CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
3.1. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
hội và tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
1. Tác động của nguồn nước bị nhiễm bẩn với sức khỏe cộng đồng
Nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã tác động trực tiếp tới sức khoẻ con người thông qua hoạt động ăn uống và sinh hoạt..
Nguồn nước ngầm bị nhiễm asen đã ảnh hưởng không nhỏ đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn. Tác hại của nước ngầm nhiễm Asen đến sức khoẻ của người dõn chưa biểu hiện rừ rệt tuy nhiờn về lõu dài nếu khụng cú biện pháp khắc phục sẽ gây hậu quả rất lớn.
Ô nhiễm nước, đất cũng là một trong những nguyên nhân gây các vụ ngộ độc thực phẩm, số liệu về các vụ ngộ độc thực phẩm tại bảng sau là số liệu tham khảo.
Bảng 3.1: Tình hình xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
Năm 2008 Năm 2009
STT Đơn vị
Số vụ Số mắc Tử vong Số vụ Số mắc Tử vong
1 Phủ Lý 0 0 0 0 0 0
2 Lý Nhân 0 56 0 0 104 0
3 Thanh Liêm 0 0 0 0 0 0
4 Bình Lục 25 205 0 0 262 0
5 Duy Tiên 0 23 0 2 42 0
6 Kim Bảng 2 11 0 3 7 0
7 Tổng tuyến huyện 27 295 0 5 415 0
8 BVĐK tỉnh 0 103 0 0 158 0
9 Toàn tỉnh 27 398 0 5 573 0
Ghi chú: từ 02 người trở lên cùng mắc được coi là vụ
(Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng Hà Nam, 2009)
81
Người dân hiện đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm nước, theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích luỹ trong thực phẩm (rau, cá...) rồi chuyển hoá và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. Nếu không quản l ý hiệu quả việc sử dụng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt, hạn chế việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật một cách tràn lan, kiểm soát các nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ nhiễm các bệnh trên sẽ ngày càng tăng
2. Tác động do ô nhiễm nước đối với các vấn đề kinh tế - xã hội
Ô nhiễm nước tác động đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản: Nước sông bị ô nhiễm dẫn đến hậu quả là thủy sản nuôi trên sông bị giảm năng suất hoặc bị chết hàng loạt. Nhiều hộ gia đình không thể duy trì cuộc sống bằng nghề đánh bắt cá, nuôi cá lồng trên sông và mất việc làm sinh ra nhiều tiêu cực cho xã hội.
Ô nhiễm nước mặt ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất nông nghiệp của một số khu vực:
Nguồn nước sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang bị ô nhiễm ảnh hưởng đến cả 6 đơn vị hành chính của tỉnh. Việc ô nhiễm nước sông dẫn đến việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất và gây ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích chịu ảnh hưởng khoảng 42100 ha chiếm 49,54% tổng diện tích đất đai, trong đó: diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm khoảng 26.200ha chiếm 55,4% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Số xã, phường bị ảnh hưởng: 82 xã chiếm 70,68% tổng số xã phường với số hộ bị ảnh hưởng khoảng: 119.453 hộ chiếm 58,52% tổng số hộ trong tỉnh. Các số liệu quan trắc cho thấy vào các đợt ô nhiễm nước sông các chỉ tiêu COD, BOD5, NH4 và Coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần.
Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm trên địa bàn tỉnh cho thấy một ố chỉ tiêu tại các mẫu quan trắc vượt giới hạn cho phép do địa chất tự nhiên và chất thải chưa xử lý xả ra môi trường ngấm tới mạch nước ngầm. Chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh ta không đạt tiêu chuẩn để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt.
c.Tác động của ô nhiễm nước đối với các hệ sinh thái
Nước sông Nhuệ - Đáy bị ô nhiễm, một số chất ô nhiễm trong nước sông vượt quá giới hạn cho phép làm cho hệ sinh thái thuỷ vực suy kiệt, mất đi các nguồn gen
82
quý. Theo kinh nghiệm đánh bắt cá của những người dân sống bằng nghề chài lưới thì các loài sống trong khu vực sông Nhuệ trước kia bị chết hoặc di chuyển đến vùng nước không bị ô nhiễm của các con sông khác, đặc biệt đến nay loài hến không thể tồn tại trên nhánh sông Nhuệ.
3.1.2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá phong phú, tổng lượng dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm chảy qua địa bàn tỉnh khoảng 70 tỷ m3. Tuy nhiên, lượng nước đó phân phối rất không đều theo không gian và thời gian, vào mùa mưa dòng chảy chiếm khoảng 80%, mùa khô dòng chảy chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trên toàn tỉnh vì vậy việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước vào mùa khô gập nhiều khó khăn và gây ra tình trạng thiếu nước ở hầu khắp cái tiểu vùng trên địa bàn tỉnh.
Áp lực của tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu nước cho con người dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng và khai thác nguồn nước, tiềm ẩn những nguy cơ, đe dọa đến môi trường như nguồn nước bị ô nhiễm nặng hoặc suy thoái cạn kiệt (như dòng chính sông Nhuệ, sông Duy Tiên và sông Sắt).
Các công trình phục vụ cho cấp nước tưới chưa phục vụ hết công suất thiết kế, mới phát huy được khoảng 50 – 55% năng lực tưới thiết kế nên chỉ chủ động tưới cho khoảng 18% diện tích canh tác[23], phần diện tích còn lại phải tưới nhờ nước trời. Phần lớn nước thải của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Đồng Văn 1, Đồng Văn 2, Châu Sơn, Hòa Mạc) đều chưa được xử lý hoặc có được xử lý thì chất lượng nước thải của các khu, cụm công nghiệp đều không đạt chất lượng trước khi đổ ao hồ kênh sông. Ngoài nước thải của các khu công nghiệp nước thải của các bệnh viện, của các khu dân cư có một khối lượng rất lớn. Các nguồn nước thải trên nếu không được kiểm soát, xử lý trước khi thải ra môi trường là một mối đe doạ gây ô nhiễm nguồn nước. Ở nhiều nơi, ao, hồ và kênh sông nhỏ đang trở thành các khu chứa nước thải và kênh tiêu…hồ tự nhiên và kênh sông nhỏ ở các khu đô thị đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
83
Kết quả điều tra Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường - sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam từ năm 2006 – 2011 cũng đã chỉ ra rằng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều không đạt chất lượng phục vụ cho sinh hoạt khi chưa xử lý, đặc biệt chất lượng nước trên các sông: sông Nhuệ, sông Sắt, sông Duy Tiên hàm lượng các chất hầu hết đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 chủ yếu là coliform vượt từ 2 – 3 lần và NH4 có những nơi vượt 78 lần (cống Ba Đa). Ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con người ảnh hưởng không nhỏ tới an sinh xã hội. Nguồn nước bị ô nhiễm cần được cảnh báo để các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn, khắc phục.
3.2. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý tài