Qúa trình thu mua của chủ vựa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 71 - 73)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.3.4 Qúa trình thu mua của chủ vựa

3.3.4.1 Nhiệm vụ

Là quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu theo kế hoạch để cung cấp cho nhu cầu kinh doanh của chủ vựa , đảm bảo tìm kiếm đủ nguyên liệu đáp ứng tốt nhu cầu từ các đối tác khách hàng về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại. Việc thu mua của chủ vựa cần đảm bảo tìm kiếm nguyên liệu có tính cạnh tranh cao về chất lƣợng, giá cả, nhằm đáp ứng hiệu quả kinh tế cao cho chủ vựa.

3.3.4.1 Phân tích thu mua của chủ vựa theo mô hình SCOR a. Phƣơng thức, quy trình thu mua

Hoạt động thu mua của chủ vựa phần lớn dựa trên các mối quan hệ truyền thống với ngƣ dân khai thác. Mỗi chủ vựa thực hiện nhiều phƣơng pháp thu mua khác nhau, trong đó phƣơng pháp thu mua không chọn lọc (mua xô), và thu mua theo mùa vụ là những phƣơng pháp thu mua chính đƣợc sử dụng, ngoài ra còn một số phƣơng pháp thu mua khác nhƣ:

+ Thu mua chọn lọc theo yêu cầu của nhà máy chế biến. + Thu mua theo nhu cầu thị trƣờng.

Quá trình thu mua của các chủ vựa thƣờng không cố định theo một quy trình cụ thể. Nhƣng quy trình thu mua của họ có những điểm chung sau:

Sơ đồ 3.4 : Quy trình hoạt động của chủ vựa

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

+ Khảo sát vùng: Chủ vựa sẽ tiến hành khảo sát nguồn nguyên liệu tại các cảng khai thác về số lƣợng, giá cả, chất lƣợng nguyên liệu. Khi có nguồn nguyên liệu, chủ vựa

Bán trực tiếp cho công ty Vận chuyển bằng xe đông lạnh Khảo sát vùng Thu mua Bảo quản Khách hàng

63

lựa chọn hộ cung ứng và tiến hành thu mua. Phần lớn việc lựa chọn hộ khai thác và nguồn cung ứng nguyên liệu đều dựa trên quen biết và mối quan hệ truyền thống. Giữa ngƣ dân và chủ vựa luôn có sự trao đổi thông tin với nhau về nguồn cung nguyên liệu và giá cả thông qua liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hoặc qua đội ngũ thu mua của chủ vựa tại các cảng.

+ Khi đã thống nhất về lƣợng mua và giá cả với ngƣ dân, chủ vựa sẽ tiến hành thu mua trực tiếp. Công tác kiểm định chất lƣợng và số lƣợng đƣợc thực hiện bằng cảm quan ngay lúc giao dịch mua bán.

+ Nguyên liệu sau khi thu mua sẽ đƣợc vận chuyển bằng xe đông lạnh về kho lạnh bảo quản hoặc vận chuyển bán trực tiếp cho xí nghiệp.

- Phƣơng pháp bán thủy sản: Phƣơng pháp bán thủy sản đƣợc các chủ vựa sử dụng nhiều nhất là bán thủy sản chọn lọc theo yêu cầu của nhà máy chế biến, một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng khác nhƣ: Bán sản phẩm xô không chọn lọc, bán theo nhu cầu của thị trƣờng, theo mùa vụ. Việc bán sản phẩm của chủ vựa chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các xí nghiệp chế biến trong tỉnh, và một số đầu nậu tại các chợ khác.

Thông thƣờng khi bán cho các xí nghiệp chế biến, chủ vựa giao hàng trực tiếp đến các công ty, xí nghiệp bằng xe đông lạnh. Một số đối tƣợng khách hàng khác thì mua hàng trực tiếp tại kho của chủ vựa hoặc mua trực tiếp tại cảng.

- Công tác kiểm soát chất lƣợng sản phẩm: Hiện nay, việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm của các chủ vựa phần lớn dựa trên cảm quan, chất lƣợng đƣợc đánh giá dựa trên màu sắc, số lƣợng và kích cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm của chủ vựa cung cấp thƣờng đảm bảo các chỉ tiêu về: độ tƣơi của sản phẩm, sản phẩm nguyên vẹn, kích cỡ sản phẩm. Các tiêu chuẩn chất lƣợng mang tầm cỡ quốc gia nhƣ tiêu chuẩn EU, Nhật Bản, ViệTgap, … hầu nhƣ đều không đƣợc biết đến và áp dụng.

- Chi phí và giá bán sản phẩm bạch tuộc: Đa số các chủ vựa kinh doanh nhiều mặt hàng hải sản khác nhau tùy theo cung cầu trên thị trƣờng, do đó chi phí cho các sản phẩm đƣợc tính theo mức bình quân, mỗi loại sản phẩm kinh doanh thƣờng chênh lệch nhau ở chi phí mua nguyên liệu đầu vào.

64

Bảng 3.21: Chi phí bình quân cho 1kg bạch tuộc

Đvt: Đồng/kg Tổng chi phí Chia ra Nguyên liệu Xăng dầu Đá Nhân công Khấu hao Chi phí bình quân (đồng) 63.382 60.782 600 700 1.000 300 Tỷ trọng (%) 100 95,9 1 1,1 1,58 0,47

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013

Nhìn chung, chi phí của chủ vựa tƣơng đối thấp do chủ vựa không thực hiện công đoạn chế biến sản phẩm. Các chi phí nguyên liệu phát sinh chủ yếu nằm trong chi phí vận chuyển và bảo quản sản phẩm.

Giá bán trung bình 1 kg sản phẩm bạch tuộc cho các xí nghiệp chế biến khoảng 76.000đồng/kg. Mức giá bán bạch tuộc thƣờng chênh lệch tùy theo đối tƣợng khách hàng và phƣơng thức giao hàng.

b. Mối quan hệ của chủ vựa với các đối tƣợng trong chuỗi

Hiện nay, chủ vựa là một trong những yếu tố chính đóng vai trò trung gian giữa ngƣ dân khai thác và xí nghiệp chế biến. Các chủ vựa đã ý thức đƣợc tầm quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với hộ khai thác cũng nhƣ các xí nghiệp, công ty. Nhƣ kết quả khảo sát tại các hộ khai thác, các chủ vựa đã có sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho ngƣ dân khai thác, đây là một trong những lợi thế giúp chủ vựa duy trì tốt các mối liên kết với ngƣ dân, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu phục vụ hoạt động kinh doanh của chủ vựa. Tuy nhiên tỷ lệ chủ vựa có sự hỗ trợ cho ngƣ dân vẫn chƣa cao.

Một số chủ vựa lớn đã tham gia các hiệp hội trong ngành thủy sản tại địa phƣơng nhƣ: hội doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, hội khai thác thủy sản, hội thủy sản. Tỷ lệ các chủ vựa vừa và nhỏ tham gia các tổ chức của ngành, địa phƣơng rất thấp. Nhiều chủ vựa tự thành lập các nhóm riêng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 71 - 73)