CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM
3.2. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
3.2.1. Những thuận lợi cơ bản 1. Nhân lực
Hệ thống quản lý quốc gia về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lưu vực nói riêng đã được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng của cán bộ không cao, chưa đạt yêu cầu cho công việc.
Cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở lưu vực sông gồm quản lý môi trường lưu vực sông, quản lý tài nguyên nước mặt, và kiểm tra chất lượng môi trường. Ở Việt Nam số cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lưu vực còn thấp so với các quốc gia khác, với khoảng 1,8 cán bộ/triệu dân, con số này trong lưu vực còn thấp hơn, chỉ có 1,2 cán bộ/triệu dân khi so với 68 cán bộ môi trường/triệu dân ở Trung Quốc và 151 cán bộ môi trường/triệu dân ở Thổ Nhĩ Kỳ .
Cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở lưu vực nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng là không đều nhau giữa các tỉnh. Phần lớn các cán bộ trong lĩnh vực này không được đào tạo nâng cao kiến thức về lưu vực sông, về quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Hơn nữa họ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác
84
nên kiến thức của họ về bảo vệ môi trường lưu vực sông còn hạn chế. Trong khi năng lực có hạn song hoạt động quản lý nước ở cấp lưu vực sông lại đòi hòi phải có kỹ năng cao hơn.
2. Đầu tư tài chính
Chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường trong lưu vực sông là không cụ thể. Chức năng liên quan đến quản lý chất lượng nước và bảo vệ môi trường được nhiều bộ ngành thực hiện. Do vậy, các khoản trong ngân sách được phân bổ tùy theo chức năng của các bộ. Tuy nhiên phần lớn ngân sách và chi tiêu được điều phối qua Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNN (cấp quốc gia) và các Sở TN&MT và Sở NN&PTNN (địa phương).
Tổng ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường tăng lên từ khi có Nghị quyết 41-NQ/TW của Trung ương Đảng. Nghị quyết này nờu rừ, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư sử dụng 1% ngân sách hàng năm cho lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, đầu tư cho bảo vệ môi trường trong lưu vực sông còn rất hạn chế. Hình dưới đây chỉ ra mức đầu tư trong lưu vực sông cho bảo vệ môi trường từ 2000 đến 2005 tính trên 1km2 lưu vực. Sự đầu tư trong những năm gần đây không tương xứng với mức đỉnh vào năm 2003.
3. Quan trắc tài nguyên nước
Trung tâm Quan trắc, Phân tích tài nguyên quốc gia và Môi trường đã tiến hành quan trắc môi trường nước ở sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang, Sắt và Duy Tiên.
• Sông Nhuệ (2 điểm): Cống Nhật Tựu, cầu Bà Đá (đập Lương Cồ).
• Sông Đáy (6 điểm): Cầu Đông Phú, nhà máy nước Thanh Sơn, cầu Khả Phong, thị trấn Thiệu Khê.
• Sông Châu Giang (4 điểm): Phuc Dam, Cau Tu, Vinh Tru Dam, Hoa Hau.
• Sông Duy Tiên (1 điểm): cầu Hòa Mạc.
• Sông Sắt (2 điểm): đập An Bài, thị trấn Bình Mỹ.
Tần suất quan trắc: phần lớn các điểm quan trắc được thực hiện mỗi tháng một lần (cầu Bà Đá, cầu Hồng Phú, cầu Bong Lang, nhà máy nước Thanh Sơn, cầu
85
Khả Phong, và thị trấn Thiệu Khê). Các điểm quan trắc khác được tiến hành một tháng 2 lần. Tuy nhiên, từ năm 2004 tần suất quan trắc giảm đi chỉ còn 3 tháng 1 lần.
Các thông số quan trắc (13 thông số): DO, pH, TDS, độ đục, BOD5, COD, SS, NH4+, NO2-, NO3-, Cr, PO3-4, H2S.
4. Mô hình
Hiện trạng chất lượng nước đối với một đoạn sông Nhuệ được mô tả trong mô hình do dự án Việt-Pháp tài trợ. IWARP đang sử dụng lưu vực MIKE để mô tả sự biến đổi chất lượng nước.
5. Phòng thí nghiệm
Phần lớn các phân tích được tiến hành ở phòng thí nghiệm Sở TN&MT và VSI. Tỉnh Hà Nam thực hiện quan trắc nước mặt 2 lần một năm, một lần vào mùa khô, một lần vào mùa mưa.
