2.1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt
1. Trữ lượng
Nằm ở trung lưu hệ thống sông Hồng, Hà Nam tiếp nhận nguồn nước của 2 sông lớn: sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Sông Đáy tuy là nguồn nước kém dồi dào hơn và ít phù sa nhưng cũng cũng là nguồn nước quan trọng cả về cấp thoát nước lẫn giao thông thuỷ của tỉnh. Ngoài ra, trong nội tỉnh còn có các sông nội đồng như sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt...lượng tài nguyên nước mưa khoảng 1,602 tỷ m3/năm. Trung bình dòng chảy mặt từ các sông chảy vào tỉnh Hà Nam hàng năm vào khoảng 87,4 tỷ m3 nước; trong đó:
+ Sông Hồng là ranh giới phía Đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng hàng năm có khoảng 83,6 tỷ m3 nước chảy vào địa phận tỉnh, có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.
+ Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phúc Thọ (Hà Tây cũ) chảy vào lãnh thổ Hà Nam với khoảng 3 tỷ m3 nước mỗi năm. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy dài 47,6 km. + Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. Hàng năm Hà Nam đón nhận khoảng 0,8 tỷ m3 nước. Trong 10 năm gần đây, công trình thuỷđiện Hoà Bình đã tích nước mùa lũ và phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự nhiên trước 1987 hàng tháng khoảng 100m3/s, như vậy phần hạ lưu sông Đáy cũng được hưởng thêm khoảng 20 m3/s,
40
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước của tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên mực nước trên các triền sông của tỉnh cũng không tưới tự chảy được mà phải dùng bơm hay đập để tạo nguồn. Các con sông nội tỉnh như sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt không có nguồn sinh thuỷ, mà chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy nước từ sông Đáy, sông Hồng. Thông qua các cống Liên Mạc, cống phủ Lý và các trạm bơm, dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thuỷ lợi trong tỉnh.
Bảng 2.1: Một số con sông chính trên địa bàn tỉnh
TT Tên sông F (km2) Chiều dài sông (km) Chiều dài sông chảy qua địa bàn Hà Nam (km) 1 Hồng 143.700 1126 37,8 2 Đáy 5800 240 47 3 Nhuệ 1070 80 13
4 Duy Tiên ( 1 nhánh của sông Nhuệ) 18,3 18,3 5 Châu Giang (từ đập Quan Trung đến
Hữu Bị) 34 34
6 Châu Giang (từ Tắc Giang đến Phủ Lý) 28,4 28,4
7 Sắt 37,7 10
8 MỹĐô 10,5 3,8
9 Long Xuyên 12 12
10 Kinh Thủy 18 18
11 Biên Hòa 12,6 12,6
(Nguồn:Trần Thanh Xuân, 2007 )
Ao hồ: Toàn tỉnh có 6.193 ha mặt nước ao hồ phân bố khá đồng đều trên diện tích toàn tỉnh. Các ao, hồ nhỏđược hình thành trong quá trình vượt đất làm nền làm công trình giao thông, kênh mương, cầu cống. Do đặc điểm địa hình đồng bằng Hà Nam thấp, cho nên để có được nền đất cao cho các công trình hầu hết phải vượt
41
đất tôn nền và hình thành nên những ao, hồ, thùng đấu. Theo điều tra thì các hộ nông nghiệp có ao, hồ nhỏ trên đất thổ cư là trên 50%. Đó là những hồ, đầm có diện tích trên 5 ha được hình thành một cách tự nhiên từ các thung lũng dưới chân đồi núi hoặc do sự cố vỡđê tạo ra (nhưở Lý Nhân). Loại hình này bao gồm các hồ, vực có diện tích mặt nước rộng trên 5 ha và độ sâu vượt quá 1,7 mét. Huyện Kim Bảng có nhiều hồ chứa nước tự nhiên như hồ Tam Trúc thuộc Thị trấn Ba Sao diện tích 69 ha. Các hồ tự nhiên còn lại nằm rải rác trong các xã như Thanh Sơn, Liên Sơn và Khả Phong, Tượng Lĩnh (hồ Ngũ Cố, hồ Trứng, vực Chùa ông), hồ Tam Trúc thuộc Thị trấn Ba Sao diện tích 69 ha. Ở Lý Nhân các hồ lớn được phân bố dọc theo hai bên bờ đê sông Hồng. Các hồ chứa lớn tập trung nhiều ở Lý Nhân (396 ha) sau đó là Kim Bảng (120 ha).
