Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 104 - 105)

nước khu vực tỉnh Hà Nam

Chính phủđã xác định rõ vai trò quan trọng của biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Nghị định 67/2003/ND-CP hướng tới xử phạt ô nhiễm để hạn chế ô nhiễm môi trường do nước thải, sử dụng nước sạch một cách kinh tế và tạo nguồn cho Quỹ Bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường.

Trong Nghị định 67/2003, Ủy ban nhân dân quyết định mức phí cụ thể để bảo vệ môi trường qua phí nước thải đô thị, phí cung cấp nước sạch nhưng không quá 10% giá nước sạch.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TN&MT quy định mức phí cho từng loại chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và phạm vi xử phạt xả thải công nghiệp.

Ngân sách Trung ương thu 50% thu nhập cộng thêm vốn vận hành của Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam theo Quyết định 82/2002 của Thủ tướng Chỉnh phủ. Cơ quan chức năng địa phương thu 50% để sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mới, cống rãnh, nạo vét sông, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống cống rãnh tại địa phương.

92

Tổng phí xả nước thải thu được của tỉnh Hà Nam năm 2006 là 160 tỷđồng. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006 cho thấy nhìn chung, khoảng 90% phí thu được là từ nước thải đô thị, chỉ có 10% phí thu được là từ nguồn công nghiệp. Điều này cũng cho thấy mức phí thu được thấp hơn nhiều so với ước tính.

Quỹ Bảo vệ môi trường cung cấp tài chính cho bảo vệ môi trường toàn quốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)