CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
2.3. Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam
2.3.2. Những ưu điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
chức năng quản lý và bảo vệ môi trường
Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ quản lý môi trường ở cả 3 cấp. Trong đó, Quyết định thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở phòng Quản lý môi trường; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tăng cường cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường
Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trường đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, để đảm
69
nhiệm được chức năng hoạt động của Trung tâm. Hiện nay Trung tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành các thủ tục chứng nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn VILAS.
Từng bước củng cố bộ máy quản lý môi trường của các khu, cụm công nghiệp.
UBND tỉnh đã ủy quyền cho Ban quản lý các KCN tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và quyết định số 15/2008/QĐ- UBND ngày 20/8/2008.
Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh được thành lập có điều kiện tăng cường mạnh mẽ cho kiểm tra, kiểm soát tương đối rộng khắp và kịp thời.
2. Ban hành các thể chế, chính sách trong công tác quản lý môi trường
Một số văn bản pháp luật quan trọng về quản lý tài nguyên và môi trường như:
Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 30/5/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Quyết định 842/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án xử lý các điểm bức xúc ô nhiễm môi trường năm 2007-2008;
Quyết định số 1072/2006/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 về phê duyệt quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hà Nam;
Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 24/11/2006 về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010;
Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 29/9/2006 của UBND tỉnh về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND ngày 18/5/2006 của UBDN tỉnh về tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 10/6/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam;
70
Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 16 tháng 1 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Nam về ban hành Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam;
Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 về việc phê duyệt kế hoạch hành động khung kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015;
Quyết đinh số 33/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh về ban hành "Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam";
Quyết định số 464/2010/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Đầu tư kinh phí và tranh thủ các nguồn lực cho công tác BVMT
Tổng số tiền chi cho hoạt động bảo vệ môi trường các năm gần đây như sau: năm 2006: 9.440 triệu đồng; năm 2007: 12.186 triệu đồng; năm 2008: 16.451 triệu đồng.
Từ năm 2005 đến năm 2009 tỉnh đã tích cực tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho công tác môi trường.
Kinh phí triển khai một số dự án như sau:
+ UBND thành phố Phủ lý đã đầu tư xây dựng: “Công trình nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hà Nam” công suất thiết kế 120 tấn rác/ngàyđêm. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 67.168 triệu đồng trong đó nguồn vốn ODA của Bỉ là 46.655 triệu đồng, vốn đối ứng của tỉnh là 20.513 triệu đồng do UBND thành phố Phủ Lý làm chủ đầu tư.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện huyện Kim Bảng, công suất xử lý: 100m3/ngày đêm; Kinh phí đầu tư khoảng: 0,7 tỷ đồng; nguồn vốn: tổ chức Phi Chính phủ Dewats tài trợ.
+ Chương trình quỹ SemLa mở rộng (Thụy Điển) đã giúp cho Hà Nam thực hiện dự án “Xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hoá hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị và nâng cao năng lực bảo vệ môi trường” tại các xã Hoàng Đông, Duy Minh, Yên Bắc, Bạch Thượng và Thị trấn Đồng Văn - huyện Duy Tiên với tổng kinh phí (Thuỵ Điển và Việt Nam) để triển khai dự án là: 6 tỷ 654 triệu VNĐ
71
+ Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn thị trấn Vĩnh Trụ. Tổng kinh phí thực hiện: 870 triệu đồng. Nguồn kinh phí: tài trợ của dự án Đói nghèo môi trường (thuộc tổ chức UNDP và Vương quốc Anh tài trợ)
+ Xây dựng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi lợn (tại xã Ngọc Lũ, Bình Lục) góp phần BVMT lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Tổng kinh phí: 6,8 tỷ đồng. Nguồn kinh phí: Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường- Tổng cục Môi trường.
+ Dự án “nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước”. Đây là dự án của Bỉ, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước với tổng số kinh phí là 370.000 euro…
Hiện nay đang thực hiện các thủ tục để tranh thủ các nguồn vốn vay, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để triển khai các dự án trong kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ - Đáy.
4. Công tác kiểm soát ô nhiễm, quan trắc môi trường
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch quan trắc môi trường tỉnh với tần suất 4 lần/năm, môi trường nước là 26 điểm (18 điểm nước mặt, 8 điểm nước dưới đất), môi trường không khí là 23 điểm.
Ngoài ra còn thường xuyên quan trắc các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao như sông Đáy, sông Nhuệ, các làng nghề, khu vực chăn nuôi, khu vực khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói, vùng nhiễm Asen và thực hiện lấy mẫu nước thải lần đầu của các các cơ sở sản xuất có nước thải công nghiệp…
Báo cáo hiện trạng môi trường được triển khai theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường và yêu cầu trong công tác quản lý môi trường. Đã xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề hàng năm và tổng hợp 5 năm. Báo cáo hiện trạng môi trường đã phản ánh được những nét chung nhất về hiện trạng môi trường trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc chấp hành quy định đo kiểm soát ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thật sự nghiêm túc, nhiều cơ sở chưa thực hiện hoặc thực hiện
72
chưa đầy đủ. Năm 2006 có 17 cơ sở, năm 2008 có 35 cơ sở, năm 2009 có 34 cơ sở thực hiện đo kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quy định.
- Công tác thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Cam kết bảo vệ môi trường
Các dự án công trình đầu tư mới đều được yêu cầu lập báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết BVMT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bảng 2.9: Số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường thẩm định, phê duyệt
TT Nội dung 2007 2008 2009
1
Số báo cáo ĐTM đã được UBND cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt
17 báo cáo được thẩm định và 16 báo cáo được phê duyệt
22 báo cáo được thẩm định và 21 báo cáo được phê duyệt
28 báo cáo được thẩm định và 26 báo cáo được phê duyệt
2
Số báo cáo ĐTM bổ sung đã được UBND cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt
0
01 báo cáo được thẩm định và 01 báo cáo được phê duyệt
01 báo cáo được thẩm định và 01 báo cáo được phê duyệt
3
Tổng số Giấy xác nhận việc chủ dự án đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt ĐTM do UBND cấp tỉnh cấp
0 01 02 (01 cơ sở đang hoàn thiện hồ sơ)
4 Tổng số bản CKBVMT đã
được UBND cấp huyện cấp 60 103
78 (03 bản CK BVMT được Ban quản lý các KCN tỉnh cấp) (Nguồn: Trung tâm QH&ĐTTNN, 2010)
73
Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của tỉnh tổ chức thẩm định nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, đã tổ chức đoàn khảo sát vị trí thực hiện dự án trước khi tổ chức thẩm định báo cáo. Tại Ban quản lý các KCN và các huyện, thành phố việc tổ chức thẩm định ĐTM, Bản cam kết bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn về môi trường.
- Thu phí bảo vệ môi trường: UBND tỉnh đã chỉ đạo thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; đo đạc xác định lưu lượng, thành phần nước thải công nghiệp làm căn cứ thu phí theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tăng nguồn thu để đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường và tăng cường trách nhiệm xử lý của các doanh nghiệp.
Năm 2005, 2006 thực hiện thu phí đạt 184,9471 triệu đồng và năm 2007: 85,8135 triệu đồng; năm 2008: 76,2331 triệu đồng; năm 2009: 139,6055 triệu đồng. Tổng số phí thu được trong 5 năm là 486,65 triệu đồng. Một số cơ sở còn nợ đọng, chưa nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nguyên nhân do có số phí phải nộp quá ít hoặc vị trí doanh nghiệp xa kho bạc và cộng thêm ý thức chấp hành công tác bảo vệ môi trường còn kém.
- Quản lý chất thải nguy hại: Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị kê khai, lập hồ sơ đăng ký để cấp phép quản lý, vận chuyển, xử lý rác thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tính đến hết năm 2009, đã cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 105 cơ sở; Cấp giấy phép hành nghề xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại cho 01 cơ sở.