2. Chất lượng
Trong giai đoạn 2000 – 2004: Căn cứ vào kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt tại các hồ Chùa Bầu sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ, sông Sắt cho thấy, chất lượng nước ô nhiễm hữu cơ, các chất chứa thành phần nitơ và phốt phát ở mức vừa. Việc ô nhiễm các chất hữu cơ và các chất chứa thành phần nitơ và phốt phát, điều này cho biết ô nhiễm các thành phần trên trong nước là môi trường thuận lợi cho sự phát triển mạnh vi sinh và rong tảo, quá trình này không được xử lý sẽ dẫn đến phá vỡ dây chuyền thực phẩm của hệ sinh thái dưới nước, với mật độ rong tảo cao gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt (lắng lọc khó khăn) và gây ra hiện tượng phú dưỡng và gây bồi lắng lòng sông.
Các sông hồ bị ô nhiễm là do hứng chịu các nguồn ô nhiễm như: nước mưa chẩy tràn; nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống trong các lưu vực sông, các nhà máy xí nghiệp và nước thải ô nhiễm chảy từ phía thượng nguồn Hà Nội, Hà Tây (cũ) về (trừ sông Sắt không bị ô nhiễm).
a. Chất lượng nước hồ chùa Bầu
Hồ Chùa Bầu tại thành phố Phủ Lý là hồ sinh thái của khu vực nhưng đang bị chịu tải ô nhiễm của khu vực xung quanh hồ. Đây là tình trạng chung của hầu hết các hồ lớn trên địa bàn.
42 M g/l 0 5 10 15 20 25 30
PO4 NO3 BOD5 COD DO Am oni
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.1 Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm trong hồ Chùa Bầu 2005-2009 (Nguồn:Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)
Kết quả phân tích cho thấy độ pH của nước hồ dao động trong khoảng 7,0 - 7,85. Hàm lượng các chất hữu cơ (COD và BOD5) tại hầu hết các lần lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 cột B1, nồng độ BOD5 trung bình là 20mg/l vượt 1,3 lần, nồng độ NH4+ trung bình là 1,05mg/l vượt 2,1 lần, nồng độ NO2- là 0,05mg/l vượt 1,25 lần. Ngoài ra các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 2.2: Nồng độ các chất hữu cơ và dinh dưỡng hồ chùa Bầu trong năm 2010
Thông số Ngày lấy mẫu NH4 +-N (mg/l) PO43- (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) 22/3 0,18 0,02 22 34 19/5 1,2 0,27 24 37 12/8 1,12 0,206 21 34 24/11 1,68 0,08 11 16 Trung bình 1,05 0,14 20 30 QCVN 08-2008 (loại B1) 0,5 0,3 15 30
43
Nhìn vào bảng 2 cho thấy mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ và dinh dưỡng tại hồ chùa Bầu năm 2010 tăng lên so với năm 2008 và 2009 do nước thải sinh hoạt của thành phố Phủ Lý vẫn tiếp tục thải ra hồ với khối lượng ngày càng tăng
b. Chất lượng nước sông Đáy
Theo thống kê số liệu từ năm 2005 đến 2009 nồng dộ các chất dinh dưỡng trong nước luôn cao, vượt ngưỡng QCCP như hình dưới đây:
0 5 10 15 20 25
PO4 NO3 BOD5 COD NH4
Mg
/l
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.2 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Đáy (Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)
Kết quả phân tích cho thấy độ pH trung bình dao động trong khoảng 6,77 - 7,01 nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2). Hàm lượng Oxy hoà tan tại 7/8 điểm lấy mẫu không đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng hầu hết vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2). Hàm lượng NH4+ trung bình tại các điểm lấy mẫu dao động trong khoảng 1,48 - 2,12mg/l vượt giới hạn từ 7,4 - 10,61 lần giới hạn cho phép. NO2- tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép từ 3,01 - 9,4 lần. Hàm lượng các chất hữu cơ trung bình tại các vị trí lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép, BOD5 vượt giới hạn từ 2,21 - 3,83 lần; COD vượt giới hạn từ 1,38 - 2,38 lần. Hàm lượng các chất hữu cơ có sự biến động không đồng đều giữa các đoạn sông. Đoạn từ cầu phao Tân Lang
44
đến cầu Hồng Phú nồng độ các chất dinh dưỡng tăng lên trong khi nồng độ các chất hữu cơ lại giảm đi. Đoạn sông từ cầu Đọ Xá đến cầu Bồng Lạng nồng độ các chất dinh dưỡng và hữu cơ lại giảm đi.
Hàm lượng trung bình các chất dinh dưỡng và hữu cơ trên sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2010 được thể hiện trên PL 2.1. So với kết quả phân tích tại các vị trí trên sông Đáy trong 3 năm 2007, năm 2008 và năm 2009 cho thấy nồng độ trung bình chất dinh dưỡng NH4+ , nồng độ các chất hữu cơ BOD5, COD trong năm 2010 tăng lên trong đó đáng chú ý là vùng thượng lưu sông Đáy (cầu phao Tân Lang) nồng độ các chất dinh dưỡng và hữu cơ có sự tăng lên rõ rệt. Từ kết quả so sánh trên cho thấy nước sông Đáy đang bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và hữu cơ.
c .Chất lượng nước sông Nhuệ
Nhìn chung trong cả năm nước sông Nhuệ luôn bị ô nhiễm, nhưng bị ô nhiễm nặng tập trung vào các đợt nước thải từ Hà Nội đổ về. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải, lượng nước thải đổ về, chếđộ đóng mở cống và mực nước sông. 0 10 20 30 40 50 60
PO4 NO3 BOD5 COD NH4
Mg
/l
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.3 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Nhuệ
45
Trong năm 2010 có 6 đợt ô nhiễm nặng do nước thải từ Hà Nội đổ về. Quý I có 1 đợt ô nhiễm kéo dài từ 29/1 đến ngày 1/2, quý II có 2 đợt ô nhiễm kéo dài từ ngày 22/4 đến 03/6 và từ ngày 30/7 đến 01/7, quý IV có 3 từ ngày 15/10 đến 18/10, từ 2/12 đến 18/12 và từ ngày 20/12 đến nay. Kết quả phân tích cho thấy nước bị ô nhiễm chất hữu cơ và đặc biệt do thời gian lấy mẫu trùng với đợt nước ô nhiễm từ Hà Nội đổ về làm mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng trong quý IV khá cao hàm lượng NH4+, cao nhất ở cống Nhật Tựu 9,5 mg/l-N và cống Ba Đa là 8,4 mg/l-N. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các lần lấy mẫu có sự khác nhau do tần suất lấy mẫu 3 tháng 1 lần nên chưa phản ánh đúng về chất lượng nước sông. Hàm lượng trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ trong năm 2010 được thể hiện ở các bảng PL 2.3
Nồng độ các chất ô nhiễm phân tích được ở cống Nhật Tựu nămn 2010 ở mức độ cao , nồng độ NH4+, PO4 3- vượt quá quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm như hiện nay tại cống Nhật Tửu là nước thải từđầu nguồn xả vào không được xử lý.
Theo kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu nước tại cống Ba Đa có thể thấy rằng nồng độ so với cống Nhật Tựu tuy có giảm nhưng không đáng kể, nồng độ các chất vẫn cao và vượt quá tiêu chuẩn cho phép A2. Đặc biệt nồng độ cao nhất ở đây là NH4+, nồng độ trung bình trong cả bốn mẫu là 4,14 mg/l lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn A2 là 0,2mg/l.
Hàm lượng trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ từ năm 2008 đến năm 2010 được thể hiện ở bảng PL 2.5
So với kết quả phân tích tại sông Nhuệ năm 2010 so với các năm trước cho thấy nồng độ trung bình các chất dinh dưỡng và hữu cơ năm 2010 tăng lên so với năm 2008 nhưng so với năm 2009 thì có giảm đi tuy nhiên nồng độ các chất ô nhiễm vẫn cao hơn gấp nhiều lần giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008. Kết quả so sánh trên cho thấy nước sông Nhuệ vẫn đang trong tình trạng bị ô nhiễm.
