Cơ cấu quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 79 - 80)

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam là cơ quan cho UBND tỉnh về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Tài nguyên nước. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên Môi trường, về cơ bản đều bố trí nhân lực đối với công tác quản lý tài nguyên nước thuộc phòng tài nguyên Nước. Phòng Khoáng sản - Nước và khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam hiện tại vẫn còn thiếu nguồn nhân lực. Đặc biệt, với đặc thù của tỉnh, đang trên đà phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nên nảy sinh nhiều vấn đề đối với tài nguyên nước như

67

khai thác sử dụng, xả thải, khoan khai thác nước dưới đất, nguồn nước có nhiều biến động... nên công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã và đang kiện toàn bộ máy từ cấp tỉnh, huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà nước về tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài nguyên nước nói riêng trong tỉnh nên UBND tỉnh đã và đang có những chỉ đạo sát sao Sở tài nguyên và Môi trường tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho các cán bộ, tăng cường đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm giữa các ngành, giữa các địa phương.

2. Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố

Trong cơ cấu quản lý hành chính, các huyện,thành phố đã thành lập phòng Tài nguyên Môi trường. Đối với các phòng Tài nguyên và Môi trường ở các huyện, thành phố, công tác quản lý tài nguyên nước được giao cho phòng nhưng nhìn chung chưa có cán bộ chuyên trách.

3. Xã, phường, thị trấn

Với mục đích tăng cường phân cấp quản lý, ở cấp xã, phường, thị trấn cũng bố trí cán bộ cán bộ môi trường và văn hóa cấp xã. Tuy nhiên, ở cấp này còn nhiều hạn chế do các các bộ kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ nên thiếu điều kiện tập trung cho lĩnh vực tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)