Nam
Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá phong phú, tổng lượng dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm chảy qua địa bàn tỉnh khoảng 70 tỷ m3. Tuy nhiên, lượng nước đó phân phối rất không đều theo không gian và thời gian, vào mùa mưa dòng chảy chiếm khoảng 80%, mùa khô dòng chảy chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trên toàn tỉnh vì vậy việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước vào mùa khô gập nhiều khó khăn và gây ra tình trạng thiếu nước ở hầu khắp cái tiểu vùng trên địa bàn tỉnh.
Áp lực của tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu nước cho con người dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng và khai thác nguồn nước, tiềm ẩn những nguy cơ, đe dọa đến môi trường như nguồn nước bị ô nhiễm nặng hoặc suy thoái cạn kiệt (như dòng chính sông Nhuệ, sông Duy Tiên và sông Sắt).
Các công trình phục vụ cho cấp nước tưới chưa phục vụ hết công suất thiết kế, mới phát huy được khoảng 50 – 55% năng lực tưới thiết kế nên chỉ chủ động tưới cho khoảng 18% diện tích canh tác[23], phần diện tích còn lại phải tưới nhờ nước trời. Phần lớn nước thải của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Đồng Văn 1, Đồng Văn 2, Châu Sơn, Hòa Mạc) đều chưa được xử lý hoặc có được xử lý thì chất lượng nước thải của các khu, cụm công nghiệp đều không đạt chất lượng trước khi đổ ao hồ kênh sông. Ngoài nước thải của các khu công nghiệp nước thải của các bệnh viện, của các khu dân cư có một khối lượng rất lớn. Các nguồn nước thải trên nếu không được kiểm soát, xử lý trước khi thải ra môi trường là một mối đe doạ gây ô nhiễm nguồn nước. Ở nhiều nơi, ao, hồ và kênh sông nhỏ đang trở thành các khu chứa nước thải và kênh tiêu…hồ tự nhiên và kênh sông nhỏ ở các khu đô thịđang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
83
Kết quả điều tra Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường - sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam từ năm 2006 – 2011 cũng đã chỉ ra rằng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều không đạt chất lượng phục vụ cho sinh hoạt khi chưa xử lý, đặc biệt chất lượng nước trên các sông: sông Nhuệ, sông Sắt, sông Duy Tiên hàm lượng các chất hầu hết đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 chủ yếu là coliform vượt từ 2 – 3 lần và NH4 có những nơi vượt 78 lần (cống Ba Đa). Ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con người ảnh hưởng không nhỏ tới an sinh xã hội. Nguồn nước bị ô nhiễm cần được cảnh báo để các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, có biện pháp mạnh mẽđể ngăn chặn, khắc phục.
3.2. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam