Mô hình quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh của công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 56 - 148)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.3.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh của công ty

Công ty Baseafood có mô hình chuỗi cung ứng tƣơng đối đơn giản với 5 đối tƣợng tham gia chính gồm: khai thác thủy sản, chủ vựa, nhà máy, khách hàng và xí nghiệp dịch vụ. Dựa theo mô hình chuỗi hội tụ và phân kỳ, mô hình chuỗi cung ứng của công ty đƣợc mô tả nhƣ sau:

Sơ đồ 3.2 : Mô hình quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc của công ty Baseafood

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Độ phức tạp của chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh của công ty Baseafood không cao. Xuất phát chuỗi là sự thu mua nguyên liệu xô từ hộ khai thác, các chủ vựa, và nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất các chủng loại hàng hóa khác nhau. Sản phẩm của công ty sau sản xuất sẽ cung cấp cho xí nghiệp dịch vụ bán tại các siêu thị hải sản của xí nghiệp, mặt khác sẽ

Hộ khai thác 1 Hộ khai thác 2 Hộ khai thác 3 Hộ khai thác 4 Hộ khai thác 6 Hộ khai thác 5 Chủ vựa 1 Chủ vựa 2 Chủ vựa 3 Công ty Khách hàng nƣớc ngoài Khách hàng nƣớc ngoài

48

xuất hàng trực tiếp cho khách hàng. Xuyên suốt chuỗi cung ứng có rất ít sự tham gia của các thành phần trung gian. Đây cũng là một trong những chuỗi phổ biến hiện nay tại các công ty khác.

3.3.3 Qúa trình khai thác thủy sản tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu 3.3.3.1 Nhiệm vụ

Quá trình khai thác có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch của xí nghiệp. Đảm bảo các chỉ tiêu về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại nguyên liệu theo nhu cầu thị trƣờng , nhu cầu sản xuất của toàn chuỗi, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho đối tƣợng khai thác nói riêng, cho toàn chuỗi cung ứng nói chung.

3.3.3.2 Phân tích quá trình khai thác thủy sản theo mô hình SCOR

Trong những năm qua, nghề đánh bắt thủy sản tại Vũng Tàu đã có nhiều bƣớc phát triển đáng kể. Số lƣợng tàu thuyền trong tỉnh khá lớn và đạt tốc độ tăng trƣởng cao về số lƣợng và chất lƣợng. Trong giai đoạn 2006-2011, mức tăng số tàu thuyền bình quân là 6.1%/năm, số lƣợng tàu thuyền đạt 6732 chiếc vào năm 2011. Trong đó, xu hƣớng đánh bắt xa bờ dần đƣợc mở rộng, các phƣơng tiện tàu thuyền có công suất lớn ngày càng phát triển. Nhóm tàu thuyền có công suất lớn hơn 400cv đạt tốc độ bình quân cao nhất 17.2%/năm, nhóm tàu thuyền công suất nhỏ hơn 20cv có tốc độ tăng đạt 10.5%/năm trong giai đoạn 2006-2011.

Cơ cấu nghề khai thác của tỉnh phát triển khá đa dạng, các ngành nghề tập trung vào 6 nhóm chính gồm: lƣới kéo, lƣới vây, lƣới rê, nghề câu, nghề cố định và một số nghề khác. Trong đó, nghề lƣới kéo chiếm tỉ trọng cao nhất với 29.2% cơ cấu nghề năm 2011. Nghề lƣới rê chiếm 2.4%, nghề câu chiếm 14.1% cơ cấu nghề năm 2011, đây cũng là một trong những nghề đang có xu hƣớng tăng, do sự phát triển nhu cầu đánh bắt các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao.

Đi đôi với sự tăng trƣởng về số lƣợng và công suất tàu thuyền, sản lƣợng khai thác trong những năm qua cũng gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 2006-2011, sản lƣợng khai thác của tỉnh tăng bình quân 6.1%/năm, tăng từ 211.243 tấn lên 250.336 tấn. Trong đó, mặt hàng tôm có sản lƣợng khai thác tăng nhanh nhất với 12.1%/năm trong giai đoạn 2006-2011. Vũng tàu là địa phƣơng dẫn đầu về sản lƣợng khai thác, chiếm trên 47% tổng sản lƣợng khai thác. Tiếp đến là huyện Long điền với trên 35% tổng sản lƣợng khai thác, huyện Đất Đỏ chiếm gần 13% tổng sản lƣợng.

a. Quy trình khai thác hải sản bằng lƣới kéo đôi

Quá trình khai thác hải sản thƣờng đƣợc tiến hành với nhiều công cụ và phƣơng pháp khác nhau. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh BR-VT, nghề lƣới kéo là nghề khai thác có sản lƣợng cao và chiếm cơ cấu cao nhất trong tổng

49

các nghề khai thác của tỉnh. Do đó, trong đề tài chỉ đề cập đến quy trình khai thác của nghề lƣới kéo.

Sơ đồ 3.3 : Quy trình khai thác lƣới kéo.

Nguồn: Phan Xuân Luân, năm 2010

Bƣớc 1: chuẩn bị

- Trƣớc khi thả lƣới cần phải:

+ Kiểm tra kỹ chất lƣợng và tình trạng ngƣ cụ nhằm kịp thời phát hiện những ngƣ cụ hƣ hỏng, đồng thời đảm bảo các ngƣ cụ đƣợc sắp xếp hợp lí, đảm bảo hoạt động tốt. Lƣới đƣợc đặt ở vị trí sẵn sàng đƣợc đặt ở ngay vị trí mép nƣớc mạn thả ( mạn trái) phần nào thả trƣớc thì xếp lên trên. Trƣớc khi xếp lƣới, cần kiểm tra toàn bộ lƣới. Thay thế chi tiết, phụ tùng mất, hỏng hoặc tuột các mối liên kết bằng chỉ lƣới. Cần vá lại lỗ rách, buộc lại các mối buộc hƣ giữa giềng với lƣới. Bảo dƣỡng dây kéo, bằng cách thả dây, cuốn lại, kiểm tra chỗ cáp hƣ, trầu lại. Kiểm tra các dấu đo chiều dài và bôi mỡ bảo quản cáp. Ngƣời ta thƣờng để phần chì, phao thành đống riêng, cách xa phần dây và thịt lƣới.

+ Kiểm tra toàn bộ các thiết bị trên tàu (máy động lực và máy phụ; máy khai thác và máy hàng hải, hệ thống điện trên tàu…).

+ Chuẩn bị tàu thuyền và bố trí lao động trên cả hai tàu

+ Chuẩn bị ngƣ trƣờng: Độ sâu, quan sát khí hậu hƣớng gió và tình hình dòng chảy để chọn hƣớng thả lƣới.

Bƣớc 2: Thả lƣới

Có hai tàu kéo một lƣới, tàu chở lƣới gọi là tàu cái, tàu còn lại gọi là tàu đực. Khi thả lƣới, tàu tàu cái chuẩn bị thả lƣới, buộc đầu dây mồi vào đầu dây đầu cánh lƣới. Tàu đực chuẩn bị dây đỏi và đón dây mồi từ tàu lƣới. Hai tàu chuyển động tốc độ chậm và đều nhau. Tiến trình, tàu cái thả lƣới ở bên mạn trái tàu, thả từ đụt cho tới cánh cho tới khi toàn lƣới về phía sau tàu cái. Tàu đực chủ động tiến lại gần tàu cái (phía mạn trái tàu cái) sao cho khoảng cách vứa tầm ném dây mồi. Khi tàu đực tiến lại vừa tầm, tàu cái ném dây mồi sang tàu đực.

Chuẩn bị Thả lƣới Dắt lƣới Chuẩn bị cho mẻ sau Thu lƣới

50

Hình 3.1: Quy trình thả lƣới kéo

gió

B

A

B

A

Hu?ng dat luoi

Nguồn: Phan Xuân Luân, năm 2010

Tàu đực kéo dây đầu cánh lƣới lên tàu, lắp vào dây đỏi, ra dây theo hiệu lệnh đồng thời của hai thuyền trƣởng. Hai tàu ở vị trí song song theo hƣớng hành trình khi đã ra xong dây đầu cánh lƣới. Khoảng cách hai tàu vừa đủ để miệng lƣới nổi trên mặt nƣớc, dễ dàng kiểm tra. Tiếp tục công đoạn ra dây đỏi và dây kéo lƣới. Tốc độ hành trình hai tàu chậm cho đến khi lƣới sát đáy.

Khoảng cách hai tàu tăng dần cho đến khi lƣới chạm đất và giữ ổn định trong suốt giai đoạn dắt lƣới.

Bƣớc 3: Thu lƣới

Khi có lệnh thu lƣới, hai tàu vẫn hành trình song song với nhau cùng tốc độ. Khi thu dây, hai tàu từ từ tiến gần nhau theo khoảng cách hợp lý. Khi tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lƣới, tàu đực cắt mũi tàu cái, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu cái. Tàu cái nhận dây mồi, cho vào tang ma sát để kéo đầu cánh lƣới lên tàu. Quá trình thu lƣới đƣợc tiến hành theo sơ đồ thu bên mạn phải. Dùng cẩu cẩu từng phần lƣới lên tàu, cuối cùng là cẩu các phần đụt, tháo dây thắt đụt, lấy cá.

Bƣớc 4: Thu cá và chuẩn bị cho mẻ sau

Khi thu cá cùng với việc thu và sắp xếp lƣới lại nhƣ vị trí mới đầu chuẩn bị để tiếp tục mẻ lƣới tiếp theo.

Đồng thời kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lƣới xem có bị hƣ hỏng thì ngay lập tức phải sửa chữa và thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục của mẻ lƣới tiếp theo.

51

b. Thời gian, chi phí cho một chuyến khai thác

Hiện nay, Vũng Tàu đang đẩy mạnh việc khai thác xa bờ, thời gian cho mỗi chuyến đi biển thƣờng dài hơn so với trƣớc đây. Thời gian trung bình cho một chuyến đi biển khoảng 40 ngày. Tùy theo tàu đánh bắt xa bờ hay gần bờ mà thời gian có thể tăng hoặc giảm. Thông thƣờng, các tàu đánh bắt gần bờ có thời gian dao động từ 10-15 ngày. Những tàu đánh bắt xa bờ có thời gian đánh bắt dao động tự 20-60 ngày. Những tàu có công suất lớn thƣờng có thời gian đánh bắt dài hơn so với tàu có công suất vừa và nhỏ, do tàu có công suất lớn chủ yếu đƣợc sử dụng cho hoạt động khai thác xa bờ.

Để có thể thực hiện thành công việc khai thác xa bờ với thời gian đánh bắt dài ngày, đòi hỏi ngƣ dân phải có sự đầu tƣ mạnh về tàu thuyền và trang thiết bị, bên cạnh đó là ngƣ dân phải chuẩn bị trữ lƣợng lớn về lƣơng thực, nhiên liệu . Do đó, chi phí cho mỗi chuyến đi biển nhiều ngày thƣờng cao hơn so với các ghe đi ngắn ngày. Theo kết quả khảo sát, chi phí trung bình cho mỗi chuyến đi biển dài ngày thƣờng dao động từ 700 triệu- 2.5 tỷ. Những chuyến đi biển ngắn ngày thƣờng có tổng chi phí dƣới 100 triệu.

Bảng 3.2 : Chi phí bình quân cho một chuyến khai thác

Đvt: Triệu đồng Tổng chi phí Chia ra Chi phí nhiên liệu Chi phí nhân công Chi phí đá Khấu hao Khác Chi phí bình quân 1004,76 733,56 82,38 32,35 70,57 85,9 Tỷ trọng (%) 100 73 8 3 7 9

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Trong cơ cấu tổng chi phí, chi phí xăng dầu chiếm tỉ trọng cao nhất, các chi phí về đá, nhân công, khấu hao và chi phí khác chiếm tỉ lệ nhỏ và không chênh lệch nhiều. Đây là một trong những khó khăn của ngƣ dân, do những năm gần đây giá nhiên liệu trong nƣớc và thế giới tăng cao, điều này sẽ rất khó để giảm thiểu chi phí khai thác, đánh bắt.

Hiện nay, mỗi chuyến khai thác thƣờng có nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó bạch tuộc chiếm tỉ lệ khá nhỏ khoảng 2% tổng sản lƣợng khai thác. Do đó, chi phí bình quân của mỗi kg bạch tuộc thƣờng thấp.

52

Bảng 3.3: Chi phí khai thác bình quân cho 1kg bạch tuộc

Đvt: Đồng/kg Tổng chi phí Chia ra Chi phí nhiên liệu Chi phí nhân công Chi phí đá Khấu hao khác Chi phí bình quân 5.200 3.600 170 450 450 530

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Chi phí khai thác bình quân cho 1kg bạch tuộc khoảng 5.200đồng/kg. So với mức giá bán thì bạch tuộc là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong tổng các loại sản phẩm khai thác.

c. Phƣơng pháp khai thác

Hiện nay, có hai phƣơng pháp khai thác chính đƣợc sử dụng đó là: Khai thác con lớn (có chọn lọc) và khai thác tất cả (không chọn lọc). Trong đó, khai thác không chọn lọc chiếm ƣu thế, rất ít hộ khai thác có tính chọn lọc. Theo kết quả khảo sát, có 48/203 mẫu khai thác chọn lọc, 158/203 mẫu khai thác không chọn lọc.

Việc đánh bắt, khai thác phần lớn mang tính tự do, ngƣ dân khai thác nhiều loại hải sản khác nhau, họ rất ít quan tâm đến nhu cầu thị trƣờng hoặc nhu cầu của các nhà máy chế biến.

Bảng 3.4: Khai thác theo nhu cầu nhà máy chế biến

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 29 13.9 14.3 14.3 không 174 83.3 85.7 100.0 Total 203 97.1 100.0 Missing System 6 2.9 Total 209 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Thực tế cho thấy, rất ít hộ khai thác chủ động đánh bắt theo nhu cầu của nhà máy chế biến, các hộ có quan tâm đến nhu cầu của nhà máy có tỷ lệ chƣa đến 20%

53

trong tổng số 203 hộ đƣợc khảo sát. Điều này cho thấy các hộ khai thác chƣa liên kết chặt chẽ với các nhà máy tại địa phƣơng.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Nhìn chung, các hộ khai thác có sự quan tâm đến nhu cầu của chủ vựa cao hơn so với nhu cầu của nhà máy chế biến. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn tƣơng đối thấp, chỉ có gần 30% trong tổng các hộ đƣợc khảo sát tiến hành khai thác theo nhu cầu chủ vựa.

Bảng 3.6: Khai thác theo nhu cầu thị trƣờng

Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 62 29.7 30.5 30.5 không 141 67.5 69.5 100.0 Total 203 97.1 100.0 Missing System 6 2.9 Total 209 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Đối với nhu cầu từ thị trƣờng, tỷ lệ các hộ khai thác phục vụ cho nhu cầu này cũng khá thấp, gần 30% hộ khai thác tổ chức khai thác theo nhu cầu thị trƣờng. Phần đông hộ khai thác tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chƣa quan tâm đến nhu cầu thực tiễn tại địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Bảng 3.5: Khai thác theo nhu cầu chủ vựa

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 61 29.2 30.0 30.0 không 142 67.9 70.0 100.0 Total 203 97.1 100.0 Missing System 6 2.9 Total 209 100.0

54 Bảng 3.7: Ngƣ dân khai thác tự do Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 198 94.7 97.5 97.5 không 5 2.4 2.5 100.0 Total 203 97.1 100.0 Missing System 6 2.9 Total 209 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 203 mẫu điều tra khai thác đƣợc khảo sát, phần lớn các hộ khai thác đánh bắt tự do không theo nhu cầu (98%), chỉ có số ít các hộ khai thác có quan tâm đến nhu cầu của chủ vựa, thị trƣờng và nhà máy chế biến. Việc khai thác tự do sẽ gây khó khăn cho ngƣ dân trong việc tìm kiếm nguồn cầu tiêu thụ sản phẩm đánh bắt. Mặt khác, đánh bắt tự do không theo nhu cầu còn dễ dẫn đến tình trạng nguồn cung nhiều nhƣng cầu ít, hoặc nguồn cung ít nhƣng cầu lại nhiều. Điều này sẽ khiến hoạt động đánh bắt kém hiệu quả và lợi nhuận kinh tế thấp.

d. Thông tin

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác tự do của ngƣ dân là do hộ không nắm bắt đƣợc nhu cầu và thông tin từ phía thị trƣờng cũng nhƣ nguồn tiêu thụ. Qua khảo sát phần lớn các ngƣ dân không nắm đƣợc thông tin về số lƣợng và chủng loại cần khai thác.

Bảng 3.8: Nguồn cung cấp thông tin về số lƣợng hải sản khi khai thác

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Thông tin từ nhà máy 2 1.0 1.0 1.0

Thông tin chủ vựa 62 29.7 30.5 31.5

Thông tin từ thị

trƣờng 3 1.4 1.5 33.0

Không có thông tin 136 65.1 67.0 100.0

Total 203 97.1 100.0

Missing System 6 2.9

Total 209 100.0

55

Chỉ có 1% ngƣ dân nắm bắt đƣợc thông tin về số lƣợng cần khai thác từ nhà máy và thị trƣờng, 31% ngƣ dân nắm bắt thông tin về số lƣợng từ chủ vựa, số ngƣ dân không nắm bắt đƣợc thông tin về số lƣợng khai thác lên tới 67%.

Bảng 3.9 Nguồn cung cấp thông tin về chung loai hải sản khi khai thác

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Thông tin từ nhà máy 33 15.8 16.3 16.3

Thông tin từ chủ vựa 30 14.4 14.8 31.0

Thông tin từ thị trƣờng 2 1.0 1.0 32.0

Không có thông tin 138 66.0 68.0 100.0

Total 203 97.1 100.0

Missing System 6 2.9

Total 209 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Tƣơng tự nhƣ các thông tin về số lƣợng, phần lớn các hộ khi khai thác không nắm bắt đƣợc thông tin về chủng loại sản phẩm (66%), chỉ có gần 15% hộ khai thác nắm bắt đƣợc thông tin về chủng loại cần khai thác từ nhà máy và chủ vựa. Từ việc không nắm bắt đƣợc thông tin sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động khai thác và tính hiệu quả kinh tế của ngƣ dân. Vì khai thác không đúng với nhu cầu sẽ ảnh hƣởng rất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 56 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)