1.2. Vấn đề quản lý tài nguyên nước
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý tài nguyên nước
Mục tiêu để đạt được một xã hội công bằng và bền vững trong các cuộc họp quốc tế đi đến kết luận rằng ” nước sạch đóng vai trò tổng hợp và quyết định đến chất lượng của toàn bộ sự sống”.
8
Những vấn đề thử thách lớn đối với nước sạch như: sức ép về dân số ngày càng gia tăng trong các nước phát triển, sự biến đổi khí hậu toàn cầu không quy luật và mâu thuẫn trong khi khai thác nguồn nước:
Sức ép về dân số và chât lượng cuộc sống ngày càng gia tăng một vài thập kỷ tới ở Việt Nam. Năm 1999 dân số cả nước là 76,3 triệu, tỷ lệ đô thị hóa là 23,5%. Dự báo năm 2025 dân số tăng lên khoảng 100 triệu người và sẽ ổn định tới mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa. Sự gia tăng dân số và năng cao chất lượng cuộc sống thì nhu cầu nước cho phát triển sản xuât là trước hết và nước sạch cho sinh hoạt là một thách thức lớn đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế không ngừng và ngày càng cao, nhu cầu nước của các ngành kinh tế xã hội tăng lên nhiều, mâu thuẫn về nhu cầu nước giữa các ngành đòi hỏi phải có giải pháp đảm bảo nhu cầu nước và sự điều chỉnh hợp lý để đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội chung của cả nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự biến đổi khí hậu:
Sự biến đổi khớ hậu toàn cầu khụng rừ ràng và phi quy luật, như nhiệt độ tăng, thay đổi mưa, mực nước biển, sự biến đổi cường độ và xác suất của bão. Tài nguyên nước bắt đầu suy thoái và tiếp tục biến đổi chịu tác động của nạn phá rừng, ô nhiễm và sự biến đổi khí hậ toàn cầu. Thiên tai bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, úng, ngập lụt, sóng triều, ô nhiễm nguồn nước..., ngày càng tăng, là mối đe dọa thường xuyên và gây thiệt hại to lớn về người và tài sản ở nước ta
Mẫu thuẫn trong khi khai thác nguồn nước chung:
Khai thác tài nguyên nước của các quốc gia thượng lưu lưu vực các sông quốc tế vì lợi ích riêng ngày càng gia tăng lên nhiều và khó kiểm soát chặt chẽ.
Thực tế ở nhiều lưu vực sông quốc tế thuộc khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ... đã xảy ra tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia ven sông. Đây là một thách thức lớn và tiềm tàng về tranh chấp nguồn nước cần vượt qua trong lính vực phát triển và quản lý tài nguyên nước đa quốc gia.
9
Mẫu thuẫn về quyền lợi liên quan đến nguồn nước giữa các địa phương đã nảy sinh và sẽ tiếp tục gia tăng. Tình trạng này đã thể hiện ở các hệ thống thủy lợi liên tỉnh, liên huyện. Đã có trường hợp đòi chia hệ thống khi tách đơn vị hành chính.
1. Lũ lụt
Lũ lụt là thiên tai nghiêm trọng nhất, đặc biệt là khi đại đa số dân sống ở những vùng đất thấp bị lụt lội. Về mặt lịch sử, lũ lụt và ngập úng là vấn đề nổi cộm ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Toàn bộ những thiệt hại do lụt lội gây ra trong năm 1994 tổng cộng là 260 triệu USD và 500 người chết, sản xuất nông nghiệp bị cản trở nghiêm trọng.
Khi dân số và kinh tế có xu hướng tăng mạnh, thì cần phải cải thiện mức độ công tác phòng chống lũ lụt. Ngập úng trong thời gian dài làm cho đất canh tác không sử dụng được và làm cho điều kiện sống rất khó khăn.
Các biện pháp chống lụt ở các vùng có sự khác nhau. Chặng hạn, trong khi đê điều dọc các con sông và bờ biển ở phía bắc sông Hồng/ châu thổ sông Thái Bình chằng chịt, thì không có hạ tầng cơ sở ở các tỉnh miền trung và vùng núi nơi có nhiều cơn lũ đột ngột và ngập nước, chính quyền các địa phương đang tập trung vào hệ thống dự báo và các hồ chứa đa chức năng ở đầu nguồn. Ở châu thổ sông Mê Kông, phần lớn vùng này không được bảo vệ và lũ lụt ở đây kéo dài và lan rộng.
Các biện pháp quy hoạch chống lũ lụt ở đây như xây dựng những đê kè thấp ở những vùng bị úng ngập nặng để bảo vệ khỏi những cơn lũ sớm hay hệ thống đê điều đầy đủ ở những vùng đất nông nghiệp thấp đều chưa có tính thuyết phục về kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Hạn hán
Địa hình và khí hậu gió mùa cũng gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên hàng năm vào mùa khô. Vào tháng 11 đến tháng 4 hàng năm ở nước ta liên tục xảy ra hiện tượng hạn hán, gây cản trở đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Lượng nước trong ba tháng có it nước nhất chỉ chiếm 5-8% dòng chảy hàng năm và lượng nước hàng tháng trong tháng có ít nước nhất chỉ có 1-2%. Biện pháp để khắc phục sự
10
thiếu nước về mùa khô là phải tích nước về mùa lũ ở các hồ chứa làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy.
3. Vấn đề suy thoái và ô nhiễm nguồn nước
• Quá trình đóng góp tích cực trong sự phát triển cũng như các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra một số hiện tượng nghiêm trọng trong ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề môi trường và tàn phá môi trường, trong đó có sụ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước đã được cả thế giới quan tâm bơi các nguy hiểm sau:
• Sự phá thủng tâng ô zôn
• Mưa axit
• Nhiệt độ của trái đất tăng lên
• Ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước và không khí 4. Sự xâm nhập mặn
Sự xâm nhập mặn ở dọc bờ biển việt nam trong mùa kiệt là vấn đề chất lượng nước ở phía nam nước ta, tác động đén thủy lợi( phá hoại mùa màng) và việc cung cấp nước ở vùng nông thôn. Vấn đề này nghiêm trọng khi không có đủ dòng chảy về phía bờ biển đẻ ngăn dòng chảy ngược lại của nước biển
5. Sự xuống cấp của lưu vực sông
Do tình trạng đốn gỗ, đặc biệt là ở các vùng miền núi và khai hoang du canh, nên các lưu vực sông đã bị phát quang rừng và xuống cấp. Tình trạng này đã gây ra xói mòn và bồi lắng. Vấn đề nay xấu đi đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tình trạng xói mòn gây ra nhiều cấn đề. Trước tiên, việc tăng các chất cặn lắng đọng làm giảm khả năng dự trữ của hồ. Thứ hai, ở những suối và kênh mương không được quản lý phù sa quá nhiều có tác động tiêu cực đến lượng nước dùng cho thủy lợi, dâng lũ và khả năng đi lại trên sông ngòi và cũng làm tăng chi phí cho việc xử lý nước cho tiêu dùng thành thị và công nghiệp. Thứ ba, mức độ lắng đọng cao có thể cũng tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nước.