Đánh giá chung công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 80 - 81)

Công tác quản lý tài nguyên nước Tỉnh Hà Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Tỉnh đã triển khai nhiều dự án năng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, công tác giám sát chất lượng nước. Tại Hà Nam, dự án Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước” (CAPAS) triển khai từ năm 2009 với tổng kinh phí trên 5 tỉ đồng. Qua 4 năm triển khai, dự án đã đạt được các mục tiêu, tiến độ đề ra như: đánh giá toàn diện về tài nguyên nước tại tỉnh Hà Nam, thu thập được các nguồn dữ liệu liên quan đến tài nguyên nước; thực hiện số hóa vào phần mềm chuyên dùng

68

phục vụ cho công tác quản lý về tài nguyên nước. Dự án cũng đã xây dựng bộ tài liệu “hướng dẫn sử dụng quản lý tổng hợp tài nguyên nước” nhằm nâng cao nhận thức cho các sở, ngành tại địa phương; nắm vững quy trình khoan và lắp đặt thiết bị quan trắc nước ngầm tựđộng; lập báo cáo cơ bản đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Hà Nam cả về số lượng, chất lượng nguồn nước và thực trạng công tác quản lý về tài nguyên nước. Về công tác truyền thông, Dự án đã đặt ra nhiều mô hình hay, đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng như mô hình “Câu lạc bộ Dòng sông quê em”, “Đoạn sông tự quản”, “Hương ước bảo vệ tài nguyên nước”, “Điểm thông tin cơ sở về tài nguyên nước”,…

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vai trò của nước đối với sự phát triển bền vững của tỉnh, đối với sức khoẻ và cuộc sống chưa được nhận thức đầy đủ. Thực tế là, giá trị kinh tế của nước chưa được chú trọng, chưa thực sự coi nước là tài nguyên, là hàng hoá. Vì vậy, công tác bảo vệ, quản lý tài nguyên nước chưa được đặt vào một vị thếđúng mức. Đáng lo ngại là việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ, gìn giữ tà nguyên của công đồng trong xã hội cũng còn hạn chế, chưa đạt được kết quả mong muốn dẫn đến chưa huy động hiệu quả nguồn nước xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên nước. Việc xây dựng đường giao thông thôn xóm đã gây nhiều hỏng hóc, thất thoát, lãng phí đối với hệ thống đường ống cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)