Những nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM

2.3. Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam

2.3.3. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam

vẫn còn một số tồn tại sau:

- Số cán bộ có chuyên môn về môi trường còn rất hạn chế (có nhiều phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chưa có cán bộ có chuyên môn về môi trường).

77

Đối với cấp xã thường chỉ có 01 cán bộ làm công tác địa chính trước đây nay phải đảm nhiệm thêm công tác môi trường, khoáng sản.

- Công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được quan tâm nhưng chưa sâu rộng, có lúc mang tính hình thức.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT tuy đã tiến hành song do kinh phí có hạn nên không thể kiểm tra hết được mà mới chỉ kiểm tra một số doanh nghiệp có

’’vấn đề”

- Công tác xây dựng và tham mưu ban hành văn bản đã được chú trọng nhưng có việc chưa kịp thời.

- Một số hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học… chưa được triển khai.

- Trình độ quản lý của cán bộ từ tỉnh đến cơ sở còn yếu, thiếu kinh nghiệm quản lý, không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nhất là cán bộ cấp huyện, cấp xã.

- Công tác quản lý môi trường ở một số địa phương còn buông lỏng.

- Về môi trường nước mặt: Hệ thống sông và ao hồ của Hà Nam hiện đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng (nhất là hệ thống sông Nhuệ - Đáy, sông Châu Giang, sông Sắt và một số ao, hồ chứa nước tại các khu đô thị, các làng nghề). Nguyên nhân chính do nước thải từ Hà Nội đổ về và do nước thải sản xuất, sinh hoạt của người dân trong tỉnh không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, hồ, ao đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động sản xuất của nhân dân.

- Về môi trường nông nghiệp nông thôn: lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều mà không có phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý; chăn nuôi xen lẫn trong khu dân cư dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng thiếu khoa học rất khó kiểm soát; ngành nghề phụ ngày càng phát triển tại hộ gia đình, xen lẫn trong khu dân cư làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho nhân dân ở nhiều nơi…

- Về quản lý chất thải nguy hại: tình hình xử lý chất thải rắn nguy hại đang là thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại chủ yếu từ sản xuất công nghiệp, y tế, sản xuất nông nghiệp… Hiện nay số

78

lượng chất thải rắn nguy hại đang tăng lên rất nhanh nhưng trên địa bàn tỉnh hiện chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung.

- Về quản lý hoạt động khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: việc khai thác khoáng sản phục vụ cho chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng… đã và đang gây ra tác động nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn nghiễn cứu về thực trạng tài nguyên nước, công tác quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất của tình Hà Nam. Đưa ra những phân tích và đánh giá tổng quan, những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam. Bên cạnh những kết quả đã được được còn nêu lên được những tồn tại cần khắc phục. Nội dung của Chương 2 bao gồm các nội dung chính sau :

- Đánh giá được thực trạng nguồn tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước dưới đất cả về trữ lượng và chất lượng. Thực trạng các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất của Tình Hà Nam.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và thủy sản. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng ngày càng tạo nhiều sức ép đến tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam.

- Từ những số liệu thu thập được đưa ra được các vấn đề về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, chất lượng nước không đảm bảo và ngày càng ô nhiễm.

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hiện trạng hệ thống thông tin và dữ liệu, công tác quan trắc tài nguyên nước hàng năm của tỉnh, tình hình cấp phép tài nguyên nước và xả thải vào nguồn, công tác kiểm tra giám sát xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, mức và cơ chế phân bổ ngân sách cho quản lý tài nguyên nước, tình hình hợp tác quốc tế.

- Điều tra thực địa, lấy mẫu phân tích nguồn nước xả thải tại một số điểm nóng ô nhiễm. Đánh giá tình hình xả thải, xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp,

79

làng nghề hiện nay của tỉnh Hà Nam. Phân tích phòng thí nghiệm xác định nồng độ Asen tại các công trình khai thác nước.

- Cơ cấu quản lý tài nguyên nước của tỉnh bao gồm : sở tài nguyên môi trường ; phòng tài nguyên môi trường các huyện thành phố ; xã phường, thị trấn.

- Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam, những ưu nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay.

Những phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước của tình Hà Nam là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhầm tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững cho tỉnh Hà Nam.

80

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH HÀ NAM

3.1. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)