Tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ thông tin trong chuỗi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 125 - 148)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

5.2.2 Tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ thông tin trong chuỗi

5.2.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu của giải pháp tập trung chủ yếu vào việc cải thiện và nâng cao tính hợp tác của các đối tƣợng trong chuỗi, đồng thời đẩy mạnh hoạt động chia sẻ thông tin toàn chuỗi. Sự hợp tác, chia sẻ giúp các đối tƣợng trong chuỗi luôn cập nhật kịp thời các thông tin về nhu cầu, thị trƣờng, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động qua lại của các đối tƣợng.

Tính hợp tác, chia sẻ trong chuỗi là một trong những vấn đề quan trọng quyết định tính hiệu quả của toàn chuỗi và từng đối tƣợng tham gia chuỗi. Sự chia sẻ thông tin càng cao, mối liên kết các chặt chẽ thì lợi nhuận và tính bền vững của chuỗi càng lớn. Mặt khác, việc đẩy mạnh tính hợp tác còn góp phần đảm bảo giảm thiểu những nguy cơ, vấn đề tồn đọng trong chuỗi, giảm thiểu những rủi ro cho các đối tƣợng tham gia.

5.2.2.2 Nội dung giải pháp

Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra thì việc thực hiện giải pháp cần có sự phối hợp của tất cả các đối tƣợng trong chuỗi, đồng thời phải kết hợp nhiều biện pháp nhỏ một cách đồng bộ, thƣờng xuyên. Các biện pháp thực hiện gồm:

117

Thứ nhất: Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa hộ khai thác với các đối tƣợng trong chuỗi

Để đạt đƣợc hiệu quả hoạt động cao, đồng thời khắc phục những thiết sót còn tồn đọng thì các hộ khai thác cần cải thiện mối quan hệ với các thành phần trong chuỗi và những đối tƣợng trong ngành tại địa phƣơng, cả nƣớc. Việc đẩy mạnh hợp tác cần đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Tích cực tham gia các hiệp hội, đoàn thể tại địa phƣơng, đặc biệt là các hội khai thác trong khu vực và cả nƣớc nhằm kịp thời nắm bắt những thông tin về xu hƣớng thị trƣờng, ngƣ trƣờng khai thác.

- Tiếp tục hoàn thiện, đầu tƣ các trang thiết bị thông tin, viễn thông nhằm đảm bảo khả năng liên lạc với các tổ chức, tàu thuyền trên biển và trong đất liền để cập nhật thông tin kịp thời, phòng ngừa rủi ro.

- Tăng cƣờng mối quan hệ với các xí nghiệp chế biến để giảm tránh tình trạng phụ thuộc vào các chủ vựa, đầu nậu, giảm thiểu nguy cơ bị ép giá sản phẩm, từ đó đảm bảo tính phát triển bền vững cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động khai thác.

- Tích cực tìm hiểu các thông tin về thị trƣờng, nhu cầu, yêu cầu về chất lƣợng, chủng loại khai thác của các đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, các hội khai thác và từ phía chủ vựa, xí nghiệp chế biến.

- Xây dựng kế hoạch khai thác cụ thể theo những thông tin thu thập đƣợc nhằm đảm bảo nguồn cung đầu ra và giảm nguy cơ tồn đọng sản phẩm do không đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Đẩy mạnh việc khai thác chọn lọc theo nhu cầu nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảm bảo khai thác bền vững, đồng thời sản phẩm khai thác sẽ đạt giá trị kinh tế cao.

Thứ hai: Tăng cƣờng chia sẻ thông tin giữa chủ vựa với các đối tƣợng trong chuỗi

Trong chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh, chủ vựa là đối tƣợng trung gian chính giữa khai thác và xí nghiệp, vì thế việc truyền tải, chia sẻ thông tin từ đối tƣợng này có ý nghĩa lớn với toàn chuỗi, trong đó các chủ vựa cần:

- Thƣờng xuyên cập nhật thông tin từ thị trƣờng, đối tƣợng khai thác và xí nghiệp nhằm thực hiện tốt vai trò trung gian mua bán nguyên liệu.

- Tích cực chia sẻ thông tin về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại sản phẩm giữa các đối tƣợng khai thác và xí nghiệp chế biến nhằm tăng cƣờng khả năng lƣu thông sản phẩm trong toàn chuỗi.

- Xây dựng mức giá thu mua nguyên liệu và giá bán nguyên liệu một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn chuỗi, đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của chủ vựa.

118

- Xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng thời kỳ thu mua nhằm đảm bảo tính ổn định, hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín hoạt động.

Thứ ba: Nâng cao mối quan hệ, hợp tác giữa xí nghiệp với các nguồn cung ứng đầu vào, đặc biệt là với hộ khai thác

Hợp tác chặt chẽ với nguồn cung ứng đầu vào là chìa khóa quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng sản xuất của xí nghiệp. Để quản lý chuỗi hiệu quả và bền vững, doanh nghiệp cần:

- Xây dựng, củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng, đặc biệt là ngƣ dân khai thác thông qua việc đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho các hộ khai thác để giảm tình trạng bị ép giá từ chủ vựa

- Hỗ trợ thiết bị máy móc nhƣ máy kiểm tra chất lƣợng, máy phân size cho hộ ngƣ dân hoặc chủ vựa để chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Chú trọng việc xây dựng hợp đồng thu mua với các đối tƣợng cung ứng để ổn định về số lƣợng, chất lƣợng nguồn cung nguyên liệu.

- Đẩy mạnh liên lạc, chia sẻ thông tin với hộ khai thác nhằm kịp thời nắm bắt nguồn cung nguyên liệu, đồng thời giúp hộ khai thác xây dựng kế hoạch khai thác phù hợp với nhu cầu của nhà máy.

- Mở rộng tìm kiếm các nguồn cung ứng tiềm năng trong và ngoài tỉnh để tăng khả năng chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, khắc phục tình trạng tồn trữ nguyên liệu do hạn chế nguồn cung.

- Tiến hành công tác tuyên truyền, chia sẻ về các thông tin yêu cầu chất lƣợng, chủng loại sản phẩm cho các đối tƣợng cung ứng. Hỗ trợ họ về kỹ thuật, thiết bị, phƣơng pháp quản lý chất lƣợng, bảo quản nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu vào, từ đó hạn chế đƣợc rủi ro từ nguồn nguyên liệu và giảm chi phí kiểm soát chất lƣợng.

- Khuyến khích đội ngũ thu mua mở rộng vùng khảo sát nguyên liệu, đồng thời tăng cƣờng hợp tác, liên kết với các đối tƣợng cung ứng thông qua đội ngũ thu mua của công ty. Từ hoạt động thu mua, nhân viên của công ty sẽ tiếp cận, tìm hiểu về các nhà cung ứng, từ đó doanh nghiệp đƣa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời đáp ứng cho nhu cầu hợp tác lâu dài.

- Đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển nhƣ xe bảo ôn nhằm chủ động thu mua nguyên liệu từ các hộ khai thác, cảng biển. Giảm sự phụ thuộc vào các đối tƣợng chủ vựa, đảm bảo thu mua nguyên liệu kịp thời với mức giá ổn định.

5.2.2.3 Dự tính hiệu quả của giải pháp

Việc tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ thông tin giúp tính lƣu thông của chuỗi bạch tuộc cao hơn, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi. Trong đó:

119

- Hộ khai thác sẽ giảm sản lƣợng khai thác dƣ thừa đồng thời khai thác đƣợc những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bạch tuộc là sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao, việc nắm bắt nhu cầu, đánh bắt chọn lọc và cung cấp trực tiếp cho nhà máy giúp sản lƣợng và lợi nhuận từ bạch tuộc tăng do không bị ép giá bởi chủ vựa.

- Tƣơng tự, đối với chủ vựa việc tăng cƣờng liên kết giúp ổn định tình hình kinh doanh do duy trì đƣợc mối quan hệ bền vững với các đối tƣợng trong chuỗi.

- Công ty sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu, bình ổn chính sách giá, giảm chi phí hoạt động. Việc liên kết với ngƣ dân giúp thu mua nguyên liệu với giá thấp hơn. Mở rộng nguồn cung ứng giúp doanh nghiệp giảm lƣợng tồn kho do chủ động nguồn cung đầu vào.

5.2.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, phát triển thƣơng hiệu sản phẩm của công ty

5.2.3.1 Mục tiêu giải pháp

Giải pháp đƣợc đề ra nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, xí nghiệp nói riêng thông qua việc mở rộng thƣơng hiệu thị trƣờng, tăng tính phổ biến sản phẩm công ty trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Công ty hoạt động có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng bạch tuộc.

5.2.3.2 Nội dung giải pháp

Thứ nhất: Mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua việc đẩy mạnh hoạt động marketing, quan hệ công chúng

Marketing và quan hệ công chúng là một trong những công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo đối tƣợng khách hàng khác nhau, để phát huy hết hiệu quả đạt đƣợc doanh nghiệp cần:

- Đầu tƣ xây dựng các chính sách marketing hiệu quả. Công ty có thể tự thành lập phòng ban chuyên về hoạt động marketing hoặc thuê các công ty có kinh nghiệm. - Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh công ty trong và ngoài nƣớc thông qua phƣơng tiện

truyền thông và các sự kiện PR nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh công ty.

- Tích cực tham gia các sự kiện tại địa phƣơng, các tổ chức doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế.

- Luôn quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trƣờng, tích cực tham gia các chƣơng trình hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Các đối tác nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc phát triển rất quan tâm đến vấn đề này khi chọn đối tác kinh doanh.

- Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng hiện có thông qua các dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhƣ: chiết khấu, tƣ vấn khách hàng, cam kết đảm bảo chất lƣợng. Đồng thời củng cố các mối quan hệ với khách hàng thông qua các chƣơng trình tri ân khách hàng.

120

Thứ hai: Chú trọng phát triển sản phẩm và thị thƣờng mới

Phát triển sản phẩm và mở rộng thị trƣờng là một trong những hoạt động đòi hỏi cao về thời gian và chi phí thực hiện, để đạt thực hiện thành công doanh nghiệp cần: - Thƣờng xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trƣờng, xu hƣớng tiêu dùng thông

qua các đối thủ cạnh tranh và khảo sát ý kiến khách hàng hiện tại để cải tiến sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.

- Tích cực tìm hiểu các thị trƣờng tiềm năng về nhu cầu, yêu cầu chất lƣợng, văn hóa, thói quen tiêu dùng, pháp luật để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Hàn Quốc, EU cũng là những thị trƣờng nhiều tiềm năng về tiêu thụ hải sản. - Cập nhật kịp thời những công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm để nâng cao khả

năng cạnh tranh.

5.2.3.3 Dự tính hiệu quả của giải pháp

Giải pháp này đòi hỏi chi phí thực hiện cao, tuy nhiên lợi nhuận và hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp tƣơng đối lớn trong thời gian dài.

Chi phí thực hiện giải pháp sẽ không giảm do doanh nghiệp phải đầu tƣ trong quá trình thực hiện, lợi nhuận dự kiến đƣợc đánh giá dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ với khách hàng của công ty, theo đó công ty sẽ:

- Đảm bảo khả năng phát triển bền vững trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhờ có thị trƣờng và chủng loại sản phẩm rộng, đa dạng.

- Tính cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ cùng ngành do đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.

- Thị trƣờng và sản phẩm đƣợc mở rộng là cơ hội lớn cho công ty tìm kiếm lợi nhuận và đạt doanh số bán hàng lớn.

- Đầu tƣ về thƣơng hiệu và sản phẩm giúp công ty có cơ hội phát triển thành một thƣơng hiệu quy mô với uy tín cao trong ngành.

5.2.4 Hệ thống hóa các chợ thủy sản tại các cảng lớn tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động mua bán hải sản hoạt động mua bán hải sản

5.2.4.1 Mục tiêu

Mục tiêu của giải pháp hƣớng đến việc đô thị hóa vùng nông thôn ven biển, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các ngƣ dân và các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện hoạt động trao đổi mua bán. Giải pháp còn hƣớng đến việc đảm bảo khả năng kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, ổn định giá cả do giữa ngƣời bán và ngƣời mua có điều kiện trao đổi trực tiếp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thúc đẩy tốc độ phát triển ngành, góp phần hiện đại hóa vùng ven biển tại địa phƣơng

121

5.2.4.2 Nội dung giải pháp

Thứ nhất: Đầu tƣ xây dựng, hiện đại hóa chợ hải sản tại các cảng biển quan trọng

Hiện nay, các chợ cá ven biển phần lớn vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, do đó khả năng tập trung khách hàng thấp, khó kiểm soát về chất lƣợng cũng nhƣ hoạt động mua bán tại các chợ. Giữa ngƣời mua và ngƣời bán khó có thể liên kết trao đổi trực tiếp với nhau nên hiệu quả không cao. Do đó việc hiện đại hóa chợ hải sản là điều quan trọng, trong đó cần:

- Khảo sát các mô hình chợ thủy sản tại các địa phƣơng và các nƣớc trên thế giới để xác định mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.

- Tiến hành đầu tƣ, hoàn thiện chợ thủy sản tại một số cảng quan trọng theo hƣớng hiện đại hóa, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của ngành thủy sản.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ ngành nhƣ kho lạnh, máy phân size, máy kiểm tra chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng giao dịch. - Quản lý chặt chẽ danh sách các ngƣ dân, chủ vựa, khách hàng tiêu biểu về số

lƣợng, chủng loại, giá bán hoặc nhu cầu để hỗ trợ kịp thời cho các đối tƣợng tham gia mua bán khi có nhu cầu. Ví dụ, khi doanh nghiệp có nhu cầu thu mua hải sản thì có thể thông qua đội quản lý để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Ngƣợc lại, khi ngƣ dân có sản phẩm cần bán thì sẽ đƣợc hỗ trợ cung cấp danh sách khách hàng cần mua.

- Cập nhật thông tin về thị trƣờn, xu hƣớng, giá cả cho các đối tƣợng tham gia tại chợ

Thứ hai: Triển khai khuyến khích các đối tƣợng cung cấp, khách hàng tham gia tại chợ một cách đồng bộ

- Các tổ chức địa phƣơng cần đẩy mạnh tuyên truyền các hộ kinh doanh hải sản thực hiện mua bán tại chợ thủy sản.

- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các đối tƣợng mua bán có thể dễ dàng thực hiện trao đổi tại khu vực chợ thủy sản

5.2.4.3 Dự tính hiệu quả của giải pháp

Việc triển khai giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cho các đối tƣợng nhƣ: Hộ khai thác, doanh nghiệp, địa phƣơng. Trong đó:

- Hộ khai thác sẽ giảm đƣợc rủi ro kinh doanh, nâng cao lợi nhuận nhờ có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận trực tiếp với các khách hàng hiện có và tiềm năng. Tránh nguy cơ phụ thuộc và bị ép giá từ chủ vựa. Đáp ứng tối đa những yêu cầu của khách hàng nhờ nắm bắt đƣợc các thông tin từ thị trƣờng, khách hàng. Đảm bảo uy

122

tín và phát triển bền vững nhờ đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật từ đối tƣợng quản lý cũng nhƣ doanh nghiệp. Ổn định kinh doanh nhờ nguồn cầu luôn đƣợc đảm bảo.

- Các doanh nghiệp có thể chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả nhờ tìm kiếm đƣợc nhiều nguồn cung ứng hợp lý, giảm chi phí tồn kho và khảo sát vùng nguyên liệu. Giảm tỉ lệ phế phẩm, giảm định mức sản xuất nhờ thu mua đƣợc nguyên liệu theo nhu cầu sản xuất. Tránh nguy cơ biến động giá cao.

- Ngành thủy sản tại địa phƣơng nói riêng, kinh tế cả nƣớc nói chung sẽ phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại hóa. Nguồn thu thuế cũng cao hơn nhờ dễ dàng kiểm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 125 - 148)