74
Hình 2.8 Bản đồ hiện trạng xả nước thải vào nguồn các lưu vực sông thuộc tỉnh Hà Nam (Nguồn: Trung tâm QH&ĐTTNN, 2010)
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Từ năm 2006-2009, Sở đã tổ chức các đợt thanh, kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Hầu hết các cơ sở được thanh, kiểm tra đều vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tổng số tiền xử phạt là 165,8 triệu đồng.
Chỉ đạo đôn đốc, giám sát 4 đơn vị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện các biện pháp khắc phục xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Đến nay, đã triển khai và hoàn thành 3/4 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và lò đốt rác thải y tế công suất 20kg/h; Công ty bia Sài Gòn – Hà Nam (trước đây là Công ty du lịch Bia và Nước giải khát Hà Nam) đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào sử dụng năm 2006; Xây dựng công trình Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
75
tỉnh Hà Nam (bãi rác chung của tỉnh) và đang triển khai lập kế hoạch xây dựng 01 dự án xử lý nước thải làng nghề Nha Xá - Mộc Nam.
Bảng 2.10 : Hoạt động thanh, kiểm tra đối với công tác môi trường, nước và khoáng sản
STT Năm Phân loại
Thanh tra lĩnh vực khoáng sản, nước và môi
trường
Kiểm tra lĩnh vực
khoảng sản, nước
Kiểm tra lĩnh vực môi trường
Phối hợp
với thanh tra bộ Số cơ sở được
thanh, kiểm tra - 20 13
Số vi phạm - - -
1 2008
Số tiền phạt - 0 -
Số cơ sở được
thanh,kiểm tra 9 16 33 0
Số vi phạm 8 8 24 0
2 2009
Số tiền phạt 68.800.000 38.200.000 21.300.000 0 (Nguồn : Viện quy hoạch thủy lợi, 2009)
e. Một số hoạt động thức đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
Ngày 12/9/2005 Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký kết Nghị Quyết liên tịch số 01/NQLT về “phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững” với Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh, Liên Đoàn lao động tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và đào tạo. Các đơn vị tham gia ký kết nghị quyết liên tịch đã triển khai tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ cũng như trong hoạt động sản xuất của nhân dân. Các hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Tiêu biểu là các hoạt động của hội Phụ nữ, hội Nông dân (đưa mô hình xử lý rác thải bằng
76
phân vi sinh đến với nông dân, mô hình này vừa giúp xử lý đáng kể lượng rác hữu cơ khu vực nông thôn vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, lại giảm thiểu đáng kể quá trình thoái hóa đất) đã được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các Sở, ban, ngành, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên tuyền trong các ngày lễ kỷ niệm về môi trường.
Ngoài ra, một số mô hình về xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường được hình thành như: “Xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hoá hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị và nâng cao năng lực bảo vệ môi trường tại các xã Hoàng Đông, Duy Minh, Yên Bắc, Bạch Thượng và Thị trấn Đồng Văn - huyện Duy Tiên”; “Xây dựng mô hình xã hội hoá công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 04 xã: Thi Sơn, Văn Xá, Ngọc Sơn và thị trấn Quế thuộc huyện Kim Bảng với sự tham gia của cộng đồng”; Dự án “xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”... cũng đã thu hút được đông đảo cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Nhưng quy mô nhỏ, trang thiết bị thiếu thốn, cơ chế thu chi chưa hợp lý, còn nhiều lúng túng trong hoạt động nên sau khi dự án hoàn thành thì hiệu quả xử lý chất thải chưa cao và mô hình chưa được nhân rộng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mô hình khí sinh học với cơ chế khuyến khích của tỉnh. Hiện nay đã xây dựng được khoảng 2.290 hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi trong nông thôn (theo điều tra thông tin xã phường trên địa bàn tỉnh năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường). Hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn mô hình xử lý nước dưới đất bị nhiễm Asen để cấp nước sinh hoạt cho các vùng nước ngầm bị nhiễm Asen.
2.3.3. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam