Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 47 - 139)

1.4.1. Các nhân tốảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt số lượng

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…

Đầu tư cho quản lý tài nguyên nước, xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý giáo dục đạo tạo, năng cao nhận thức của cộng đồng... chưa được đúng mức dẫn đến công tác quản lý tài nguyên nước không hiệu quả.

Một khung luật sẵn có bao gồm Luật Tài Nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh về quản lý đê và phòng chống lũ.. Những tài liệu về luật pháp này

35

là rất quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên nước quốc gia, cũng như phòng chống lũ và thiên tai. Các tài liệu về luật pháp hỗ trợ thêm(nghị quyết, nghị định, thông tư) cũng được ban hành. Khai thác tài nguyên nước dần trở thành phù hợp với luật tài nguyên nước. Bảo vệ nguồn nước đang được tăng cường chống ô nhiễm và cạn kiệt theo sự giám sát kỹ các nguồn sản xuất ra nước thải vào nguồn nước, và các nơi khai thác nước vượt quá. Kế hoạch sử dụng nước được chuận bị dựa trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, xác định dòng chảy, và đánh giá sự duy trì môi trường vùng hạ lưu.

Khoa học công nghệ: công nghệ mới được ứng dụng điều tra khảo sát và thiết kế, đặc biệt các phần mềm tính toán và đánh giá tài nguyên nước, để tính toán căn bầng nước, thủy lực, ổn định, thấm, kết cấu công trình, kết cấu để chuận bịđánh giá hiệu quả kinh tế, vẽ, tài liệu dự án, ngân hàng dữ liệu và để đo đạc và vẽ địa hình địa chất, bản đồ... dùng cho điều tra, quy hoạch và các giai đoạn thiết kế. Một số tiêu chuẩn nước ngoài về các loại kết cấu công trình hay vật liệu mới được áp dụng. Đối với xây dựng, các may móc và công nghệ mới được ứng dụng, ví dụ công nghệ chống thấm mới, công nghệ xử lý nền như sử dụng khoan bê tông, công nghệ trát để bảo vệ chống thấm ở chỗ cuối, công nghệ sản xuất vật liệu nhựa để sản xuất ra khớp nối, các trạm thủy điện nhỏ, thiết bị tưới nhỏ giọt, thiết bị năng cửa van bằng xi lanh thủy lực... Các phần mềm mới cũng được ứng dụng cho quản lý, khai thác và cận hành hệ thống tưới cũng như là giám sát hệ thống kênh. Bảo vệ lũ và quản lý đê được hỗ trợ bởi các mô hình tính toán, mô hình thủy lực, dự báo dàn hạn ngắn hạn, sử dụng các cấu trúc mới và vật liệu để bảo vệ bờ, sử dụng mô hình ba chiều để phòng chống thiên tai.

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt chất lượng chất lượng

1. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người

Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả

36

rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.

Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…

Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước.

Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước.

Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡđất.

2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.

37

Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.

Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …

Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.

Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

3. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ

Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từđó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.

Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.

Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.

4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác

Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.

Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.

Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luân văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển tài nguyên nước tỉnh Hà Nam. Chương 1 đã khái quát được các nội dung sau:

- Đã phân tích làm rõ sự cần thiêt phải nghiên cứu đề xuất một số giả pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững . Chương 1 luận văn đã làm rõ được khái niệm thế nào là phát triển bền vững và mối quan hệ giữa nó với việc khai thác sử dụng tài nguyên nước. Chương này còn tổng quát được các công cụ quản lý tài nguyên nước bền vững.

- Chương 1 luận văn đã trình bày được thực trạng quản lý tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam. Những vấn đề còn toàn tại và xu hướng quản lý tài nguyên nước trong tương lai.

- Phân tích làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên nước về mặt số lượng cũng như chất lượng. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp năng cao công tác quản lý tài nguyên nước bền vững.

39

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM

2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Hà Nam 2.1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt 2.1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt

1. Tr lượng

Nằm ở trung lưu hệ thống sông Hồng, Hà Nam tiếp nhận nguồn nước của 2 sông lớn: sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Sông Đáy tuy là nguồn nước kém dồi dào hơn và ít phù sa nhưng cũng cũng là nguồn nước quan trọng cả về cấp thoát nước lẫn giao thông thuỷ của tỉnh. Ngoài ra, trong nội tỉnh còn có các sông nội đồng như sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt...lượng tài nguyên nước mưa khoảng 1,602 tỷ m3/năm. Trung bình dòng chảy mặt từ các sông chảy vào tỉnh Hà Nam hàng năm vào khoảng 87,4 tỷ m3 nước; trong đó:

+ Sông Hồng là ranh giới phía Đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng hàng năm có khoảng 83,6 tỷ m3 nước chảy vào địa phận tỉnh, có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

+ Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phúc Thọ (Hà Tây cũ) chảy vào lãnh thổ Hà Nam với khoảng 3 tỷ m3 nước mỗi năm. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy dài 47,6 km. + Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. Hàng năm Hà Nam đón nhận khoảng 0,8 tỷ m3 nước. Trong 10 năm gần đây, công trình thuỷđiện Hoà Bình đã tích nước mùa lũ và phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự nhiên trước 1987 hàng tháng khoảng 100m3/s, như vậy phần hạ lưu sông Đáy cũng được hưởng thêm khoảng 20 m3/s,

40

tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước của tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên mực nước trên các triền sông của tỉnh cũng không tưới tự chảy được mà phải dùng bơm hay đập để tạo nguồn. Các con sông nội tỉnh như sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt không có nguồn sinh thuỷ, mà chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy nước từ sông Đáy, sông Hồng. Thông qua các cống Liên Mạc, cống phủ Lý và các trạm bơm, dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thuỷ lợi trong tỉnh.

Bảng 2.1: Một số con sông chính trên địa bàn tỉnh

TT Tên sông F (km2) Chiều dài sông (km) Chiều dài sông chảy qua địa bàn Hà Nam (km) 1 Hồng 143.700 1126 37,8 2 Đáy 5800 240 47 3 Nhuệ 1070 80 13

4 Duy Tiên ( 1 nhánh của sông Nhuệ) 18,3 18,3 5 Châu Giang (từ đập Quan Trung đến

Hữu Bị) 34 34

6 Châu Giang (từ Tắc Giang đến Phủ Lý) 28,4 28,4

7 Sắt 37,7 10

8 MỹĐô 10,5 3,8

9 Long Xuyên 12 12

10 Kinh Thủy 18 18

11 Biên Hòa 12,6 12,6

(Nguồn:Trần Thanh Xuân, 2007 )

Ao hồ: Toàn tỉnh có 6.193 ha mặt nước ao hồ phân bố khá đồng đều trên diện tích toàn tỉnh. Các ao, hồ nhỏđược hình thành trong quá trình vượt đất làm nền làm công trình giao thông, kênh mương, cầu cống. Do đặc điểm địa hình đồng bằng Hà Nam thấp, cho nên để có được nền đất cao cho các công trình hầu hết phải vượt

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đất tôn nền và hình thành nên những ao, hồ, thùng đấu. Theo điều tra thì các hộ nông nghiệp có ao, hồ nhỏ trên đất thổ cư là trên 50%. Đó là những hồ, đầm có diện tích trên 5 ha được hình thành một cách tự nhiên từ các thung lũng dưới chân đồi núi hoặc do sự cố vỡđê tạo ra (nhưở Lý Nhân). Loại hình này bao gồm các hồ, vực có diện tích mặt nước rộng trên 5 ha và độ sâu vượt quá 1,7 mét. Huyện Kim Bảng có nhiều hồ chứa nước tự nhiên như hồ Tam Trúc thuộc Thị trấn Ba Sao diện tích 69 ha. Các hồ tự nhiên còn lại nằm rải rác trong các xã như Thanh Sơn, Liên Sơn và Khả Phong, Tượng Lĩnh (hồ Ngũ Cố, hồ Trứng, vực Chùa ông), hồ Tam Trúc thuộc Thị trấn Ba Sao diện tích 69 ha. Ở Lý Nhân các hồ lớn được phân bố dọc theo hai bên bờ đê sông Hồng. Các hồ chứa lớn tập trung nhiều ở Lý Nhân (396 ha) sau đó là Kim Bảng (120 ha).

2. Chất lượng

Trong giai đoạn 2000 – 2004: Căn cứ vào kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt tại các hồ Chùa Bầu sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ, sông Sắt cho thấy, chất lượng nước ô nhiễm hữu cơ, các chất chứa thành phần nitơ và phốt phát ở mức vừa. Việc ô nhiễm các chất hữu cơ và các chất chứa thành phần nitơ và phốt phát, điều này cho biết ô nhiễm các thành phần trên trong nước là môi trường thuận lợi cho sự phát triển mạnh vi sinh và rong tảo, quá trình này không được xử lý sẽ dẫn đến phá vỡ dây chuyền thực phẩm của hệ sinh thái dưới nước, với mật độ rong tảo cao gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt (lắng lọc khó khăn) và gây ra hiện tượng phú dưỡng và gây bồi lắng lòng sông.

Các sông hồ bị ô nhiễm là do hứng chịu các nguồn ô nhiễm như: nước mưa chẩy tràn; nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống trong các lưu vực sông, các nhà máy xí nghiệp và nước thải ô nhiễm chảy từ phía thượng nguồn Hà Nội, Hà Tây (cũ) về (trừ sông Sắt không bị ô nhiễm).

a. Chất lượng nước hồ chùa Bầu

Hồ Chùa Bầu tại thành phố Phủ Lý là hồ sinh thái của khu vực nhưng đang bị chịu tải ô nhiễm của khu vực xung quanh hồ. Đây là tình trạng chung của hầu hết các hồ lớn trên địa bàn.

42 M g/l 0 5 10 15 20 25 30

PO4 NO3 BOD5 COD DO Am oni

2005 2006 2007 2008 2009

Hình 2.1 Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm trong hồ Chùa Bầu 2005-2009 (Nguồn:Trung tâm quan trắc phân tích TN&MT Hà Nam, 2009)

Kết quả phân tích cho thấy độ pH của nước hồ dao động trong khoảng 7,0 -

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam (Trang 47 - 139)