Các thông số quan trắc thường là chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, và đôi khi là dầu mỡ. Đối với Sở TN&MT Hà Nội, các thông số nước mặt gồm có:
Nhiệt độ, độ pH, BOD5, COD, DO, độ dẫn độ đục, SS, TSS, Fe, TDS, NH3, SO42-, F-, Oil, NO2- Faecal coliform, CN và Coliform tổng số và một vài kim loại nặng (As, Fe, Cr6+, Cr tổng số, và Pb).
Phòng thí nghiệm VSI được đánh giá là tốt nhưng phòng thí nghiệm của Sở TN&MT thì lại quá cũ và không đáng tin cậy. Hà Nam đang trong quá trình nâng cấp phòng thí nghiệm với sự trợ giúp của chính phủ.
Toàn bộ cán bộ trong phòng thí nghiệm đã được đào tạo tại các trường đại học và tại Sở TN&MT. Bên cạnh đó còn có các khóa đào tạo khác nhau về sử dụng các loại thiết bị quan trắc.
Các phòng thí nghiệm vận hành theo TCVN-2000 hoặc 2001.
6. Sự tham gia của cộng đồng
86
Thực tế thành công trong bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng nước phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng. Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
“Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, các cá nhân và của toàn xã hội; nó thể hiện cuộc sống văn hóa, xã hội văn minh. Nó cũng tiếp bước truyền thống của cha ông ta trong cuộc sống hài hòa với tự nhiên”
Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông vẫn còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, sức mạnh của cộng đồng vẫn chưa được xác định và phát huy đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, hoạch định chính sách và quản lý môi trường vẫn rất hạn chế.
Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn. Nhận thức của cộng đồng và các cơ sở sản xuất về sự cần thiết bảo vệ lưu vực sông hiện còn rất thấp.
3.2.2. Nguy cơ - thách thức
- Tài nguyên nước đang có xu thế suy thoái và tiếp tục chịu tác động của nạn phá rừng, ô nhiễm và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiên tai bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, úng, lụt, sóng triều, ô nhiễm nguồn nước…ngày càng gia tăng và ác liệt.
Sự phát triển mạnh các khu cụm công nghiệp, đô thị, làng nghề…lượng nước thải ra các sông trục không được xử lý khiến nguồn nước mặt trên lưu vực sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Điều này sẽ dẫn đến việc phát triển nông nghiệp kém bền vững và kém an toàn cho đời sống cộng đồng.
- Tăng trưởng kinh tế không ngừng và ngày càng cao, nhu cầu nước của các ngành kinh tế-xã hội còn tăng lên nhiều, mâu thuẫn về nhu cầu nước giữa các ngành nảy sinh và sẽ gia tăng.
Do diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, sản xuất nông nghiệp sẽ đi vào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (thời gian gieo cấy giảm từ 20 ngày xuống 10-15 ngày). Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ lên quá trình chuyển
87
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vì vậy cơ cấu canh tác trên đồng ruộng không ổn định, gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi, làm ảnh hưởng đến nhu cầu cấp thoát nước của các hệ thống thuỷ lợi cả về không gian cũng như thời gian.
Tốc độ tăng trưởng của các ngành công- nông nghiệp và dịch vụ đều tăng cao đòi hỏi việc sử dụng đất phải có hiệu quả và quá trình chu chuyển đất đai diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề phát triển và mở rộng các đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ đều chiếm đất canh tác nằm trong các hệ thống thuỷ lợi. Quá trình này sẽ làm tăng áp lực tiêu lên các công trình thuỷ lợi. (tiêu đô thị, công nghiệp 30-50l/s/ha, tiêu nông nghiệp 4-5 l/s/ha).
Bảng3.2 1: Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam
Tỷ lệ đất SXNN/phi
NN Tỷ lệ
GĐ 2005 2,14
GĐ 2010 1,83
GĐ 2020 1,59
(Nguồn: Viện quy hoạch thủy lợi, 2010)
Du lịch phát triển, một số công trình thuỷ lợi sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng sang du lịch gây khó khăn nguồn nước cho tưới.
- Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng trong một vài thập kỷ tới. Sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh.
Dân sinh, kinh tế phát triển, giá trị tài sản của nhân dân và các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn dẫn đến yêu cầu phòng chống lụt bão, bảo vệ tài sản ngày càng cao.
88
- Mâu thuẫn quyền lợi liên quan về nguồn nước: giữa các địa phương, các ngành nhất là ở các hệ thống thủy lợi liên tỉnh, liên huyện đã nảy sinh và có thể gia tăng.
-Vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi giai đoạn tới rất lớn, nguồn ngăn sách có thể không đáp ứng được.
3.3. Các quan điểm và mục tiêu quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam