CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
2.2 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam
1. Quan trắc tài nguyên nước
Hiện nay, chương trình quan trắc chất lượng nước đã được triển khai thực hiện trong tỉnh. Tuy nhiên, số liệu tản mạn, không đồng bộ và chất lượng số liệu đa dạng và không mang tính so sánh vì các vị trí quan trắc thay đổi trong nhiều năm qua. Ngân sách dành cho việc quan trắc còn thấp vì vậy kinh nghiệm có liên quan cũng còn hạn chế.
2. Hệ thống thông tin và dữ liệu
Không có sự tổ hợp hệ thống thông tin cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Chưa có tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin ở tỉnh. Việc chia sẻ các thông tin về tài nguyên nước và môi trường giữa các vùng trong tỉnh và các ngành trong từng địa phương
65
còn rất hạn chế và khó khăn do thiết bị và áp dụng công nghệ trong các vùng là không đồng bộ.
2.2.2. Tình hình cấp phép tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước
Thực hiện Luật BVMT 2005, tỉnh Hà Nam đã thẩm định và phê duyệt được 43 báo cáo đánh giá tác động môi trường (41 báo cáo do Sở TN&MT tổ chức, 02 báo cáo do Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức) và xác nhận được 130 giấy xác nhận cam kết BVMT. Việc tổ chức thu phí nước thải công nghiệp đã được tiến hành.
Lượng nước thải được thu phí nước thải sản xuất công nghiệp khoảng 1.194.578m3/năm Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương đã tổ chức cấp phép cho các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước, số lượng giấy phép cấp cho các đối tượng tương đối nhiều so với các địa phương khác nói chung. Các giấy phép được cấp bao gồm 22 giấy phép xả thải, 13 giấy phép khai thác nước mặt và 17 giấy phép cho khai thác nước dưới đất.
2.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TNN Việc chấp hành Công tác giám sát môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thường xuyên, tỷ lệ các cơ sở đo giám sát môi trường còn thấp. Năm 2006 chỉ có 17 cơ sở thực hiện. Từ đầu năm 2008 đến hết tháng 11, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã tiến hành giám sát đo KSON môi trường 36 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
2.2.4. Mức và cơ chế phân bổ ngân sách cho quản lý tài nguyên nước
Ở Trung Ương: hiện tại, phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường hàng năm giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai các nhiệm vụ được giao. Trong đó, tỷ lệ nguồn vốn cho cho hoạt động quản lý, hoạt động sự nghiệp về tài nguyên và môi trường nước khoảng 20% trong tổng số nguồn vốn cho ngành tài nguyên và môi trường. Trên cơ sở đó, hàng năm theo kế hoạch được giao các đơn vị hoạt động liên quan đến tài nguyên nước tiến
66
hành triển khai thực hiện các chương trình, dự án với quy mô lớn (cả nước, liên vùng, liên tỉnh)
Ở địa phương: căn cứ trên tổng nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước, hàng năm, Chính phủ điều hành, chỉ đạo phân bổ tổng kinh phí cho hoạt động chung của cả tỉnh. Các tỉnh theo đó phân bổ nguồn kinh phí cấp từ trung ương cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong đó có ngành tài nguyên nước mà đầu mối là Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.2.5. Tình hình hợp tác quốc tế về tài nguyên nước
Công tác quản lý tài nguyên nước trong thời gian qua đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức ADB, DANIDA, WB, JICA.... Quan hệ với một số tổ chức quốc tế đã nâng tầm chiến lược trong việc hỗ trợ toàn diện triển khai xây dựng các chương trình, đề án, chương trình mục tiêu của chính phủ. Trong xu thế đó tỉnh Hà Nam đang triển khai xây dựng các chương trình, dự án kêu gọi sự hỗ trợ và hợp tác từ các tổ chức quốc tế tập trung vào các vấn đề sau: Hợp tác về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về tài nguyên nước;Các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước;Đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương; Hợp tác, học hỏi kinh nghiêm, chuyển giao công nghệ với các nước đối tác chiến lược và lâu dài.
2.2.6. Cơ cấu quản lý tài nguyên nước 1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam là cơ quan cho UBND tỉnh về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Tài nguyên nước. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên Môi trường, về cơ bản đều bố trí nhân lực đối với công tác quản lý tài nguyên nước thuộc phòng tài nguyên Nước. Phòng Khoáng sản - Nước và khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam hiện tại vẫn còn thiếu nguồn nhân lực. Đặc biệt, với đặc thù của tỉnh, đang trên đà phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nên nảy sinh nhiều vấn đề đối với tài nguyên nước như
67
khai thác sử dụng, xả thải, khoan khai thác nước dưới đất, nguồn nước có nhiều biến động... nên công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã và đang kiện toàn bộ máy từ cấp tỉnh, huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà nước về tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài nguyên nước nói riêng trong tỉnh nên UBND tỉnh đã và đang có những chỉ đạo sát sao Sở tài nguyên và Môi trường tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho các cán bộ, tăng cường đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm giữa các ngành, giữa các địa phương.
2. Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố
Trong cơ cấu quản lý hành chính, các huyện,thành phố đã thành lập phòng Tài nguyên Môi trường. Đối với các phòng Tài nguyên và Môi trường ở các huyện, thành phố, công tác quản lý tài nguyên nước được giao cho phòng nhưng nhìn chung chưa có cán bộ chuyên trách.
3. Xã, phường, thị trấn
Với mục đích tăng cường phân cấp quản lý, ở cấp xã, phường, thị trấn cũng bố trí cán bộ cán bộ môi trường và văn hóa cấp xã. Tuy nhiên, ở cấp này còn nhiều hạn chế do các các bộ kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ nên thiếu điều kiện tập trung cho lĩnh vực tài nguyên nước.
2.3. Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam