CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
2.1.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất
* Tầng chứa nước lỗ hổng
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hỗn hợp sông, sông biển và đầm lấy thống Holocen, hệ tầng Thái Bình (qhtb)
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích biển, đầm lầy tuổi Holocen dưới - giữa hệ tầng Hải Hưng (qhhh)
49
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistoxen giữa trên, hệ tầng Hà Nội (qphn) Tầng chứa nước khe nứt: Đới chứa nước khe nứt - cactơ các thành tạo cacbonat hệ triat điệp Đồng Giao ( t2ađg); Đới chứa nước khe nứt không liên tục các thành tạo biến chất Proterozoi phức hệ sông Hồng (prsh) Theo báo cáo kết quả đề tài khoa học Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước ngầm tỉnh Hà Nam, trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất như sau: Đối với tầng nước Holocen hệ tầng Thái Bình là: 2,94l/s.km2 hay 10,58m3/h.km2; Đối với tầng chứa nước Pleistocen hệ tầng Hà Nội là 4,941l/s.km2 hay 17,78m3/h.km2.
2. Chất lượng
a) Chất lượng và phân bố tầng chứa nước Holoxen hệ tấng Thái Bình - Hàm lượng sắt :
+ Khu vực có hàm lượng sắt tổng nhỏ (<1 mg/l) chiếm diện tích nhỏ nằm rải rác kéo dài thành 1 vệt từ Thanh Lưu lên Thanh Phong của huyện Thanh Liêm. Một dải khác từ Nhân Mỹ, Nhân Bình qua thị trần Vĩnh Trụ (Lý Nhân) đến Đinh Xá, Tràng An (Bình Lục) kéo dài lên Mộc Bắc, Mộc Nam (Duy tiên); một số khu vực nhỏ ở Phù Vân, Lam Hạ, Liêm Chung (Phủ Lý), Nhật Tựu (Kim Bảng). Phần còn lại phân bố dưới dạng thấu kính.
+ Những khu vực có hàm lượng sắt tổng từ 1 đến 5 mg/l: Có dạng dải thấu kính phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, chiếm phần lớn diện tích, bao quang khu vực có hàm lượng sắt tổng < 1 mg/l là các khu vực có hàm lượng sắt
tổng từ 1 đến 5 mg/l và có dạng dải. Khai thác nước ngầm khu vực này phải có biện pháp xử lý sắt.
+ Những khu vực có hàm lượng sắt tổng > 5 mg/l: Diện phân bố của khu vực này không lớn và có dạng dải. Một dải nhỏ từ thị trấn Đồng Văn, Yên Bắc, Tiên Nội, Tiên Ngoại, Tiên Tân, Tiên Hiệp thuộc huyện Duy Tiên, một phần huyện Bình Lục. Một thấu kính nhỏ gồm các xã Thanh Bình, Liêm Thuận một phần xã Liêm Túc, Thanh Lưu thuộc huyện Thanh Liêm và các xã La Sơn, Mỹ Thọ, Bối Cầu, TT.Bình Mỹ, Đồn Xá, Hưng Công huyện Bình Bình Lục.
- Về hàm lượng Nitơ:
50
+ Khu vực có hàm lượng nitơ < 10 mg/l: Nước ngầm tầng Holoxen ở hầu hết các khu vực đềuđều có hàm lượng nitơ < 10 mg/l. Một dải gồm TP Phủ Lý, Liêm Chung, các xã Thanh Tuyền, Thanh Hà (thuộc huyện Thanh Liêm), dải thứ hai bao trùm xã Đại Cương, Nhật Tân, Đồng Hóa, Văn Xá (huyện Kim Bảng); xã Tiên Hiệp, Đọi Sơn huyện Duy Tiên. Đây là vùng nước ngầm chưa bị nhiễm bẩn nitơ.
+ Khu vực có hàm lượng nitơ từ 10 đến < 20 mg/l: Tập trung dưới dạng thấu kính nằm rải rác xã Liêm Sơn huyện Thanh Liêm; Đinh Xá, Tràng An huyện Bình Lục; Tiên Hải, Châu Sơn, Duy Hải, Hoàng Đông huyện Duy Tiên; Hoàng Tây, Nhật Tựu huyện Kim Bảng.
+ Khu vực có hàm lượng nitơ >20 mg/l: Phân bố rải rác khắp bề mặt diện tích vùng nghiên cứu. Một dải phía Đông Nam huyện Lý Nhân và một phần nhỏ phía Tây huyện Bình Lục. Bao gồm các xã Bắc Lý, Đức Lý, Nhân Đạo, Nhân Hưng, Nhân Nghĩa, Nhân Chính, Nhân Bình, Xuân Khê, Nhân Mỹ, Nhân Thịnh huyện Lý Nhân; xã Ngọc Lũ, Trung Lương, An Nội, Bồ Đề huyện Bình Lục.
- Tổng độ khoáng hóa:
+ Mức độ mặn, nhạt của tầng chứa nước Holoxen trong vùng phân bố không theo quy luật. Vùng có tổng độ khoáng hóa <1 g/l chiếm khoảng 50% diện tích. Ở trung tâm tỉnh hình thành.
+ Vùng có tổng độ khoáng hóa từ 1 đến 3 g/l: Phân bố thành nhiều dải không liên tục trong toàn vùng nghiên cứu. Dải thứ nhất kéo dài xã Thanh Nguyên, Thanh Hương, Thanh Hải của huyện Thanh Liêm. Một dải nhỏ chạy men theo sông Hồng, nằm ở phía Đông Nam huyện Lý Nhân, gồm các xã: Bắc Lý, Nhân Đạo, Nhân Hưng, Nhân Nghĩa và Nhân Mỹ.
+ Vùng có tổng độ khoáng hóa >3 mg/l: Chiếm diện tích nhỏ, khoảng 10%
diện tích vùng nghiên cứu.
b) Chất lượng nước ngầm tầng chứa nước Pleistoxen hệ tầng Hà Nội
+ Vùng có hàm lượng nitơ <10 mg/l chiếm 1 diện tích nhỏ, theo 1 dải thuộc huyện Thanh Liêm và phía tây huyện Bình Lục bao gồm các xã: Thanh Tuyền, Thanh Phong, Thanh Bình, Thanh Lưu huyện Thanh Liêm, xã An Mỹ, Mỹ Thọ,
51
Bình Mỹ, Tiêu Động, La Sơn huyện Bình Lục. Những vùng có hàm lượng nitơ <10 mg/l có thể sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống.
+ Vùng có hàm lượng nitơ từ 10-20 mg/l: Phân bố thành 1 dải nhỏ, bao quanh vùng có hàm lượng nitơ <10 mg/l bao gồm các xã Liêm Chung, Thanh Hà, Liêm Tuyền huyện Thanh Liêm, Trung Lương, Trịnh Xá, Đồng Du huyện Bình Lục.
+ Vùng có hàm lượng nitơ >20 mg/l: Có diện tích tương đối lớn, phân bố dạng dải. Dải thứ nhất ven theo sông Hồng qua các xã phía Đông của huyện Lý Nhân đến Chuyên Ngoại, Mộc Bắc, Mộc Nam huyện Duy Tiên. Dải thứ hai là toàn bộ phía Bắc của Tỉnh. Dải thứ ba là phía Tây của Tỉnh ngoại trừ 1 phần nhỏ vùng có hàm lượng nitơ từ 10-20 mg/l. Theo tiêu chuẩn sử dụng thì nước ở khu vực này đã nhiễm bẩn giai đoạn đầu.
c) Hiện trạng ô nhiếm Asen trong nguồn nước ngầm tỉnh Hà Nam
+ Theo các nghiên cứu đã thực hiện với 56 mẫu nước ngầm ở các xã khác nhau trên địa bàn tỉnh trong năm 2010, kết quả phân tích mẫu nước cho thấy:
+ Tại huyện Bình Lục: Trong tổng số 20 mẫu đã phân tích có 20 mẫu (100%) có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) quy định tại Quyết định số: 1329/2002/QĐ-BYT. Mẫu có hàm lượng Asen cao nhất vượt TCCP tới 73,3 lần (mẫu nước giếng khoan tại trạm xá xã Bồ Đề), 15/20 mẫu có hàm lượng Asen vượt gấp 10 lần TCCP.
+ Tại huyện Thanh Liêm: Có 17/20 (=85%) mẫu có hàm lượng Asen vượt TCCP, mẫu có hàm lượng Asen vượt TCCP lớn nhất gấp 8 lần.
+ Tại huyện Kim Bảng: Có 5/5 mẫu (= 100%) có hàm lượng Asen vượt TCCP, mẫu có hàm lượng Asen vượt TCCP lớn nhất gấp 8,9 lần.
+ Tại huyện Lý Nhân: Có 4/5 mẫu (=80%) có hàm lượng Asen vượt TCCP, mẫu có hàm lượng Asen vượt TCCP lớn nhất gấp 56,9 lần (mẫu tại trung tâm y tế dự phòng huyện).
+ Huyện Duy Tiên: Có 6/6 mẫu (=100%) có hàm lượng asen vượt TCCP, mẫu có hàm lượng Asen vượt TCCP lớn nhất gấp 19,5 lần (xã Yên Nam). Hàm lượng Asen tại các trạm cấp nước tập trung từ nguồn nước ngầm của tỉnh:
52
Bảng 2.3: Hàm lượng Asen trong nước ngầm của các Trạm cấp nước tập trung
STT Tên trạm Hàm lượng
As (mg/l)
TC 1329/2002 Vượt TCCP (lần)
1 Nhật Tựu 1 0,052 0,01 5,2
2 Nhật Tựu 2 0,105 0,01 10,5
3 Nhật Tân 1 0,09 0,01 9,0
4 Nhật Tân 2 0,176 0,01 17,6
5 Nhật Tựu 3 0,167 0,01 16,7
6 Nhật Tân 3 0,19 0,01 19,0
7 Văn Xá 1 0,58 0,01 5,8
8 Lê Hồ 2 0,15 0,01 15,0
9 Nguyên Uý 1 0,098 0,01 9,8
10 Nguyên Uý 0,072 0,01 7,2
(Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT tỉnh Hà Nam, 2010)
Như vậy, nước ngầm trong địa phận tỉnh Hà Nam ở nhiều nơi có biểu hiện bị nhiễm bẩn bởi Asen, trong tổng số 56 mẫu đã lấy và phân tích năm 2010 có 52/56 mẫu có hàm lượng Asen vượt quá TCCP (chiếm 92,8% tổng số mẫu) xếp theo thứ tự có biểu hiện nhiễm bẩn từ nhiều nhất đến ít nhất. Đáng chú ý là hầu hết các Trạm cấp nước tập trung của các xã Nhật Tựu, Nhật Tân, Văn Xá, Lê Hồ và Nguyên Uý đều bị ô nhiễm Asen khá nặng. Có hai mẫu có hàm lượng Asen cao nhất trong tỉnh Hà Nam lại là các nơi cung cấp nước công cộng cho Trạm xá và Bệnh viện, đó là:
+ Mẫu BL-6, giếng khoan tại trạm xá xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, có hàm lượng Asen cao nhất tỉnh Hà Nam, đạt 0,733 mg/l, vượt TCCP của Bộ Y tế là 73,3 lần, vượt TCCP WHO là 73,3 lần.
53
+ Mẫu LN-5, giếng khoan tại trung tâm y tế dự phòng thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân có hàm lượng Asen đạt 0,569 mg/l, vượt TCCP của Bộ Y tế là 56,9 lần, vượt TCCP WHO là 56,9 lần.
d). Kết quả khảo sát các giếng khoan của UNICEF từ năm 2000 - 2004:
Theo thống kê của UNICEF thực hiện từ năm 2000 đến năm 2004 ở Hà Nam có khoảng 49.000 giếng khoan. Chương trình đã tiến hành xét nghiệm Asen được 5.080 giếng/49.000 giếng với kết quả như sau.
Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát các công trình cấp nước tại Hà Nam Số
xã
Số mẫu
Hàm lượng Asen (mg/l)
111 5080 0-0,01 0,011- 0,05
0,051-0,1 0,101- 0,2
0,201- 0,5
> 0,5
2.415 (47%)
879 (17%)
795 (15%)
463 (9%)
504 (9%)
24 (3%) (Tiêu chuẩn Asen cho phép của Việt Nam cho nước dùng ăn uống là <0,01 mg/l)
(Nguồn:Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT tỉnh Hà Nam, 2010)
Bản đồ đánh giá nguy cơ ô nhiễm Asen theo địa giới xã trên địa bàn tỉnh được đánh giá là tỉnh bị ô nhiễm Asen nghiêm trọng nhất trong số 12 tỉnh đã được khảo sát. Trong đó, có một số xã nguy cơ ô nhiễm rất cao như: xã Nhật Tân, Nhật Tựu, Lê Hồ, Đồng Hoá, Châu Giang, Lam Hạ, Chuyên Ngoại, Hoà Hậu, Hợp Lý, Chính Lý, Phú Phúc, Thị trấn Vĩnh Trụ, Bình Nghĩa, Tràng An, Đồng Du, Ngọc Lũ, Bồ Đề, Vụ Bản,…Trong 3 xã và thị trấn (Bồ Đề, Hoà Hậu, TT.Vĩnh Trụ) được UNICEF khảo sát đánh giá ô nhiễm có tới 94,4% số giếng khoan có hàm lượng As
> 0,01 mg/l (đã bị nhiễm Asen). Kết luận chung về tình trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm: Qua các kết quả nghiên cứu từ 2000 đến nay cho thấy: Nước ngầm trong địa bàn tỉnh Hà Nam đã bị nhiễm bẩn Asen, địa phương bị nhiễm bẩn nhiều
54
nhất là xã Hòa Hậu huyện Lý Nhân, tiếp đến là huyện Bình Lục, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm. Hàm lượng Asen trong nước cao gấp từ 10 đến hơn 70 lần TCCP. Vì vậy, không dùng trực tiếp nước ngầm cho sinh hoạt được mà phải qua các biện pháp xử lý trước khi sử dụng.
2.1.3. Hiện trạng các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước