Kế hoạch

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 54 - 56)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.3.1 Kế hoạch

3.3.1.1 Nhiệm vụ

Việc xây dựng kế hoạch chung của toàn chuỗi cung ứng phải đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động trong toàn chuỗi. Việc lập kế hoạch toàn chuỗi phải thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo tính phát triển ổn định, bền vững của toàn chuỗi. Kế hoạch của chuỗi đƣợc xem là thành công khi tổng thời gian thực hiện chuỗi là thấp nhất, chi phí toàn chuỗi đạt thấp nhất, nhƣng lợi nhuận toàn chuỗi là cao nhất. Để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, việc lập kế hoạch phải hƣớng đến việc cân bằng các yếu tố cung cầu trên thị trƣờng, giữa nhu cầu khách hàng và cung cấp.

3.3.1.2 Phân tích quá trình lập kế hoạch của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR

Việc lập kế hoạch phải đƣợc thực hiện đầu tiên trong tất cả các quá trình của chuỗi. Để lập kế hoạch hiệu quả thì kế hoạch cần dựa trên những thông tin phản hồi từ thị trƣờng, nhà cung cấp, nhà sản xuất để từ đó phân tích đánh giá thông tin và xác định những kế hoạch cụ thể, với 5 quá trình là: 1/ Hoạch định nhu cầu chung của

46

chuỗi, 2/ Hoạch định nguồn cung cấp nguyên liệu của chuỗi, 3/ Sản xuất, 4/Giao hàng, 5/Quản lý hàng trả về.

Mỗi bộ phận tham gia trong chuỗi đều phải xây dựng các kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chung của chuỗi là giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận. Để thực hiện xây dựng kế hoạch khả thi thì các đối tƣợng trong chuỗi cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, phần lớn các đối tƣợng trong chuỗi chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch cụ thể, trong đó:

- Đối với bộ phận khai thác: Việc lập kế hoạch chƣa đƣợc chú trọng và chƣa mang tính liên kết toàn chuỗi. Việc khai thác phần lớn mang tính tự do, truyền thống. Kế hoạch của khai thác mới chỉ dừng lại ở việc dự tính thời gian và chi phí cho mỗi chuyến khai thác. Các chỉ tiêu, kế hoạch về số lƣợng, chủng loại, nhu cầu của sản phẩm khai thác đều không đƣợc quan tâm và đề cập đến. Kế hoạch khai thác mang tính độc lập với toàn chuỗi.

- Đối với chủ vựa: Số ít chủ vựa có xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhƣng xét tổng thể thì các chủ vựa vẫn chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch ổn định và cụ thể. Kế hoạch của chủ vựa phần lớn không chú trọng đến yếu tố cung cầu trên thị trƣờng, không hoạch định sẵn về chủng loại và số lƣợng sản phẩm do không liên kết chặt chẽ với các đối tƣợng khác trong chuỗi. Tƣơng tự nhƣ khai thác, kế hoạch của chủ vựa vẫn mang tính độc lập, hoạt động tự do.

- Đối với tổng công ty, việc xây dựng kế hoạch sản xuất chủ yếu tập trung vào các yếu tố: sản lƣợng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, tổng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của nhân công. Kế hoạch của công ty đƣợc xây dựng căn cứ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, những thuận lợi và khó khăn, cũng nhƣ mức tăng trƣởng hằng năm. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ còn căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của kinh tế trong nƣớc và trên thế giới, từ thực tiễn nền kinh tế, công ty sẽ tiến hành dự báo về nguồn cung cầu sản phẩm, nguyên liệu. Tuy nhiên, kế hoạch của công ty chƣa mang tính cụ thể, chƣa đi sâu vào từng chuỗi sản phẩm. Kế hoạch của công ty thƣờng là các kế hoạch chiến lƣợc mang tính dài hạn, giúp định hƣớng các hoạt động của tổ chức thông qua các mục tiêu phát triển chung. Dựa vào kế hoạch chung của tổ chức, mỗi xí nghiệp trong toàn công ty sẽ tự vạch ra kế hoạch sản xuất cụ thể cho đơn vị của mình. Mỗi xí nghiệp sẽ tự lên kế hoạch sản xuất, quản lý riêng và hoạt động biệt lập với nhau. Toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ các khâu thu mua, sản xuất, phân phối,… đều đƣợc thực hiện riêng theo từng xí nghiệp. Các xí nghiệp tự triển khai và thực hiện chuỗi.

- Kế hoạch của Xí nghiệp I công ty Baseafood có bƣớc tiến cao hơn so với khai thác và chủ vựa vì Xí nghiệp có xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu sản lƣợng, doanh thu

47

xuất khẩu và lợi nhuận. Nhƣng kế hoạch của Xí nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế do chƣa có sự cân đối giữa các đối tƣợng trong chuỗi. Việc lập kế hoạch của Xí nghiệp vẫn dựa vào chỉ tiêu chung và tình hình kinh doanh của năm trƣớc. Kế hoạch chƣa quan tâm đến việc cân đối cung cầu của thị trƣờng. Tính liên kết với các bộ phận, đối tƣợng trong chuỗi chƣa cao nên việc xây dựng kế hoạch còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 54 - 56)