Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 68 - 77)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM

2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Hà Nam

2.1.4. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại

Theo niên giám thống kê năm 2010 dân số toàn tỉnh là 786.310 người, trong đó dân số đô thị là 82.169 người (chiếm 10,45%), dân số nông thôn là 704.141 người (chiếm 89,55%).

Bảng 2.5: Dân số tỉnh Hà Nam năm 2010 Đơn vị: Người Dân số

TT TP, huyện

Đô thị Nông thôn

Tổng cộng

1 Thành phố Phủ Lý 42.073 40.819 82.892

2 Huyện Duy Tiên 9.750 116.986 126.736

3 Huyện Kim Bảng 10.414 116.002 126.416

4 Huyện Lý Nhân 5.450 170.994 176.444

5 Huyện Thanh Liêm 9.285 118.973 128.258

6 Huyện Bình Lục 5.197 140.367 145.564

Tổng cộng 82.169 704.141 786.310 Tổng cộng (Nguồn: Chị cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2010)

56

Hiện tại, tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt như sau: cấp nước đô thị là 80 l/người/ngày và cấp nước cho nông thôn là 60 l/người/ngày.đêm (theo Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020).

2. Nhu cầu sử dụng tài nguyên nước phục vụ nông nghiệp

Hiện tại đất nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh là 55.643,5 ha trong đó đất cây hàng năm là 40.029,6 ha và cây lâu năm gần 3.821,8 ha. Ngoài ra, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ tương đối cao so với một số mục đích khác. Chỉ tiêu dùng nước cho tưới nông nghiệp như sau: Yêu cầu cho 1 ha cây trồng được tính toán dựa trên cơ sở cân bằng nước với tần suất mưa tưới là 75% và 85%. Bằng chương trình tính toán Cropwat của FAO có thể tính ra lượng nước yêu cầu.

Nước dùng cho chăn nuôi được định nghĩa bao gồm: Nước cho vệ sinh chuồng trại; Theo TCVN định mức nông nghiệp; Công nghiệp thực phẩm, chỉ tiêu dùng nước như sau: Trâu, bò: 70 lít/ngày.con Lợn: 20 lít/ngày.con Gia cầm: 2 lít/ngày.con

Dựa trên nhu cầu nước tưới cho cây nông nghiệp và nhu cầu nước cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tổng hợp được nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp như sau bảng PL 3.6

Tổng lượng nước dùng cho nông nghiệp (chăn nuôi và tưới) trên toàn vùng quy hoạch khoảng hơn 494 triệu m3/năm. Trong đó: cấp nước cho chăn nuôi khoảng 45 triệu m3/năm, cấp nước cho tưới nông nghiệp khoảng 449 triệu m3/năm.

3. Nhu cầu sử dụng tài nguyên nước phục vụ ngành công nghiệp

Theo niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2010 thì giá trị do ngành công nghiệp mang lại là 13.601 tỷ đồng (tương đương với 735.192.432 USD), nếu tính lượng nước cần cấp cho ngành công nghiệp theo giá trị ngành công nghiệp mang lại (200 m3 nước / 1.000 USD) thì lượng nước cần cung cấp năm 2010 là 147,04 triệu m3.

4. Nhu cầu sử dụng tài nguyên nước phục vụ ngành thủy sản

57

Đối với nhu cầu nước của ngành thủy sản đặt ra là đảm bảo lượng nước như sau: Ao, hồ nhỏ: 1,5- 2m; Mặt nước lớn: 2- 3m; Ruộng trũng: 20 - 30cm.

Theo niên giám thống kê của tỉnh Hà Nam năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh: 6.193,3 ha; với chỉ tiêu dùng nước của ngành thủy sản là 20.000 m3/ha/năm thì lượng nước dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh giai đoạn hiện tại là gần 93 triệu m3/năm.

5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng tài nguyên nước phục vụ các ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện tại.

Như đã tính toán hiện trạng nhu cầu nước cho các ngành kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam là tương đối lớn: khoảng hơn 839 triệu m3/năm. Trong đó:

lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt là hơn 18 triệu m3 (chiếm 2,16%); cấp cho công nghiệp khoảng 147 triệu m3 (chiếm 17,51%); cấp cho nông nghiệp khoảng 494 triệu m3/năm (chiếm 58,85%); cấp cho thủy sản khoảng 92 triệu m3 (chiếm 11,06%) và nhu cầu nước cho môi trường khoảng 88 triệu m3/năm (chiếm 10,4%).

Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2010 TT Ngành sử dụng

nước

Nhu cầu nước (m3/năm)

Cơ cấu (%)

1 Sinh hoạt 18.127.156 2,16%

2 Công nghiệp 147.038.486 17,51%

3 Nông nghiệp 494.223.062 58,85%

4 Thủy sản 92.899.500 11,06%

5 Môi trường 87.537.565 10,42%

Tổng 839.825.769 100

(Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2010)

58

Hình 2.7: Tỷ lệ % nhu cầu nước của các ngành hiện nay (Nguồn: Trung tâm QH&ĐTTNN, 2011)

2.1. 5. Những vấn đề về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 1. Nguồn nước khai thác không chủ động, phụ thuộc vào lưu vực sông lớn Như trên đã trình bày, Hà Nam nằm ở vị trí trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông Nhuệ Đáy nói riêng và lưu vực sông Hồng nói chung. Do đó, tỉnh có nhiều lợi thế trong khai thác tài nguyên nước trên các lưu vực sông này. Hiện nay, tỉnh có 3 trạm bơm là Hữu Bị, Yên Lệnh và Như Trác khai thác nguồn nước trên sông Hồng, trong nội dung Quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam dự kiến đầu tư xây dựng 9 công trình khai thác nguồn nước sông Hồng. Mặc dù tỉnh có lợi thế khai thác nguồn nước sông Hồng nhưng còn phụ thuộc và quy trình vận hành của các công trình trên hệ thống sông Hồng (đặc biệt là hệ thống hồ chứa phía thượng lưu, hiện nay chưa có quy trình vận hành liên hồ được phê duyệt) và quy hoạch tài nguyên nước trên toàn hệ thống lưu vực sông Hồng. Mặt khác, tỉnh cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình khai thác sử dụng nước ở thượng lưu vực sông Nhuệ Đáy, cụ thể là quy trình vận hành của cống Nhật Tựu ảnh hưởng trực tiếp đến

59

nguồn nước cấp của địa phương. Trên thực tế Trung tâm Quan trắc và Phân tích mụi trường tỉnh Hà Nam phải thường xuyờn theo dừi và thụng bỏo cho đơn vị trong tỉnh để có kế hoạch vận hành các công trình cấp nước và thông báo cho các hộ ngành sử dụng trực tiếp nguồn nước trên sông Nhuệ, Đáy. Như vậy, nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam phụ thuộc vào lưu vực sông Nhuệ Đáy và lưu vực sông Hồng. Do đó khi lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải được xem xét toàn diện trên toàn hệ thống.

2. Thiếu nước trong mùa khô trên một số tiểu vùng

Vấn đề thiếu nước trong mùa khô hạn không đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Mặc dầu, Hà Nam được xem là tỉnh có nguồn nước khá dồi dào, song do phân bố không đều theo không gian và thời gian thiếu hụt nước trong mùa khô, đặc biệt là các khu vực mà nguồn nước mặt không thể thay thế do nước ngầm bị ô nhiễm.

3. Chất lượng nước không đảm bảo và chịu ảnh hưởng bởi nước thải của thành phố Hà Nội

Tình hình diễn biến môi trường của tỉnh Hà Nam nói riêng lưu vực sông Nhuệ - Đáy nói chung đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn đề về môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp trên toàn lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Điển hình là đối với sông Nhuệ, đóng vai trò tiêu nước cho thành phố Hà Nội và quận Hà Đông.

Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Sông Nhuệ dài 80km, chảy vào sông Đáy tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Kết hợp với hoạt động xả thải của các khu công nghiệp thuộc huyện Duy Tiên và Kim Bảng (dọc trục QL1) dẫn tới nước sông Nhuệ không thể sử dụng được. Trong chuyến khảo sát sông Nhuệ đoạn thuộc tỉnh của nhóm thực hiện dự án và cán bộ sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã thấy một thực tế đáng báo động: dòng nước sông Nhuệ đen kịt, mùi hôi thối bốc lên và ngay tại ngã ba Hồng Phú, các loài cá chết nổi trên bề mặt do không đủ điều kiện oxy hô hấp. Như vậy, vai trò bổ sung nước từ sông Hồng cho sông Nhuệ bị mờ nhạt (thậm chí không còn) mà thay vào đó là sông tiêu nước thải của vùng thượng lưu.

