CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
3.4. Các giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững khu vực tỉnh Hà Nam
3.4.4. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho từng ngành
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ trên cơ sở CNH, HĐH và chú trọng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch cũng như CNH nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa tỉnh trở thành một tỉnh có cơ cấu: công nghiêp - xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp Phương hướng chuyển đổi cụ thể như sau: nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực nông nghiệp, năng suất thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao thông qua bước đột phá trong phát triển công nghiệp (vật liệu xây dựng, chế biến, lắp ráp), phát triển dịch vụ (du lịch, thương mại chất lượng cao) và xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng giao thông, các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch trọng điểm.
Giải pháp bảo vệ các hộ ngành dễ bị tổn thương: Tăng cường giám sát tài nguyên nước đặc biệt là các nút đầu vào tỉnh thuộc sông Nhuệ - sông Đáy làm cơ sở đấu tranh, bảo vệ nguồn nước trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy; Xây dựng hệ thống thông tin truyền thông các nguy cơ về tài nguyên nước và hướng dẫn các đối tượng ứng phó khắc phục sự cố về nguồn nước; Xây dựng đề án đánh giá rủi ro và hậu quả gây ra từ các vấn đề liên quan đến nguồn nước của các cộng đồng trên 5 tiểu vùng quy hoạch; Xây dựng đề án quản lý rủi ro trên cơ sở hỗ trợ cộng đồng tại chỗ trên các tiểu vùng thuộc vùng quy hoạch; Xây dựng cơ chế xử lý trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho các đối tượng liên quan.
1. Sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường
Về mặt cơ cấu sử dụng đất, do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - xây dựng, nên đất dùng cho nông nghiệp giảm dần đến năm 2020. Đối với lĩnh vực môi trường cần được đẩy mạnh để đảm bảo phát triển bền vững.
93 2. Công nghiệp xây dựng
Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tốc độ cao, bền vững đặc biệt là tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
3. Các ngành công nghiệp khác
Đối với ngành vật liệu xây dựng, ưu tiên cho đầu tư mở rộng và đầu tư mới các nhà máy xi măng lò quay trên địa bàn 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Hà Nam sẽ là nguồn cung cấp chính cho tiêu thụ đá xây dựng của thủ đô. Ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, khuyến khích đầu tư các cơ sở cơ khí có thị trường tiêu thụ với quy mô lớn, công nghệ, thiết bị hiện đại, sản xuất bán tự động hoặc tự động hóa.
Ngành công nghiệp hóa chất, với điều kiện thuận lợi như Hà Nam có thể cung cấp phần lớn bột nhẹ cho cả nước.
Ngành công nghiệp dệt may da giầy, trong thời gian tới Hà Nam chủ trương của tỉnh nên ổn định công suất các cơ sở hiện có. Các ngành công nghiệp khác, bao gồm: Khai thác sản xuất nước sạch: phương hướng ổn định sản xuất các cơ sở nước sạch hiện có đảm bảo công suất hiện có. Đảm bảo đến năm 2020 đạt 20 triệu m3, đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn bộ thành phố Phủ Lý và các khu vực phụ cận;
Công nghiệp sản xuất giấy: giữ nguyên sản lượng các công ty hiện có. Sản xuất các loại giấy caston, giấy bao gói, giấy crap… Tới năm 2020 phát triển và khuyến khích các ngành công nghệ tạo ta sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hàm lượng chất xám trong sản phẩm lớn như các ngành điện tử, công nghệ phần mềm….
4. Các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tốc độ tăng trưởng: ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân GDP xấp xỉ 2,8% thời kỳ 2011 - 2020. - GDP, năng suất lao động: năm 2020, GDP nông nghiệp (giá HH) đạt khoảng 3.500 tỷ VNĐ. Năng suất lao động tăng khoảng 4 lần vào năm 2020, đạt khoảng trên 15 triệu VNĐ. Tỷ trọng của ngành sẽ giảm dần xuống khoảng 5,7% vào năm 2020. - Bố trí lao động việc làm, tăng thu
94
nhập: tới năm 2020 giảm tỉ lệ thiếu việc làm thường xuyên xuống còn 6 - 8%. Tăng thu nhập cho nông dân, đạt khoảng 15 triệu đồng năm 2020 (giá 2005) bằng những giải pháp tăng năng suất, giảm chí phí sản xuất. Đối với cấp nước nông thôn: đến năm 2020 là 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh.
5. Phương hướng phát triển hạ tầng
* Giao thông: Ngoài phát triển đường bộ còn chú trọng phát triển đường sông, phát huy tối đa lợi thế của ngành vận tải đường sông là tính xã hội hoá cao, đầu tư ít, giá thành hạ, ít gây ô nhiễm môi trường, có khả năng vận tải hàng hoá khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, kết hợp với điều kiện tự nhiên để đáp ứng yêu cầu vận tải của xã hội.
*Cấp nước : Nâng công suất các nhà máy nước tại thành phố Phủ Lý và xây dựng mới các nhà máy nước tại các huyện
Bảng 3.3: Dự báo công suất một số nhà máy nước
TT Nhà máy Công suất
(m3/ngđ) 1 Thành phố Phủ Lý - Nhà máy số 1: - Nhà máy số 2: - 40.000 - 30.000 2 Huyện Duy Tiên - Nhà máy tại KCN Mộc Nam - Nhà máy
tại KCN Đồng Văn - Nhà máy tại TT Hòa Mạc - Nhà máy tại TT Đọi Sơn - Nhà máy nước Tân Tạo
- 2.500 - 3.000 - 2.500 - 2.200 - n/a
3 Huyện Kim Bảng - Nhà máy tại Thị trấn Quế - Nhà máy tại TT Ba Sao - Nhà máy tại TT Tượng Lĩnh
- nâng cấp - 2.300 - 1.600 4 Huyện Bình Lục - Nhà máy tại TT Bình Mỹ - Nhà máy tại
TT Hòa Mạc (xây mới) - Nhà máy tại TT Chợ Sông
- 1.000 - 1.300 - 1.600
5 Huyện Lý Nhân - Nhà máy tại TT Vĩnh Trụ - Nhà máy tại TT Nhân Hậu
-800 - 1.900
6 Huyện Thanh Liêm - Nhà máy tại TT Phố Cà - Nhà máy tại TT Kiện Khê - Nhà máy tại TT Thanh Lưu
- 3.500 - 4.600 - 2.300
(Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2010)
95
3.4.5. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm do