Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 102 - 104)

Tăng cường hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ tính toàn vẹn của dòng sông và các nguồn nước; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

3.4. Các giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững khu vực tỉnh Hà Nam khu vực tỉnh Hà Nam

3.4.1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý tài nguyên nước nước

1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý tài nguyên nước

Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, xem xét bố trí tăng thêm biên chế, đầu tư phương tiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý bảo vệ môi trường, quan trắc kiểm soát, tổ chức các biện pháp xử lý sự cố khắc phục ô nhiễm môi trường. Phấn đấu từ nay đến năm 2020: 100% cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh có trình độ đại học trở lên (trong đó 30% là thạc sỹ); 100% cấp huyện, 50% cấp xã có cán bộ chuyên ngành môi trường.

Thực hiện phân công, phân cấp trong công tác quản lý và thực hiện bảo vệ môi trường. Để việc giảm thiểu ô nhiễm đạt hiệu quả cao trong thời gian tới đề nghị các cấp, các ngành phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số nhiệm vụđã được phân cấp tại Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam và Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam năm 2010 – 2015.

2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

90

- Triển khai thực hiện các kế hoạch “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học”;

- Xây dựng quy chế quản lý chất thải rắn;

- Xây dựng quy định bảo vệ môi trường làng nghề;

- Ban hành cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở hoạt động sản xuất đóng góp kinh phí trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của cộng đồng tại địa phương;

- Ban hành quyết định của UBND tỉnh về quy định vùng bảo hộ vệ sinh. - Ban hành quyết định của UBND tỉnh về mục tiêu chất lượng nước cho các đoạn sông chính, các tầng chứa nước quan trọng trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường công tác cấp phép tài nguyên nước (khai thác sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước) và thanh tra, kiểm tra thực hiện giấy phép, đặc biệt là quản lý các đối tượng thuộc diện phải xin cấp phép mà chưa làm thủ tục đăng ký cấp phép;

- Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và năng lực của cơ quan đầu mối quản lý tài nguyên nước và môi trường tại văn phòng Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

3.4.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ

- Cần có đánh giá và lựa chọn công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường. Sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Xây dựng mạng giám sát tài nguyên nước nhằm giám sát tình hình khai thác sử dụng của các hộ ngành dùng nước và giám sát chất lượng nước trên các đoạn sông quan trọng.

- Nghiên cứu sử dụng hợp lý không gian lòng, bờ bãi sông và hành lang thoát lũ để xây dựng các khu vực trữ nước mưa trong mùa mưa ở các vùng trũng ven sông để tăng lượng bổ cập nước dưới đất, đảm bảo tạo nguồn (cấp nước, pha loãng) trong mùa khô và lắng đọng 1 phần chất ô nhiễm.Xây dựng khu Lagoon sinh học hoặc khu trữ nước tại đoạn sông cụt phía Cầu Ba Đa – Phủ Lý.

91

- Thực hiện dự án khơi thông sông Châu, tăng cường năng lực tạo nguồn cấp nước từ phía sông Hồng đảm bảo yêu cầu cấp nước, pha loãng chất ô nhiễm và phục vụ cho giao thông thủy.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn nước các hồ, ao, kênh mương nội đồng (đặc biệt là kênh tiêu), các vùng trũng để trữ nước trong mùa mưa tạo nguồn cấp nước tại chỗ trong mùa khô hiếm nước.

- Tổ chức nuôi trồng thủy sản hợp lý để sử dụng tối đa nguồn nước từ các hồ ao nuôi trồng thủy sản cho các mục đích sử dụng khác trong trường hợp khan hiếm nước.Với diện tích mặt nước ao hồ là 6.193 ha và chiều sâu trung bình của ao hồ là 1,5m thì lượng nước có trong các ao hồ là 93 triệu m3 chiếm khoảng 10% nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn tỉnh do vậy nếu điều chỉnh cơ cấu nuôi trồng thủy sản hợp lý có thể giải quyết được tình trạng thiếu nước đối với ngành nông nghiệp nói riêng và với toàn tỉnh nói chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)