1. Các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt
Địa bàn tỉnh đặc trưng cho vùng đất chiêm trũng thuộc đồng bằng sông Hồng. Gần 50 năm qua được Đảng và nhà nước quan tâm, các cấp, các ngành đã cùng nhân dân địa phương bỏ ra nhiều công sức cải tạo vùng đất chiêm trũng, hầu hết các vùng đất chiêm trũng 1 vụ nay đã trở thành 2, 3 vụ. Trên địa bàn tỉnh đến nay đã có nhiều công trình chứa nước, cấp nước và chuyển nước tính từđầu mối lớn nhỏđến các trạm bơm cục bộđểđáp ứng yêu cầu sử dụng nước.
Do tỉnh Hà Nam vốn là tỉnh thuần nông và đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các công trình khai thác tài nguyên nước mặt chủ yếu phục vụ tưới tiêu. Để quá trình chuyển đổi cơ cấu thành công và bền vững, tỉnh đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu vực chuyển đổi mà nhất là công trình thuỷ lợi. Trong đó các công trình thủy lợi bao gồm các công trình tưới tiêu, hệ thống đê phục vụ công tác phòng chống và khắc phục hậu quả do nước nước gây ra. Mặc dù có một hệ thống công trình, kênh mương tương đối hoàn chỉnh nhưng diện tích tưới chủđộng vẫn còn ít. Còn phải sử dụng rất nhiều các trạm bơm nội đồng để tưới, tiêu cho các khu cục bộ.
2. Các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn năm 2010, tổng số công trình hiện có: 151.342 công trình bao gồm công trình khai thác nước tập trung và công trình khai thác nước phân tán. Trong đó, có 320.180 người dân nông thôn đang sử dụng loại hình cấp nước phân tán; tỷ lệ 320.180 người/663.662 người dân nông thôn thuộc 5 huyện là 48,2%. Trong số các hình thức khai thác nước phân tán gồm: Giếng đào: 34.197 giếng; tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 9,31%; Giếng khoan: 98.677 giếng ; tỷ lệ dân sử
55
dụng nước HVS là 61,8%; Bể, lu: 18.448 bể, lu; tỷ lệ dân NT sử dụng nước HVS đạt 3,46%; Sông, hồ: Số hộ sử dụng 348 hộ, tỷ lệ dùng nước 0,32% Cụ thể như PL 3.2
Từ bảng thống kê trên có thể nhận thấy người dân nông thôn ở huyện Thanh Liêm và Bình Lục sử dụng nước giếng đào với tỷ lệ lớn hơn, tỷ lệ người dân tiếp cận với nguồn nước sạch ít hơn
Theo đánh giá của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Hà Nam, hiện tình trạng nguồn nước ngầm tại tỉnh đang bị nhiễm Asen ở mức rất cao, có nhiều nơi nồng độ Asen cao gấp hàng trăm lần cho phép như tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm... Trong năm 2010, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam tiếp tục mở rộng các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm asen trên địa bàn tại 12 xã thuộc các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng và Bình Lục.