Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 47 - 148)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.1.2Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của công ty

Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Theo giấy CNĐKKD do sở Kế hoạch Và Đầu tƣ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 20/8/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 6/6/2012, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty nhƣ sau:

- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. - Nuôi trồng thủy sản biển

- Nuôi trồng thủy sản nội địa - Chế biến và bảo quản hoa quả.

- Sản xuất, phân phốí hơi nƣớc, nƣớc nóng, điều hòa không khí và sản xuất nƣớc đá. - Bán buôn ô tô và các xe có động cơ khác.

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác. - Bán buôn vật liệu, thiêt bị lắp đặt khác trong xây dựng;

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lƣu động - Bán buôn thực phẩm

- Bán buôn đồ uống

- Hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu ( trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

Trên cơ sở các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, hiện nay Baseafood đang sản xuất một cố sản phẩm chính sau:

- Hải sản hỗn hợp - Chả cá các loại

39

- Khô cá: Lìm kìm fillet bƣớm, khô cá chỉ vàng fillet bƣớm.

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu sản phẩm Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu. Theo thông tin thu thâp đƣợc từ công ty, các sản phẩm bạch tuộc chủ yếu của công ty bao gồm: - Bạch tuộc 1 da đông lạnh. - Bạch tuộc 2 da đông lạnh. - Bạch tuộc cắt luộc - Bạch tuộc cắt sống 3.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức công ty Baseafood

Nguồn: Công ty Baseafood

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, ĐHĐCĐ có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn định hƣớng phát triển của công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại đƣợc quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định về cơ cấu vốn và bầu ra bộ máy quản lý của công ty.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC P.KẾ HOẠCH KINH DOANH P. KẾ TOÁN TÀI VỤ P. NHÂN SỰ TIỀN LƢƠNG XN Chế Biến I XN Chế Biến II XN Chế Biến III XN Chế Biến IV XN Chế Biến V CN Hồ Chí Minh TTM Long Hải TTM Phƣớc Tỉnh

40

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, bao gồm 7 thành viên, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấ đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lƣợc và kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, chiến lƣợc và kế hoạch huy động vốn; xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty; đƣa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc do ĐHĐCĐ thông qua.

- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.

- Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 5 phó giám đốc điều hành. Ban giám đốc là những ngƣời điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

- Các phòng ban trong công ty: Các phòng ban thực hiện công việc chức nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ban giám đốc đƣợc hiệu quả và đúng pháp luật.

■ Các đơn vị trực thuộc

- Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu I

Địa chỉ: Phƣờng Phƣớc Trung, thị xã Bà Rịa, Tỉnh BR-VT. - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II.

Địa chỉ: 460 đƣờng Trƣơng Công Định, phƣờng 8, thành phố Vũng Tàu. - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu III.

Địa chỉ: Xã Phƣớc Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT. - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu IV.

Địa chỉ: Phƣờng Phƣớc Trung, thị xã Bà Rịa. - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu V. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa chỉ: Xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT - Xí nghiệp Kinh doanh và dịch vụ

Địa chỉ: 460 Trƣơng Công Định, phƣờng 8, thành phố Vũng Tàu. - Chi nhánh công ty BASEAFOOD tại TP.HCM

41

Địa chỉ: I.5, khu dân cƣ 13C, đƣờng Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Trong những năm vừa qua, quá trình hoạt động kinh doanh của công ty gặt hái đƣợc khá nhiều thành tựu đáng kể. Doanh thu thuần qua các năm có sự tăng trƣởng khá cao, tuy nhiên do ảnh hƣởng của sự gia tăng chi phí và tình hình lạm phát trong những năm qua, tỷ suất sinh lợi từ lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hƣớng giảm nhẹ qua các năm.

Bảng 3.1 : Báo cáo tài chính kiểm toán

Đvt: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Quý II/2012

1 Tổng tài sản 98.911 166.490 140.926

2 Doanh thu thuần 376.516 575.644 343.167

3 Lợi nhuận từ HĐKD 11.553 15.243 12.549

4 Lợi nhuận khác 1.491 154 67.081

5 Lợi nhuận trƣớc thuế 13.045 15.397 12.616

6 Lợi nhuận sau thuế 10.091 13.358 9.880

7 Tỷ lệ trả cổ tức 18% 20% -

Nguồn: Công ty Baseafood

Có thể thấy, doanh thu của Baseafood từ năm 2010 trở lại đây tƣơng đối ổn định. Với hoạt động kinh doanh chủ yếu từ sản xuất và chế biến thủy hải sản xuất khẩu, doanh thu thuần luôn chiếm một tỷ lệ chi phối trong tổng doanh thu của Công ty. Trong những năm 2010-2011, tuy doanh thu tăng cao nhƣng lợi nhuận của công ty chỉ tăng nhẹ, lợi nhuận của công ty chịu sự tác động của chi phí lãi vay tăng cao, dẫn đến sự tăng cao về chí phí hoạt động, giảm lợi nhuận.

3.1.4.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty A. Thuận lợi

- Vị trí địa lý: Nguồn lợi hải sản tự nhiên tại địa phƣơng là một trong những thuận lợi lớn nhất đáp ứng tốt khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Theo báo báo của Sở thủy sản Vũng Tàu, trữ lƣợng trung bình ƣớc tính của nguồn lợi hải sản tầng đáy là 317.400 tấn, giao động tè 236.600-401.400 tấn. Sản lƣợng, đội ngũ tàu thuyền khai thác cũng ngày càng phát triển, điều này đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến của công ty.

42

- Đội ngũ quản lý, cán bộ: Tập thể cán bộ nhân viên trong công ty luôn đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ nhau trong công việc. Bên cạnh đó là thái độ làm việc giàu tinh thần trách nhiệm trong công việc của các thành viên của Hội đồng quản trị cho đến ngƣời lao động, điều này là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng và thúc đẩy công ty phát triển.

- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn thực hiện tốt trách nhiệm đối với nhà nƣớc, địa phƣơng. Do đó doanh nghiệp luôn nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phƣơng, và sự tín nhiệm của các Ngân hàng thƣơng mại cùng với sự tin tƣởng hợp tác kinh doanh cùng có lợi của hệ thống khách hàng đầu vào và đầu ra, từ đó công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đƣợc giữ vững và ổn định.

B. Khó khăn

Trong những năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ổn định lãi suất, kiềm chế lạm phát. Điều này tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biết là về vấn đề tài chính và chi phí lãi vay, lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn cho chí phí hoạt động của mình. Sự gia tăng của lạm phát, giá các mặt hàng chủ yếu cũng tăng cao nhƣ: điện, nƣớc, nhiên liệu,… đã đẩy chi phí sản xuất của công ty tăng đột biến. Sự gia tăng về chi phí làm giá thành sản phẩm cũng tăng theo, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, hiệu quả kinh tế thấp.

Suy thoái kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng ảnh hƣởng đến công ty, kinh tế khó khăn dẫn đến môi trƣờng cạnh tranh cao, bên cạnh đó là sự cắt giảm nhập khẩu của các nƣớc nhƣ Mỹ, EU- thị trƣờng nhập khẩu của công ty. Tình hình kinh tế khó khăn làm giảm doanh số đầu ra, sự cạnh tranh dẫn đến tình trạng giảm giá thành do đó gây giảm lợi nhuận.

Một trong những vấn đề khó khăn lớn của doanh nghiệp đó là mặt bằng kinh doanh. Hiện nay, công ty Baseafood có 5 đơn vị cơ sở chế biến, những chỉ có Xí nghiệp Chế biến I đƣợc thuê đất ổn định lâu dài với thời hạn 50 năm và đã đƣợc đầu tƣ mặt bằng, nhà xƣởng và máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tƣơng đối hoàn chỉnh, đủ điều kiện sản xuất những mặt hàng có giá trị cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng nhập khẩu khó tính. Còn 4 đơn vi cơ sở chế biến còn lại vẫn chƣa có sự đầu tƣ cao do vị trí mặt bằng nằm trong khu dân cƣ tập trung và khu du lịch dễ gây ô nhiễm môi trƣờng, vì thế 3 trong 4 cơ sở chế biến này chỉ đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trong thời gian ngắn hạn đến năm 2015, điều này tạo áp lực không nhỏ đến kế hoạch sản xuất ổn định của công ty.

Đối với mặt hàng bạch tuộc xuất khẩu, việc xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật, Mỹ, EU tuy có nhiều cơ hội lớn về mở rộng thị trƣờng, nhƣng đây cũng là

43

một trong những thị trƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm, và các yêu cầu luôn đƣợc nâng cao và thay đổi. Sự khác biệt về quản lý, chính trị của các thị trƣờng trên thế giới đòi hỏi doanh nghiệp phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin, cải tiến liên tục hệ thống chất lƣợng để đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.2 Vị thế của công ty trong ngành

Công ty Baseafood với quy mô vốn điều lệ hiện nay là 48 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt ở mức 20 triệu USD; doanh thu đạt từ 400-500 tỷ đồng và lợi nhuận trƣớc thuế hàng năm đạt từ 13-15 tỷ đồng; tốc độ tăng trƣởng về các chỉ tiêu kinh tế đạt từ 5%-10%.

Sau 20 năm thành lập và phát triển, trong đó có 8 năm hoạt động theo hình thức cổ phần, Baseafood đã có một lƣợng khách hàng đầu vào và đầu ra tƣơng đối đa dạng. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản chế biến mang thƣơng hiệu Baseafood của công ty ngày càng phong phú về chủng loại với chất lƣợng tốt nên đƣợc khách hàng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới biết đến và tin cậy, đặc biệt là các khách hàng truyền thống đã có quan hệ mua bán với công ty lâu năm.

Xét về vị thế của công ty trong toàn ngành thủy sản Việt Nam thì Baseafood chỉ nằm ở vị trí tầm trung, tuy nhiên, nếu so sánh với các công ty trong ngành của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với 169 doanh nghiệp thì Baseafood luôn đứng trong top 10.

3.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Việt Nam với đƣờng bờ biến dài hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2, 1.4 triệu hecta mặt nƣớc nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản của Việt Nam rất dồi dào và ổn định. Trữ lƣợng hải sản ở Việt Nam ƣớc tính có khoảng 4.2 triệu tấn. Công tác mở rộng và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển khai thác, đánh bắt xa bờ đã giúp sản lƣợng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên. Mức tăng trƣởng trung bình từ năm 2006-2010 đạt trên 11%.

Quá trình hội nhập và sự biến động giá cả trên thị trƣờng quốc tế, cùng với sự khắt khe của các thị trƣờng lớn nhƣ EU đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã có mặt trên 155 thị trƣờng thế giới, trong đó có ba thị trƣờng chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong tƣơng lai, ngành thủy sản Việt Nam sẽ giữ vững hiệu quả để phát triển thủy sản Việt Nam một cách bền vững, không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trƣờng tiềm năng mới nhƣ Hàn Quốc, ASEAN,…

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, chi phí lao động và chi phí sản xuất rẻ. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu thủy sản thế giới.

44

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Đặc biệt là các mặt hàng nhƣ tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc đã và đang tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng các nƣớc và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, mực, bạch tuộc là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trƣởng cao nhất trong năm 2011 với giá trị xuất khẩu đạt 520.3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010. Thị trƣờng nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cũng đã đƣợc mở rộng với 76 thi trƣờng vào năm 2011, trong đó các thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN.

Xuất khẩu sang Nhật chiếm 23.2% giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2011, thị trƣờng Nhật nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam đạt 83.5 triệu USD, tăng 16.4% so với năm 2010, trong đó mực chiếm khoảng 75%, bạch tuộc khoảng 25%.

3.3 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh của công ty

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng bạch tuộc, đề tài chủ yếu tìm hiểu thông tin tại Xí nghiệp I của công ty Baseafood, vì đây là Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đông lạnh, trong đó có mặt hàng chủ lực là: Bạch tuộc các loại, mực ống, mực nang, cá các loại, hải sản hỗn hợp...

Việc điều tra đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu, điều tra mô tả, trong đó:

- Chọn mẫu điều tra:

+ Lập dàn chọn mẫu: là 365 ngày

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên: chọn 60 ngày để điều tra (từ ngày 01/12/2012 đến ngày 30/03/2013

- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập trực tiếp và thu thập gián tiếp. - Phiếu điều tra: Có 7 loại phiếu điều tra, cụ thể gồm

+ Phiếu số 01/KT : Phiếu khảo sát về khai thác thủy sản (hộ đánh bắt)

+ Phiếu số 02/TM: Phiếu điều tra thu mua thủy sản (hộ hoặc DN thu mua) + Phiếu số 03/NVL: Phiếu khảo sát về thu mua nguyên liệu (ngày thu mua) + Phiếu số 04/KNL: Phiếu khảo sát về kho nguyên liệu (ngày dự trữ) + Phiếu số 05/CB: Phiếu khảo sát chế biến (ngƣời sản xuất và quản lý)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 47 - 148)