46
d. Chất lượng nước sông Duy Tiên, sông Châu, sông Sắt Sông Duy Tiên (một nhánh của sông Nhuệ, qua thị trấn Hòa Mạc)
Sông Duy Tiên: Nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước mặt sông Duy Tiên trong năm 2010 có sự tăng lên so với năm 2008 nhưng giảm đi so với năm 2009 trong khi đó nồng độ các chất hữu cơđều tăng lên so với năm 2008 và 2009.
0 5 10 15 20 25 30
PO4 NO3 BOD5 COD NH4
Mg
/l
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.4 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Duy Tiên
(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)
Kết quả phân tích trong năm 2010 cho thấy sông Duy Tiên cũng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng nặng thể hiện qua nồng độ NH4+ khá cao tại vị trí trạm bơm Hoành Uyển dao động trong khoảng 1,19- 5,6 mg/l-N, tại vị trí cầu Hoà Mạc dao động trong khoảng 0,56-1,83 mg/l-N vượt nhiều lần giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2). Nồng độ các chất hữu cơ như COD, BOD5 cũng vượt giới hạn cho phép loại A2 theo QCVN 08:2008, cụ thể tại trạm bơm Hoành Uyển nồng độ COD trung bình là 26mg/l vượt giới hạn 1,73 lần, nồng độ BOD5 là 16mg/l vượt 2,67 lần; tại Cầu Hoà Mạc nồng độ COD trung bình là 35mg/l vượt 2,3 lần, nồng độ BOD5 trung bình là 23mg/l vượt giới hạn 3,8 lần. Hàm lượng Coliform trung bình tại trạm bơm Hoành Uyển vượt giới hạn 6,38 lần và tại cầu Hoà Mạc vượt 1,67 lần. NO2- tại các vị trí lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép, Sự biến đổi nồng độ các
47
chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong năm 2010 ở sông Duy Tiên được thể hiện trên các bảng PL 2.6
Sông Châu: Kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn QCVN 09:2008 (loại A2) cho thấy độ pH ở các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng NO2-, PO43- trung bình tại 3/4 vị trí lấy mẫu vượt giới hạn cho phép. DO tại tất cả các vị trí lấy mẫu không đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng NH4+ dao động trong khoảng 0,83 mg/l đến 1,46 mg/l vượt giới hạn từ 4,16 đến 7,3 lần. Nồng độ BOD5 vượt giới hạn từ 1,67 đến 2,96 lần, nồng độ COD vượt giới hạn từ 1,07 đến 1,78 lần. Nồng độ trung bình các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trên sông Châu Giang trong năm 2010 được thể hiện trong bảng PL 2.9. Thống kê số liệu như biểu đồ hình sau:
0 5 10 15 20 25 30
PO4 NO3 BOD5 COD NH4
Mg
/l
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.5 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Châu
(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)
So với năm 2008 và năm 2009 nồng độ trung bình các chất dinh dưỡng trong năm 2010 tại đầu nguồn (đập Phúc, cầu Câu Tử) có xu hướng giảm đi nhưng cuối nguồn (xã Hoà Hậu) lại tăng lên. Nồng độ các chất hữu cơ trong năm 2010 tăng lên so với năm 2008 và 2009. Kết quả so sánh trên cho thấy nước sông Châu Giang đang bị ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng.
48
Sông Sắt: Độ pH ở các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2). Kết quả phân tích cho thấy nước sông Sắt cũng đã bị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ thể hiện qua nồng độ các chất như COD, BOD5, NH4+ đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2). Nồng độ oxy hoà tan, coliform, NO2- đều không đạt quy chuẩn cho phép. Ngoài ra nồng độ SS, TDS đều đạt giới hạn cho phép. Nồng độ các chất thống kê như hình sau:
0 5 10 15 20 25 30
PO4 NO3 BOD5 COD NH4
Mg
/l
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.6 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Sắt
(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)
Nồng độ các chất dinh dưỡng tăng dần từ năm 2005- 2009, nước phân tích