Phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 97 - 108)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.3.7 Phân phối sản phẩm

3.3.7.1 Nhiệm vụ

Phân phối sản phẩm bao gồm việc phân phối sản phẩm dịch vụ, vận chuyển, quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lƣợng hàng hóa thông qua hệ thống kho bãi và các tổ chức hậu cần. Hoạt động phân phối cần đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh về doanh số bán hàng theo kế hoạch. Đảm bảo công tác vận chuyển hàng hóa tới ngƣời tiêu dùng diễn ra với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.

3.3.7.2 Phân tích quá trình phân phối theo mô hình SCOR a. Thị trƣờng và khách hàng

Sản phẩm bạch tuộc của công ty chủ yếu đáp ứng cho hợp đồng xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu bạch tuộc chủ yếu của công ty gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong thời gian khảo sát vào tháng 12/2012, công ty có 5 lần xuất hàng sang thị trƣờng Nhật.

Các khách hàng xuất khẩu của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống lâu năm. Đối tƣợng khách hàng của công ty phần đông là tổ chức phân phối nhƣ: G, M, H. Các tổ chức này mua hàng của công ty với số lƣợng lớn và bán lại cho các đối tƣợng khác trong nƣớc. Sản phẩm bạch tuộc xuất khẩu chủ yếu của công ty gồm: bạch tuộc nguyên con, bạch tuộc cắt luộc, bạch tuộc cắt sống.

Đặc điểm, nhu cầu thị trƣờng Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của ngƣời Nhật Bản. Tiêu thu thủy sản tại Nhật Bản luôn ở mức cao nhờ nhu cầu vững mạnh xuất phát từ truyền thống ẩm thực với các món ăn thủy sản tại nƣớc này. Các món ăn có sử dụng thủy sản tƣơi sống nhƣ sushi và sashimi là những món tiêu biểu của nền ẩm thực Nhật Bản với cách chế biến đa dạng, bắt mắt và hƣơng vị độc đáo.

Một trong những đặc điểm chính của dân số Nhật là tỷ lệ sinh giảm và một xã hội cao tuổi, do đó tiêu dùng nội địa cũng nhƣ nhập khẩu thủy sản của Nhật đều có xu hƣớng giảm. Theo kết quả khảo sát của Bộ ngoại thƣơng và Truyền thông Nhật Bản về thu nhập và mức chi tiêu gia đình sức mua hàng năm đối với hàng thủy sản đã giảm và tỷ trọng của hàng thủy sản trong tổng số các chi phí cho thực phẩm đã giảm từ 9.5% năm 2006 xuống còn 8.6% năm 2010. Các yếu tố dẫn đến sự sụt giảm trên bao gồm: Chế độ ăn uống theo xu hƣớng phƣơng Tây hóa, thời gian ít hơn dành cho việc nấu ăn và giá hàng thủy sản tƣơng đối cao hơn so với giá các loại thịt. Trong tổng các loại thủy sản mà ngƣời tiêu dùng mua, thủy sản tƣơi sống có thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 60%.

Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thƣờng chiếm khoảng một nửa lƣợng tiêu thụ trong nƣớc. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đang giảm dần, nguyên nhân

89

không phải do nguồn cung trong nƣớc tăng mà do nhu cầu trong nƣớc suy giảm. Tuy nhiên, do ngành sản xuất thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hƣởng của thảm họa động đất và sóng thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo ngại hiện tƣợng nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối với các loại thủy sản đánh bắt tại Nhật, nên trong thời gian tới Nhật có thể sẽ phải tăng nguồn cung từ nƣớc ngoài.

Riêng về mặt hàng bạch tuộc, hầu hết ngƣời Nhật nhập khẩu các sản phẩm bạch tuộc đông lạnh và một số rất ít là bạch tuộc sống tƣơi, đã ƣớp lạnh hoặc chế biến. Xu hƣớng chung về nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản vẫn không thay đổi. Trong các nƣớc cung cấp bạch tuộc cho Nhật thì Mauritania là nƣớc cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho thị trƣờng Nhật, tiếp theo là Ma-rốc, Trung Quốc. Việt Nam là đối tác thứ 4, chiếm 4.7% tổng giá trị nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản năm 2010. Tuy có sự biến động nhu cầu trong nƣớc, những Nhật Bản vẫn là một nƣớc có nhu cầu cao về nhập khẩu hải sản nói chung, bạch tuộc nói riêng:

Bảng 3.44: Nhập khẩu bạch tuộc vào Nhật Bản phân theo sản phẩm

Đvt: Tấn Mặt hàng Số lƣợng 2006 2007 2008 2009 2010 Bạch tuộc tƣơi sống hoặc ƣớp lạnh 12 7 4 3 4 Bạch tuộc đông lạnh 48.360 46.784 44.707 56.192 44.677 Bạch tuộc đã chế biến 1 0 1 < 1 1 Tổng 48.373 46.791 44.712 56.196 44.682

Nguồn: Báo cáo thủy sản Nhật Bản của VIETRADE, năm 2011

Qua bảng số liệu cho thấy, nhu cầu về mặt hàng bạch tuộc đông lạnh ở thị trƣờng Nhật chiếm ƣu thế.

Về xu hƣớng ẩm thực Bạch tuộc, ngƣời Nhật Bản có thể dùng tƣơi, nhƣng ngƣời Nhật thƣờng chế biến luộc nhiều hơn. Ngƣời Nhật thích thƣởng thức món sashimi và sushi bạch tuộc tại nhà (nó đƣợc gọi là sashimi ngay cả khi đƣợc đun sôi, miễn là đƣợc thái lát và thƣởng thức với nƣớc sốt đậu nành). Bạch tuộc cúng đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần để làm món ăn nhẹ (snack) phổ biến ở Nhật đƣợc gọi là “tako- yaki” (miếng bạch tuộc hoặc tako chiên bột). “Tako-yaki” là một món ăn nhẹ, vì vậy phần xúc tu hay chân bạch tuộc đƣợc cắt thành miếng nhỏ 1-2cm, sau đó mới đƣợc sử dụng.

90

Bảng 3.45: Tổng sức mua thủy sản hàng năm của hộ gia đình theo sản phẩm

Đvt: Yên Nhật Sản phẩm Lƣợng mua (yên Nhật) Tỷ lệ % Tổng cộng 38645 100 1.Cá ngừ 4507 11.7 2.Cá hồi 3109 8 3.Tôm 2569 6.6 4.Bạch tuộc 1059 2.7 5.Sò điệp 1175 3 6.Các loại hải sản khác 26226 67.9

Nguồn: Báo cáo thủy sản Nhật Bản của VIETRADE, năm 2011

Có thể thấy bạch tuộc là một trong những loại hải sản đƣợc ƣa chuộng tại Nhật Bản. Nhu cầu về hải sản nói chung, bạch tuộc nói riêng tại Nhật vẫn khá lớn. Điều này cho thấy tiềm năng tiêu thụ bạch tuộc của Nhật vẫn đƣợc đánh giá cao.

Gía cả hải sản toàn cầu đang có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây do nhu cầu thế giới tăng cao. Ngƣời tiêu dùng và ngƣời mua ở Nhật Bản khá nhạy cảm với giá của sản phẩm. Sự gia tăng về giá là một trong những yếu tố làm thay đổi tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản và cá ở Nhật. Ví dụ, ở Nhật mức tiêu thụ surimi đã giảm xuống còn 52% trong tổng tiêu thụ toàn cầu so với mức 65% của năm năm trƣớc đây. Nhiều nhà hàng và các nhà bán lẻ thủy sản đang đối phó với giá tăng bằng cách sửa đổi thực đơn của họ hoặc bán sản phẩm với khẩu phần nhỏ hơn. Nhiều nhà hàng sushi đã ngừng cung cấp cá hồi một khi nó trở nên đắt đỏ hơn so với các món khác.

Theo bảng thống kê giá bán lẻ tháng 12/2011 của Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản, giá bán sản phẩm mực, bạch tuộc trên hai thị trƣờng thủy sản trung tâm là Tokyo và Osaka trong ba năm từ 2008-2010 có sự biến động nhƣ sau:

91

Bảng 3.46: Gía bán lẻ bạch tuộc tại Nhật Bản

Đvt: Yên/100gr Năm Sản phẩm bạch tuộc Thị trƣờng Tokyo Thị trƣờng Osaka 2008 287 254 2009 252 248 2010 241 208 10/2011 280 273

Nguồn: Báo cáo thủy sản Nhật Bản của VIETRADE, năm 2011

Các kênh phân phối hàng thủy sản tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, các sản phẩm hải sản trong nƣớc và nhập khẩu đƣợc tiêu thụ bởi hai kênh chính:

- Hải sản tƣơi sống đƣợc các đại lý bán buôn chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, sau đó đến ngƣời tiêu dùng.

- Hải sản tƣơi sống đƣợc bán trực tiếp cho các nhà phân phối bán lẻ hoặc các nhà sản xuất thực phẩm chế biến mà không thông qua các đại lý bán buôn.

Đối với thủy sản chế biến nhập khẩu, hàng thƣờng đƣợc giao tới các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ và chuỗi dịch vụ thực phẩm, các đại lý bán buôn hàng công nghiệp thực phẩm ở Nhật Bản thông qua các nhà nhập khẩu cũng nhƣ các công ty nhập khẩu.

Đối với thực phẩm đông lạnh, có những trƣờng hợp sản phẩm đã đƣợc chế biến và đóng gói trƣớc khi nhập khẩu vào Nhật Bản. Lƣợng lớn các sản phẩm thủy sản chế biến nhƣ ƣớp muối, sấy khô,… đƣợc các nhà sản xuất phân phối trực tiếp cho những ngƣời tiêu dùng.

92

Sơ đồ 3.7 : Các kênh phân phối đối với mặt hàng thủy sản và sản phẩm chế biến

Nguồn: Báo cáo thủy sản Nhật Bản của VIETRADE, năm 2011

Đánh gía ƣu nhƣợc của thị trƣờng Nhật Bản

- Ƣu điểm:

+ Nhật Bản là thị trƣờng có nhu cầu và xu hƣớng tiêu thụ hải sản khá lớn. Đây là một trong những thị trƣờng nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, một đối tác tiêu thụ lâu dài, bền vững đối với các nhà cung cấp. Nhật là một nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn từ thiên nhiên nhƣ thảm họa động đất, sóng thần,… do đó nhu cầu nhập khẩu của Nhật rất lớn, đây là cơ hội cho các nhà cung cấp thủy sản, trong đó có Việt Nam.

+ Nhu cầu tiêu thụ ổn định, ít biến đổi tạo thuận lợi cho đối tác ổn định kinh doanh, hạn chế rủi cho trong việc tìm kiếm sản phẩm mới.

Các nhà sản xuất nƣớc ngoài Các nhà nhập khẩu Các nhà sản xuất trong nƣớc Thị trƣờng bán buôn ở khu vực sản xuất Thị trƣờng bán buôn ở khu vực tiêu thụ ( Các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ)

Các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm Các nhà hàng Ngƣời tiêu dùng Các cửa hàng bán lẻ Các cửa hàng bán đồ thủy sản nói chung

Các cửa hàng tiện lợi

93

+ Nhật Bản cũng là thị trƣờng xuất khẩu lớn đôi với hàng thủy sản Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác giữa Nhật và Việt Nam đã mang tính truyền thống, đây là sự thuận lợi rất lớn cho các nhà cung cấp tai Việt Nam mở rộng và phát triển sản phẩm sang Nhật. + Các doanh nghiệp Nhật Bản rất trọng chữ “tín”, khi họ đã tin tƣởng và tìm hiểu kỹ đối tác thì họ sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài. Đây là một trong những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nếu chúng ta có thể đảm bảo nguồn cung ổn định theo yêu cầu của đối tác Nhật.

- Nhƣợc điểm:

+ Nhật Bản là một nƣớc có tiêu chuẩn khá khắt khe về chất lƣợng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kĩ các tiêu chuẩn chất lƣợng, tổ chức nghiên cứu, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm thận trọng trƣớc khi xuất hàng sang Nhật.

+ Thị trƣờng Nhật khá nhạy cảm về gía cả, đây là một thách thức lớn với doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng chính sách giá, đặc biệt là trong thời kì lạm phát cao.

B. Tình hình xuất khẩu bạch tuộc

Trong thời gian khảo sát tại xí nghiệp I tháng 12/2012, có 11 đơn hàng đƣợc hoàn thành và xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản. Trong tháng 12/2012, có 5 ngày xuất khẩu sản phẩm bạch tuộc đông lạnh tại xí nghiệp I. Tổng doanh thu xuất khẩu bạch tuộc trong tháng tại Xí nghiệp I đạt 450700USD. Trong đó, bạch tuộc cắt luộc chiếm doanh thu cao nhất 252100 USD.

Bảng 3.47: Doanh thu xuất khẩu tháng 12/2012

Ngày Tổng doanh thu (USD) Chia ra Bạch tuộc size 16-25 con/kg (USD) Bạch tuộc size 26-40 con/kg (USD) Bạch tuộc cắt luộc (USD) Bạch tuộc cắt sống (USD) 6/12/2012 163.000 41.580 17.820 103.600 0 10/12/2012 78.000 0 0 0 78.000 11/12/2012 61.200 0 0 0 61.200 12/12/2012 72.000 0 0 72.000 0 15/12/2012 76.500 0 0 76.500 0 TỔNG CỘNG 450.700 41.580 17.820 252100 139.200 TỈ LỆ % 100 9 4 56 31

94

Nhƣ vậy, bạch tuộc cắt luộc chiếm tỉ lệ doanh thu cao nhất 56% trong tổng doanh thu, điều này cho thấy xu hƣớng tiêu thụ tại thị trƣờng Nhật đang ƣa chuộng sản phẩm chế biến sẵn. Bạch tuộc cắt sống có doanh thu cao thứ hai với 31%.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu bạch tuộc của Xí nghiệp I khá khả quan. Xuất khẩu bạch tuộc chiểm tỉ lệ doanh thu lớn trong tổng doanh thu của xí nghiệp. Việc xuất khẩu hiệu quả một phần là nhờ công ty thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lƣợng.

C. Quy trình xuất khẩu bạch tuộc

Hàng hóa đƣợc xuất khẩu chủ yếu bằng đƣờng biển. Địa điểm giao hàng thƣờng xuyên tại cảng ở TP.HCM.

Sơ đồ 3.8 : Quy trình xuất khẩu bạch tuộc

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Gửi đơn chào hàng Ký hợp đồng ngoại thƣơng Chuẩn bị hàng hóa Mở L/C Thủ tục nghiệp vụ XK - Giấy tờ XK tờ khai HQ - giám định hàng hóa Nhận đơn đặt hàng Kế hoạch giao hàng - Thông báo tàu đến - Kế hoạch giao hàng Thủ tục nghiệp vụ giao hàng - Hợp đồng bốc xếp với cảng - Thủ tục ra vào cảng

- Kế hoạch kiểm tra hàng hóa với HQ Tổ chức thực hiện giao hàng - Tổ chức giao hàng theo HĐ - giám sát hàng hóa - giám định lƣợng hàng Nghiệp vụ thanh lý hợp đồng - Chấp nhận hàng hóa theo hóa đơn

- Thanh lý hợp đồng với khách hàng

95

+ Công ty tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Khi bên mua mở L/C thì bên bán cần kiểm tra các điều kiện trong L/C về nội dung, quy định trong hợp đồng, loại L/C, số tiền trong L/C, thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C, yêu cầu của L/C, và ngân hàng mở L/C,…

+ Lập hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu bao gồm: Hợp đồng ngoại thƣơng, đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu.

+ Sản xuất hàng hóa theo đơn hàng. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ ký mã hiệu cho hàng hóa bao gồm: tên hàng, trọng lƣợng, tên nƣớc sản xuất, nơi đến….

+ Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa trƣớc khi giao hàng về số lƣợng, chất lƣợng, bao bì,.. theo yêu cầu của khách hàng.

+ Làm thủ tục Hải quan gồm: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa để cán bộ Hải quan kiểm tra. Mọi chi phí để thực hiện cho việc kiểm tra công ty phải chịu. Sau khi tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cán bộ Hải quan xong, công ty phải nộp thủ tục phí Hải quan.

+ Giao nhận hàng với tàu: Xí nghiệp làm việc với cảng để biết ngày giờ làm hàng. Bố trí xe để đem hàng vào cảng xếp lên tàu.

+ Làm thủ tục thanh toán: Kiểm tra lại các chứng từ cho phù hợp với L/C, đòi tiền thông qua ngân hàng và thanh lý phí cho ngân hàng khi kết thúc.

Nếu không có vƣớng mắc gì thì hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng, nếu có thì tiến hành giải quyết khiếu nại.

- Phƣơng thức thanh toán: Việc thanh toán bạch tuộc xuất khẩu đƣợc thực hiện thông qua thƣ tín dụng (L/C). Khách hàng trả tiền ngay khi nhận đƣợc hàng từ phía công ty.

- Giá bán: Gía bán xuất khẩu của công ty có sự biến động nhỏ theo thời gian. Giá của mỗi loại sản phẩm bạch tuộc khác nhau cũng có sự chênh lệch cao. Bạch tuộc nguyên con có giá xuất khẩu bình quân là 4.5 USD/kg, bạch tuộc cắt luộc 7.7USD/kg, bạch tuộc cắt sống 6.6 USD/kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch giá cả là do định mức của mỗi sản phẩm khác nhau, dẫn tới giá thành có sự chênh lệch. Theo kết quả khảo sát, xu hƣớng giá bán xuất khẩu trong tháng 12/2012 tăng nhẹ.

96

Bảng 3.48: Tình hình biến động giá xuất khẩu bạch tuộc tháng 12/2012

Ngày

Giá FOB xuất khẩu (USD/kg)

bạch tuộc cắt luộc bạch tuộc đông lạnh

6/12/2012 7

10/12/2012 6.5

11/12/2012 6.8

12/12/2012 8

15/12/2012 8.5

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Qua bảng ta thấy, giá bán sản phẩm bạch tuộc có sự biến động trong thời gian ngắn. Công ty chƣa thành lập đƣợc chính sách giá ổn định, cạnh tranh. Đây là một

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)