60

Hình 2.8 Hình ảnh tuyến kênh bị ô nhiễm do rác thải của chợ cóc (Nguồn : Trung tâm QH&ĐTTNN, 2011)

Ngoài ra, vấn đề xả nước thải và chất lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn do một số nguồn như sau:

Nước thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

một số hoạt động sản xuất phát thải nước thải tại các khu vực khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, tập trung vào các ngành chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, dệt nhuộm, tẩy chuội, sản xuất tấm lợp,... nước thải của các ngành này chủ yếu vẫn thải ra môi trường một số đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đáp ứng được. Lượng nước thải được thu phí nước thải sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 1.194.578m3/năm.

61

Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở

Stt Thông số Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 1 pH 7,25 7,62 6,82 7,56 6,85 7,12 7,43 8,1

2 COD mg/l 86 828 17 193 218 1260 750 182 3 BOD5 mg/l 58 580 12,8 120 236 846 535 125 4 SS mg/l 67,5 127 14 58 180 55 84,7 105 5 NH4+ mg/l-N 7,42 122,5 3,65 4,27 7,2 6,27 21,4 - 6 Tổng nitơ mg/l-N 9,55 157,8 22,3 23,9 25,3 19,54 73,5 21,2 7 Tổng P mg/l 4,56 25,8 4,2 5,14 4,26 4,37 31,2 1,4

(Nguồn: Trung tâm QH&ĐTTNN, 2010)

• NT1 Cống thoát nước thải Cụm TTCN Cầu Giát

• NT2 Cống thoát nước thải xã Hoàng Tây (hoạt động chăn nuôi)

• NT3 Nước thải Sau hệ thống xử lý nước thải KCN Đồng Văn I - Duy Tiên

• NT4 Nước thải của công ty thực phẩm Đức Tín, Bối Cầu, Bình Lục

• NT5 Nước thải chăn nuôi hộ ông Nguyễn Minh Thượng, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục

• NT6 Hộ ông Trần Huy Thăng xã Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân (nước thải dệt nhuộm)

• NT7 Mương thoát nước thải làng Vọc - Vũ Bản - Bình Lục

• NT8 Nước thải của Công ty Cổ phần bia Sài gòn-Hà Nam (nguồn: Theo Đề án bảo vệ môi trường của công ty năm 2009)

QCVN

24:2009/BTNMT

pH COD (mg/l)

BOD5 (mg/l)

SS (mg/l)

NH4+

(mg/l- N)

Tổng nitơ (mg/l- N)

Tổng P (mg/l)

Cột A 6-9 50 30 50 5 15 4

Cột B 5,5-9 100 50 100 10 30 6

62

Hầu hết nước thải của các ngành, lĩnh vực sản xuất vượt so với tiêu chuẩn cho phép, một số mẫu phân tích vượt rất cao như nước thải chăn nuôi COD vượt 9,4 lần, dệt nhuộm COD vượt 14,4 lần, chế biến thực phẩm COD vượt 8,5lần,…. So với QCVN 24: 2009/BTNMT

quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B). Nước thải Khu công nghiệp Đồng Văn I qua xử lý chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép.

Nước thải sinh hoạt: hệ thống thoát nước thải ở đô thị, nông thôn hầu hết là hệ thống thoát nước chung cho cả các loại nước thải: sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nước mưa. Nước thải từ hệ thống các cống chung không được xử lý, phần lớn là đổ vào hệ thống sông ngòi và các ao hồ tự nhiên.

Nước thải bệnh viện, các trung tâm y tế: toàn tỉnh Hà Nam có 13 bệnh viện, có 7 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh viện chuyên khoa, 4 phòng khám đa khoa khu vực, được phân bố đều khắp trên địa bàn. Hiện nay có 08/12 cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải (Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa Bình Lục, bệnh viện đa khoa Kim Bảng, Bệnh viện Lao phổi) còn lại lượng nước thải của các sơ sở y tế đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh và các ao, hồ trong khu vực bệnh viện. Nước thải chứa trong ao, hồ có nguy cơ thấm xuống tầng nước dưới đất và làm ô nhiễm nước dưới đất.

Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: để đáp ứng yêu cầu sản xuất, thì hệ số tưới, tiêu hiện nay cần đạt được là qtưới = 1,25 l/s/ha, qtiêu = 4,5 – 6,2 l/s/ha (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguồn nước tiêu thoát cho hoạt động nội đồng trên địa bàn tỉnh khoảng 845.964 - 1.165.550 m3/giờ. Nước rửa trôi này cuốn theo dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân hoá học trôi theo vào các nguồn nước. Theo các kết qủa điều tra cho thấy loại phân bón thường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân đạm, phân lân, phân kali,...và 100% số xã, phường thị trấn có sản xuất nông nghiệp dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra khu vực nông thôn còn bị ô nhiễm do hoạt động của chăn nuôi gia súc, gia cầm, lượng nước thải trên địa bàn tỉnh khoảng 2.675.000 m3/năm.

Tải lượng ô nhiễm của một số ngành theo sản lượng sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh:

63

Bảng 2.8: Các chất ô nhiễm nước thải của một số ngành qua các năm TT Lĩnh vực Chất ô

nhiễm

Đơn vị Năm

2006 2007 2008 2009 BOD Tấn/năm 10.573 10.616 10.029 10.596 1 Chất thải trong

nước thải sinh hoạt

TSS Tấn/năm 18.125 18.199 17.192 18.199

COD Tấn/năm 13.233 13.837 13.489 14.368 2 Chất thải trong

nước thải chăn nuôi

TSS Tấn/năm 18.097 18.880 18.504 19.636

TSS Tấn/năm - - 1.075 1.100

BOD5 Tấn/năm - - 666 685

3 Chất thải trong nước thải công

nghiệp tập trung COD Tấn/năm - - 1.552 1.596

TSS Tấn/năm - - 595 904

BOD5 Tấn/năm - - 369 560

4 Chất thải trong nước thải công

nghiệp phân tán COD Tấn/năm - - 1.128 1.715 (Nguồn: Trung tâm QH&ĐTTNN, 2010)

Nhìn chung, tại Hà Nam mới xử lý được 65% trong tổng số 90% rác thải sinh hoạt được thu gom; bù lại, đã xử lý được toàn bộ chất thải y tế và chất thải rắn nguy hại và không nguy hại tác các Khu công nghiệp. Nhưng Hà Nam vẫn còn nỗi lo xử lý nước thải từ các Khu và cụm công nghiệp bởi cho đến nay, mới chỉ có 1/4 tại Khu có hệ thống xử lý nước thải và cả 2 cụm công nghiệp đều chưa có hệ thống này. Tương tự như vậy, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt y tế đều chưa được xử lý do có tới 9/13 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý.

4. Một số vùng nước mặt không thể thay thế được

Như trên đã nêu về chất lượng nước ngầm đã đưa ra những kết quả điều tra đánh giá chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trạm cấp nước tập trung của các xã Nhật Tựu, Nhật Tân, Văn Xá, Lê Hồ và Nguyên Uý (thuộc tiểu vùng I)

64

đều bị ô nhiễm Asen khá nặng. Để đảm bảo cho các nhu cầu dùng nước cần phải xem xét khai thác nguồn nước mặt cụ thể là nguồn nước sông Đáy tại những vùng này. Ngoài ra, nguồn nước mặt cũng phải đảm bảo số lượng và chất lượng cho các nhu cầu. Vì vậy, cần xem xét các công trình tạo nguồn và khống chế được các nguồn thải trên sông Đáy (đoạn từ Quế đến Phủ Lý).

5. Thiếu dữ liệu thông tin về tài nguyên nước

Trong khi nhu cầu sử dụng tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đều tăng nhanh ở tất cả các ngành sử dụng nước kể cả sử dụng tiêu hao như;

sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp... đến sử dụng không tiêu hao như giao thông thủy, dòng chảy môi trường, bảo toàn danh thắng cho du lịch...nhưng trên địa bàn tỉnh Hà Nam hệ thống quan trắc tài nguyên nước cũng như môi trường nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn thiếu. Chưa có hệ thống quan trắc số lượng nước mặt (hiện nay chỉ có duy nhất trạm Phủ Lý đo mực nước trên sông Đáy), đặc biệt là trên các hệ thống sông suối liên tỉnh. Do đó việc khai thác và quản lý tài nguyên nước của địa phương gặp nhiều khó khăn.

2.2 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)