời hướng việc sử dụng nước theo hướng hợp lý, tiết kiệm.
Quy hoạch đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi trình phê duyệt. Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, chức năng của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có các nghĩa vụ : Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thực hiện đúng
98
nội dung của giấy phép; Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;Bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt quá trình xả nước thải vào nguồn nước; Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hoạt động xả nước thải của mình gây ra theo quy định;Thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải theo quy định;Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xả nước thải trái phép của mình gây ra;
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ : Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng;Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép; Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải xin cấp giấy phép.
Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật
Tổ chức, cá nhân chỉđược khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công
99
trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo quy trình vận hành
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước đã bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, không gây ô nhiễm nguồn nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước.
Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, giải trí, du lịch và các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, không được gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
100
3. Giáo dục, tuyên truyền, đào tạo năng cao nhận thức kỹ thuật quản lý và bảo vệ nguồn nước của cộng đồng
Giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nước, nhất là các quyền về nước khắp trên toàn quốc là chìa khóa của sự thành công cho việc thực thi pháp luật, thực thi các quyền về nước. Chỉ khi mà tất cả người sử dụng nước cũng như tổ chức, cá nhân liên quan về mặt pháp lý tới nước ở bất kỳ cương vị công tác nào đều nhận thức được đầy đủ pháp luật về tài nguyên nước,các quyền về khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo luật định thì việc quản lý tài nguyên nước, thực thi Luật tài nguyên nước, thực thi các quyền về nước mới đạt được kết quả tốt đẹp.
Đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật, xây dựng các hướng dẫn, các chương trình, tổ chức lớp bồi dưỡng nhầm năng cao năng lực quản lý bảo vệ nguồn nước.
Đây là một trong những bài học kinh nghiệm mà nhiều nước trên thế giới đã đưa ra và cũng là một trong những kinh nghiệm cần.
4. Giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan
Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên nước đặc biệt là quy trình vận hành các công trình khai thác sử dụng nước, quy trình xả nước thải vào nguồn nước giữa các tỉnh, thành phố trong khuôn khổ Ủy ban bảo vệ môi trường nước lưu vực sông NhuệĐáy
Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong tỉnh: con người, trang thiết bị, công nghệ quản lý.
Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước nhằm: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước; Ứng xử thân thiện với môi trường nước; Tăng cường khả năng thích ứng và tự bảo vệ của cộng đồng cư dân ven sông
Xây dựng các chương trình đề án nhằm nâng cao nhận thức về tài nguyên nước trong hệ thống giáo dục, cụ thể là tổ chức đào tạo các báo cáo viên môi trường cho các phòng giáo dục, giới thiệu về bảo vệ môi trường nước đến tất các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh (285 trường) và yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện ít nhất 1 lần trong 5 năm.
101
Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đề xuất các giải pháp nhầm tăng cương công tác quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững. Phân tích làm rõ được sự cần thiết phải quản lý tài nguyên nước bền vững cho tỉnh Hà Nam. Đề các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực trạng tài nguyên nước và công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, dựa trên những phân tích về thuận lợi và nguy cơ – thách thức cho công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp như sau:
• Nhóm giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý tài nguyên nước • Nhóm giải pháp về khoa học - công nghệ
• Nhóm giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước
• Nhóm giải pháp cho từng ngành
• Nhóm giải pháp giảm thiệu ô nhiễm do đô thị hóa • Nhóm giải pháp cho người sử dụng nước
102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh; các cấp, ngành, địa phương và cơ sở sản xuất đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức của cộng đồng dân cưđã được nâng cao, đã bước đầu hình thành nhiều phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ra những áp lực không nhỏ lên tài nguyên nước
Môi trường nước tại nhiều khu vực bị ô nhiễm đặc biệt là tại các khu vực sản xuất tập trung, các làng nghề, khu chăn nuôi, khu vực khai thác khoáng sản... gây ra bệnh tật và khiếu kiện của nhân dân. Chất thải rắn sinh hoạt sản xuất và y tế chưa được thu gom và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Công tác quản lý, xử lý chất thải, cải tạo môi trường nước còn gặp nhiều hạn chế do nguồn kinh phí và nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích thông tin về tài nguyên nước và các vấn đề liên quan như tiềm năng nguồn nước; hiện trạng khai thác sử dụng; công tác bảo vệ tài nguyên nước và hạn chế tác hại do nước gây ra đã làm rõ các vấn đề bất cập trong khai thác sử dụng; quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam từ đó đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp về quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước kể cảđịnh hướng tổ chức thực hiện quy hoạch.
Để quản lý tài nguyên nước hiệu quả cần phải có sự phối hợp giữa các bộ TNMT, bộ NN&PTNN, các ngành sử dụng nước và đặc biệt là người sử dụng nước.
Với nội dung đã đề cập trên, luận văn này hy vọng góp phần đổi mới phương thức quản lý tài nguyên nước truyền thống sang hường QLTHTNN. Đảm bào quyền lợi cho người sử dụng nước, đáp ướng được nhu cầu sử dụng nước hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong tương lai.
2 Kiến nghị
Từ tình hình thực tế về quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam như trên, có thể thấy rằng để thực hiện QLTHTNN trên địa bàn tỉnh cần phải nghiên cứu để từng
103
bước đổi mới quản lý nước để chuyển dần cách quản lý truyền thống hiện nay sang quản lý tổng hợp theo một tiến trình được lựa chọn và xây dựng thích hợp.
Để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước thì trên địa bàn tỉnh cần phải có những thay đổi cơ bản về lĩnh vực quản lý, thí dụ như quản lý riêng rẽ chuyển sang quản lý tổng hợp, xuyên ngành, phải chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng nước, phải quan lý cả như cầu cung cấp nước và quản lý nhu cầu nước, phải quản lý và phối hợp chật chẽ cả nước, đất và các nhân tố sinh thái của môi trường xung quanh, phối hợp quản lý hợp lý cả quản lý theo địa giới hành chính và quản lý theo lưu vực sông, phương thức tổ chức quản lý phải chuyển sang theo chiều từ dưới lên, tức là xuất phát từ người dùng nước và phải coi trọng vai trò có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.
Để thực hiện cần phải xây dựng một cơ chế thuận lợi cho quản lý sử dụng tổng hợp hiệu quả tài nguyên đất và nước trên phạm vi toàn bộđịa bàn tỉnh. Cơ chế này cũng cần xem cả yêu cầu nước sử dụng các ngành và cả nhu cầu cho hệ sinh thái, xem xét các ảnh hưởng của sử dụng nước ở trung và thượng lưu tới sử dụng nước và dòng chảy ở hạ lưu và vùng cửa sông.
Xác định rõ những thách thức hiện nay trong quản lý tài nguyên nước và đẩy mạnh quản lý tổng hợp đất và nước. Lồng ghép khái niệm tổng hợp vào trong quá trình cải tiến thể chế và xây dựng các chính sách về quản lý nước, vào tất cả các